pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992
Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp năm 1992 xác định rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, của từng hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước. Trên cơ sở nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, một lần nữa Hiến pháp năm 1992 khẳng định nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, là tổ chức để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình. Các nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc thống nhất quyền lực, nhưng có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã định hướng trực tiếp đến tổ chức, hoạt động đối với hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung, Viện kiểm sát nói riêng. Về Viện kiểm sát nhân dân, Hiến pháp năm 1992 qui định: Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Viện kiểm sát quân sự. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: ủy ban kiểm sát, các cục, vụ, viện, văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát; Viện kiểm sát quân sự trung ương. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các kiểm sát viên và các điều tra
viên. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành lập ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng theo quy định của pháp luật. ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Viện trưởng; các Phó Viện trưởng và một số kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng cử và trình ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có ủy ban kiểm sát, các phòng nghiệp vụ và văn phòng. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các kiểm sát viên và các điều tra viên. ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng; một số kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Viện trưởng cử và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn. ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác kiểm sát ở địa phương.
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có các bộ phận công tác do Viện trưởng, Phó Viện trưởng và một số kiểm sát viên phụ trách theo sự phân công của Viện trưởng. Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Viện trưởng, Phó Viện trưởng và các kiểm sát viên.
Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành, do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xửư nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Nghị quyết của ủy ban kiểm sát phải được quá nửa số thành viên biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc
hội hoặc Chủ tịch nước (đối với ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao) hoặc báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương). Trong giai đoạn này tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp không ngừng được củng cố, kiện toàn để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn này đã được tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ của đất nước. Đây cũng là giai đoạn được đánh giá là Viện kiểm sát nhân dân phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử của ngành. Tuy nhiên, so với nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới Viện kiểm sát nhân dân lại đứng trước yêu cầu phải tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của mình.