Quan điểm thứ ha

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam pdf (Trang 29 - 30)

Theo quan điểm này, việc chuyển hệ thống Viện công tố trực thuộc Chính phủ sang hệ thống Viện kiểm sát nhân dân trực thuộc Quốc hội theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 là hợp lí nhưng do từ đó đến nay vì giao thêm cho Viện kiểm sát chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công

dân nên trong thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân đã không thể thực hiện tốt hai chức năng này. Để khắc phục tình trạng trên đây cần đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng về cơ bản giữ nguyên tên gọi, mô hình tổ chức bộ máy nhưng cắt giảm bớt chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể là Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Và như vậy, Viện kiểm sát nhân dân mới có thể tập trung làm tốt chức năng công tố mà bấy lâu nay Viện kiểm sát còn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với công tác này. Quan điểm này đã được chính thức chấp nhận và được thể hiện trong các qui định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Và theo đó đến nay, Viện kiểm sát nhân dân các cấp chỉ thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp mà không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân nữa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam pdf (Trang 29 - 30)