Tổ chức Công tố trong Tòa án binh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam pdf (Trang 42 - 43)

Ngày 23/8/1946, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 163 thành lập Tòa án binh quân khu lâm thời đặt tại Hà Nội, trong đó có qui định ủy viên Chính phủ thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Ngày 16/2/1947, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 19 thành lập các Tòa án binh khu và ngày 25/4/1947 ban hành Sắc lệnh số 45 thành lập Tòa án binh tối cao quản hạt toàn cõi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 5/7/1947, Sắc lệnh số 59 được ban hành qui định về thành lập Tòa án binh khu trung ương đặt tại Bộ Quốc phòng, Tòa án binh khu Trung ương không có ủy viên Chính phủ thực hành quyền công tố. Chức năng công tố, nhân danh nhà nước truy tố người phạm tội ra trước Tòa án binh để xét xử được giao cho ủy viên Chính phủ, kiêm công việc Dự thẩm, một Lục sự ghi chép các điều tranh luận, giữ án văn và giấy tờ. ủy viên Chính phủ đứng buộc tội là một quân nhân hoặc một nhân viên Bộ Quốc phòng. ủy viên Chính phủ truy tố những quân nhân phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án binh.

Theo quy định tại các Sắc lệnh này, Tòa án binh lâm thời được thành lập tại Hà Nội, các Tòa án binh khu được thành lập tại các khu, Tòa án binh khu trung ương được thành lập tại Bộ Quốc phòng và trên hết là Tòa án binh tối cao. Tòa án binh lâm thời tại Hà Nội và mỗi Tòa án binh khu có một Chánh án, hai Hội thẩm ngồi xử, một ủy viên Chính phủ đứng buộc tội, kiêm công việc Dự thẩm, một Lục sự ghi chép các điều tranh luận, giữ án văn và giấy tờ. Tòa án binh tối cao có một ủy viên Chính phủ đứng buộc tội. ủy viên Chính phủ đứng buộc tội là một quân nhân hoặc một nhân viên Bộ Quốc phòng, do Nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ định theo đề nghị của Cục trưởng Cục quân pháp. Đến năm 1960, Tòa án binh được thay thế bằng Tòa án quân sự.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam pdf (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)