- Đứng lên đi, xây dựng cuộc đời chung [Ý xuân, 60, tr.75]
3.2.4 Các hình thức thơ đậm đà chất dân tộc, gần gũi với nhân dân
Việc học tập tiếp thu các truyền thống trong văn học dân gian từ lâu đã trở thành hướng nỗ lực của nhiều tác giả hiện đại. Qua những yếu tố mượn từ văn hóa dân gian ấy, thơ ca sẽ xích lại gần hơn, dễ tâm tình, tác động đến nhân dân hơn. Thơ Tố Hữu dễ nhớ dễ thuộc, xét đến cùng là do mang sắc thái dân tộc đậm đà. Bản thân Tố Hữu đã nhìn thấy sức sống mạnh mẽ trong lòng nhân dân của các loại hình văn nghệ dân gian, ông cho rằng quần chúng nhân dân "chính là những kẻ vận tải cái hay ấy qua các thời đại, nên họ rất dễ cảm xúc với những hình thức văn nghệ cũ, và điệu cảm xúc bình dị của nhân dân đời trước rất quen thuộc với họ" [75, tr.326]. Từ nhận thức này, Tố Hữu đã đưa vào thơ mình khá nhiều thi liệu của văn học dân gian như một phương tiện nhằm đại chúng hóa, phổ cập hóa thơ ca cách mạng.
Phong trào ca dao kêu gọi đánh Pháp, đánh Nhật trước cuộc tổng khởi nghĩa rất phát triển. Cũng vì ca dao là một thể loại ngắn gọn, dễ đi sâu vào quần chúng nhân dân nên khá nhiều tờ báo khi phát hành thường dành riêng mặt báo cho ca dao. Ca dao chống Pháp tập trung kêu gọi quần chúng vũ trang, chuẩn bị khởi nghĩa, chống bắt phu, bắt lính, chống bóc lột dân nghèo… Thơ Tố Hữu, từ những năm này về sau cũng chịu ảnh hưởng đó. Ông viết nhiều bài thơ mạnh khỏe như ca dao, có những bài thật sựđã thành ca dao và có sức tác động mạnh mẽđến quần chúng" [75, tr.429]:
- Chém choa ba đứa đánh phu Choa đói choa rét bây thù gì choa
Bay coi Tây – Nhật là cha
Sướng chi bay hại nước nhà, bà con Liệu hồn bỏ thói du côn
Bằng không đòn lại trảđòn cho coi![Tiếng hát trên đê, 60, tr.148]
Nhiều câu trong thơđược Tố Hữu viết theo kiểu diễn đạt ví von của ca dao khiến cho những tư tưởng, tình cảm mới của thời đại được thể hiện sinh động, hấp dẫn hơn, làm tăng tính chất dân tộc của các bài thơ và làm thơ gần gũi hơn với quần chúng nhân dân:
- Dù ai nói ngả nói nghiêng
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu - Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu
Có khá nhiều motipe xưng danh quen thuộc của ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu. Trong tình huống người con gái mở lời tự giới thiệu về mình, dân gian thường nói theo dạng: "Em là...", và trong thơ Tố Hữu cũng có cách nói như vậy: "Em là con gái Bắc Giang, Rét thì mặc rét nước làng em lo" [Phá đường, 60, tr.185]. Khi giới thiệu gia cảnh, cô gái trong dân gian nói: "Nhà em lắm ruộng nhiều trâu,... Nhà em công việc bề bề",... và cô gái Bắc Giang của Tố Hữu cũng nói: "Nhà em phơi lúa chưa khô, Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong" [Phá đường, 60, tr.185]. Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam, chúng ta thấy nhân dân thường bày tỏ niềm tự hào:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh", "Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười", "Ai về Bình Định mà coi, Con gái Bình Định múa roi đi quyền"... thì trong "Việt Bắc", cũng thấy những kiểu kể, kiểu xưng như vậy:
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông. [Việt Bắc, 60, tr.235]
Ngoài ra, cách xưng hô "mình" - "ta" vốn đã quen thuộc với người lao động trong các bài hát giao duyên nam nữ của những sinh hoạt hội hè, lối đối đáp trực tiếp này thường rất gợi cảm, rất tha thiết bởi nó được nói khi những người đang yêu
phải chia tay nhau, hẹn hò nhau, thề nguyền với nhau hoặc thậm chí là trách móc hờn dỗi nhau. Tố Hữu cũng đã sử dụng cặp đại từ "mình - ta" và lối giao duyên tình nghĩa này của ca dao để nói đến nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và nhân dân Việt Bắc. "Ta" và "mình" - hai nhân vật chính trong bài thơ Việt Bắc, cứ xoắn xuýt nhau, cứ thay lượt nhau mà bộc bạch tâm tình. Theo dòng cảm xúc đó, tất cả những vấn đề thời sự, chính trị cũng được đề cập nhưng giọng điệu tâm tình bao trùm lên khiến cho bài thơ không khô khan, nhàm chán. Có những đoạn thơ rất đậm chất ca dao:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? …Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người [Việt Bắc, 60, tr.230, 232]
khiến ta nhớđến những tình tự dân gian quen thuộc:
- Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ [Ca dao]
- Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười [Ca dao]
Nếu như ca dao đã có những câu rất hay về trạng thái xa cách gây nên nỗi nhớ niềm thương trong lòng người:
- Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớđêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn. Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn
Đã bưng đến bát lại dằn xuống mâm. [Ca dao]
thì có đến 41 lần Tố Hữu sử dụng từ "nhớ" trong bài thơ "Việt Bắc" dài 150 dòng lục bát. Tố Hữu cũng diễn đạt rất thành công tâm trạng nhớ thương lưu luyến ấy, một nỗi nhớ bao trùm không gian và thời gian, chi phối mạnh mẽđến cuộc sống của con người trong các bài thơ. Trong tổng số 8030 từ khác nhau trên toàn văn bản, đã có đến 222 lần Tố Hữu sử dụng từ "nhớ", đó là một số lượng không nhỏ, đủđể góp phần thể hiện tập trung hơn những cảm xúc của nhà thơ đối với đất nước, quê hương, con người Việt Nam, góp phần khiến cho hơi thơđậm đà tình thân ái hơn.
Ngoài ra, Tố Hữu còn sử dụng rộng rãi trong thơ những thành ngữ dân gian. Thành ngữ trở thành phương tiện góp phần làm cho thơ ông sinh động, giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc, giàu tính dân tộc và tính nhân dân. Có tổng số 108 thành ngữ đã được Tố Hữu sử dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Quen thuộc nhất là:
xương tan thịt nát, chia ngọt xẻ bùi, nhạt muối vơi cơm, ôm chân liếm gót, ăn gian nói dối, ăn nhờ ở đậu, bom rơi đạn nổ, lên rừng xuống bể, lội suối lên ngàn, quay hướng đổi lòng, tham bát bỏ mâm… Các câu thơ được vận dụng thành ngữ rất giàu tính biểu cảm: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, Càng tức nước càng xui bờ vỡ, Lòng dân ta như lửa thêm dầu... Đa sốđều là thành ngữđược cấu tạo 4 âm tiết khiến câu thơ cô đọng, nhịp nhàng cân đối, làm tăng giá trị thẩm mỹ cho thơ.
Bên cạnh thành ngữ, Tố Hữu còn thường xuyên sử dụng từđịa phương. Từ địa phương "là một hình thái nhất định của ngôn ngữ. Hình thái ấy có những đặc điểm riêng trong hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và được sử dụng ở một môi trường địa lý hạn hẹp hơn môi trường của ngôn ngữ" [165, tr.249]. Được đi nhiều nơi khác nhau, lại thông thạo tiếng Huế, nên Tố Hữu sử dụng không ít từ địa phương khi sáng tác thơ. Có khoảng gần một trăm từ địa phương (82 từ) thì phương ngữ miền Trung chiếm phân nửa. Có đủ các loại từ từ phụ từmô, tê, răng, rứa, nờ, ni…
đến những thực từgan, hắn, mi, bồn, sương, đương, … Từ những từđơn chớ, chi,…
và những từ đa âm tiết măng mai, rôm rả, chui cha, mả bố, gà ri… Phương ngữ miền Nam hoặc miền Bắc cũng được sử dụng linh hoạt: vô, hét, tụi bay, kêu la, ham, vui lây, má, bầm, mé… Từ địa phương trong thơ Tố Hữu không chỉ có khả năng khắc họa sinh động phong tục, tập quán, con người trên từng vùng đất khác nhau của Tổ Quốc mà còn tạo được cảm giác hứng thú, gần gũi cho độc giả khi tiếp nhận. Chính cái màu sắc địa phương ấy đã thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa nhà thơ và đồng bào, càng khiến người đọc yêu mến, say mê thơ ông hơn.
Trong đường lối chung của Đảng, thơ Tố Hữu luôn hướng về vấn đề dân tộc trong rất nhiều biểu hiện. Truyền thống dân tộc trong chiều sâu lịch sử thường được Tố Hữu gợi nhắc:
Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa
- Bốn nghìn năm chan chứa ân tình [Chào xuân 67, 60, tr.376]
Bốn nghìn năm cũ, bao mơước
- Đã được hôm nay, rạng mặt người! [Theo chân Bác, 60, tr.412]
Nó không mơ hồ mà rất cụ thể trong nhiều suy nghĩ, nhận thức. Từng sự kiện trọng đại, từng hình ảnh đẹp của hôm nay in rõ dáng dấp của ông cha thưở xưa. Đó là dòng "Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay" [Tuổi 25, 60, tr.426]nhận chìm bao tàu giặc, là anh Giải phóng quân dũng mãnh "Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi, Một dây ná, một cây chông, cũng tiến công giặc Mỹ" [Bài ca xuân 68, 60, tr.379].
Những con người gợi nhớ những con người, Tố Hữu như mang cả toàn dân tộc cùng bước vào cuộc chiến. Xưa cha ông chiến thắng lẫy lừng thì nay dân ta cũng ngoan cường bất khuất "Như khí phách Trần, Lê. Như oai vũ Quang Trung"[Bài ca xuân 68, 60, tr.381], xưa cha ông thất bại thì nay chúng ta can trường dấn thân để tiếp tục sự nghiệp dở dang: "Phan Đình Phùng đó, Tống Duy Tân, Nguyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám, Đầu dám thay đầu, chân nối chân!" [Theo chân Bác, 60, tr.400].
Những người con của nước Việt từ "Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu, Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng" [Theo chân Bác, 60, tr.400] long đong tìm lối đi cho đến những hành động oanh liệt theo "Hồn nước gọi. Tiếng bom Sa Diện, Trái tim Hồng Thái nổ vang trời" [Theo chân Bác, 60, tr.403] luôn được Tố Hữu gợi nhắc với tình yêu kính thiêng liêng. Trong cuộc trường chinh của thế hệ hôm nay, qua thơ Tố Hữu, ta thấy có sự góp sức không nhỏ của cha ông từ mấy nghìn năm trước. Cái dòng chảy lịch sử không hề ngừng lặng, hồn thiêng ông cha "vẫn quẩn quanh cùng đất nước" và qua thơđó, nhân dân Việt Nam như thấy mình được tiếp thêm sức mạnh.
Như chúng ta đã thấy, bản sắc dân tộc đậm đà từ những thủ pháp biểu hiện của thơ ca truyền thống, những motipe, cách ví von, hình ảnh, thi liệu… đều được Tố Hữu thừa hưởng và sáng tạo theo tinh thần mới, tinh thần cách mạng nên người đọc chỉ thấy hay, thấy quen quen chứ không thấy sáo mòn, cũ kỹ. Các yếu tố này cũng khiến thơ Tố Hữu phù hợp cảm quan thẩm mỹ của người dân Việt, khiến người ta đọc Tố Hữu như đọc lời ca dao, như nghe lời mẹ ru, vì thơ đó được hun đúc từ tình yêu non nước nồng nàn. Bằng cách diễn đạt như vậy, Tố Hữu đã khiến
những vấn đề khô khan, xa xôi với người bình dân trở nên gần gũi, dễ hiểu đối với họ. Cái riêng, cái chung, tình cảm gia đình và tình cảm xã hội hòa quyện vào nhau một cách tự nhiên, gắn bó, dần dần ngấm sâu vào tim óc nhân dân bằng con đường giản dị, ngọt ngào của một lời tự tình, một lời ru tha thiết yêu thương. Sự tìm tòi sáng tạo của Tố Hữu, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại góp phần làm tăng khả năng tác động của thơ ông vào công chúng, "sẽ làm cho nghệ thuật vừa thấm sâu, vừa đi xa" [75, tr.848].