Nhịp điệu réo gọ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 71 - 77)

- Anh xan ước nên yêu thêm đất nước

2.2.2 Nhịp điệu réo gọ

Nhịp điệu là yếu tố có khả năng tác động không nhỏ đến người đọc thông qua sức mạnh âm thanh. Maiakovski cho rằng nhịp chính là “sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ” [46, tr.36]. Chính bản chất lặp đi lặp lại theo một khoảng cách nhất định, có tính chu kỳ và bền vững của nhịp đã tạo nên sức chiếm lĩnh và lôi cuốn mạnh mẽ cho thơ. Hiện nay, xu hướng thơ tự do và thơ văn xuôi ngày càng

lấn át thơ đều chữ, đẩy vần xuống vị trí sau và đưa nhịp lên phía trước. Mà kỳ thực, đối với bất kỳ loại thơ nào, nhịp điệu cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên nhạc tính, làm tăng sức tác động cho thơ.

Nhịp điệu bắt nguồn từđời sống trước khi vào nghệ thuật. Đó có thể là tiếng mái chèo khua trên sông, tiếng chuông đồng hồ, tiếng bước chân trên đường phố… Nhịp thơ hình thành dựa nên trên cái nền của nhịp điệu cuộc sống và nhịp điệu tâm hồn người sáng tác. Trong thơ, nhịp điệu là những tổ chức âm thanh đặc biệt đều đặn, cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển được tạo ra từ cách kết hợp âm tiết như ngắt nhịp, phối thanh, phối âm, trường độ, cường độ, tốc độ… Hiểu theo nghĩa hẹp, “chỗ ngắt dòng trong thơ được xem là chỗ ngừng chủ yếu khi thơ được ngâm hay đọc. Chỗ ngắt như vậy được gọi là chỗ ngừng giọng, ngắt giọng, ngừng nhịp, ngắt nhịp, hoặc gọi thẳng là nhịp của thơ”[137, tr.38].Nhịp thơ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tiết tấu, giai điệu, âm hưởng cho câu thơ và góp phần khu biệt thơ với văn xuôi. Nhịp điệu giữ vai trò rất quan trọng trong việc biểu hiện và cảm thụ thơ ca, là nhựa sống tạo nên chất nhạc cho thơ, tạo nên những tác động thẩm mỹ cho độc giả khi đọc thơ. Nhà thơ không chỉ sử dụng nhịp điệu như một biện pháp tu từ nghệ thuật để bộc bạch thế giới nội tâm của mình mà còn hướng đến việc tác động đến cảm xúc của người đọc, réo gọi người đọc.

Bản thân âm thanh, nhịp điệu có khả năng gợi ra những điều mà từ ngữ không thể diễn đạt hết, nó góp phần làm sáng lên những góc khuất tinh tế trong tình cảm con người, đồng thời có khả năng tác động đến con người. Những trạng thái cung bậc tình cảm có sự biến thiên tương ứng với cách ngắt nhịp trong thơ. Nhịp tâm trạng khi buồn bã, khi mênh mang, khi nhộn nhịp náo nức… đều có thể được nhà thơ thể hiện trong nhịp thơ. Vì thế, bên cạnh các yếu tố ngữ âm khác, thơ còn lay động lòng người bằng nhịp điệu độc đáo của mình. Ấn tượng nhất, có sức tác động mạnh nhất đối với người đọc có lẽ vẫn là những kiểu nhịp điệu mô phỏng từ cuộc sống, những nhịp điệu lẻ, nhanh, mạnh, như dồn dục, như thôi thúc:

- Các anh về// Mái ấm/ nhà vui// Tiếng hát/ câu cười//

Rộn ràng/ xóm nhỏ// Các anh về//

Tưng bừng/ trước ngõ//

Lớp lớp/ đàn em/ hớn hở/ chạy theo sau// Mẹ già/ bịn rịn/ áo nâu//

Vui đàn con/ ở rừng sâu mới về// [Hoàng Trung Thông – Bao giờ trở lại, 147, tr.578]

Đó là sự cộng hưởng, vỗ nhịp của tâm hồn con người từ niềm hân hoan, rộn rã của cuộc sống bên ngoài. Những bài thơ cách mạng thiên về ngợi ca thường được tạo nhịp theo cách này. Nhịp điệu đời sống là cơ sở để nhà thơ tạo nhịp cho thơ. Nếu có ý thức tác động mạnh vào cảm xúc của độc giả, nhà thơ sẽ tạo nên những nhịp ngắt ngắn, lẻ, bởi nó biểu hiện cho những điều bất trắc, éo le, nghiệt ngã, trái ngược với nhịp chẵn vốn là nhịp điệu tự nhiên trong lời nói của người Việt, đã trở nên quen thuộc và là cái nền của tình cảm nhẹ nhàng, của cuộc sống bình yên. Hoàng Cầm trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" đã thể hiện được nỗi đau thương, tức tưởi trước cảnh quê hương bị giày xéo dưới gót giày xâm lược bằng những nhịp điệu đứt quãng, rời rạc:

- Quê hương ta/ từ ngày khủng khiếp// Giặc kéo lên/ ngùn ngụt/ lửa hung tàn// Ruộng ta khô//

Nhà ta cháy// Chó ngộ một đàn// Lưỡi dài/ lê sắc máu//

Kiệt cùng/ ngõ thẳm/ bờ hoang// Mẹ con/ đàn lợn âm dương// Chia lìa/đôi ngả//

Đám cưới chuột/ đang tưng bừng/ rộn rã//

Bây giờ/ tan tác/ vềđâu?//[Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, 147, tr.219]

Nhà thơ Hoài Vũ thì lôi cuốn người đọc về miền quê thân yêu của mình bằng những nhịp điệu tha thiết, dạt dào tình yêu thương. Cái nền nhịp lẻ trong toàn bài thơ tạo sức sống mạnh mẽ, quyết liệt cho những tình cảm trong sáng và ý chí quyết tâm bảo vệ quê hương:

- Ơi Vàm CỏĐông!/ Ơi con sông//

Nước xanh biêng biếc/ chẳng thay dòng//

Đuổi Pháp đi rồi,/ nay đuổi Mỹ// Giặc đi đời giặc,/ sông càng trong...//

Vàm CỏĐông đây,/ ta quyết giữ// Từng chiếc xuồng,/ tấm lưới,/ cây dầm// Từng con người/ làm nên lịch sử//

Và dòng sông/ trong mát quanh năm//[Hoài Vũ – Vàm CỏĐông, 147, tr.664]

Những nhịp thơ ngắn, rắn rỏi tồn tại như như một cách phá vỡ sự nhịp nhàng đơn điệu để tạo tính đột xuất và thiết lập một sự hài hoà mới. Sẽ rất dễ tác động đến độc giả nếu một đoạn thơ, một câu thơ phần lớn thường gồm những nhịp ngắn hoặc bằng những tiếng có thanh điệu cao. Phan Bội Châu cũng đã sử dụng nhịp điệu khẩn trương, nhịp nhàng để đánh thức, để giục giã nhân dân:

- Dậy!/Dậy/ Dậy!//

(…) Đi cho êm/, đứng cho vững/ trụ cho gan//

Dây đoàn thể/ quyết/ ghe phen/ liên hiệp lại// [Phan Bội Châu – Bài ca chúc Tết thanh niên, 17,tr.547]

Và rõ ràng, nhịp điệu gấp rút là nhịp dành cho lời thúc giục, nên sức tác động của nó rất cao:

- Đi nhanh,/ đi nhanh// Chiến trường/ đang giục//

Đầy núi,/ đầy sông//

Đèn ta/ đã mọc//[Chính Hữu – Ngọn đèn đứng gác, 147, tr.368]

Trong thơ cách mạng, nhịp thơ rất phong phú, đa dạng. Các nhà thơ sử dụng linh hoạt các kiểu diễn đạt sao cho khả năng chuyển tải đạt đến mức tối ưu. Thành công của lời kêu gọi trong bài thơ của Hồ Chí Minh ở chỗ nhà thơđã kết hợp nhuần nhuyễn các biến đổi linh loạt, cách mô phỏng nhịp điệu từ cuộc sống, và cả cách ngắt nhịp ngắn, tạo nên sức tác động mạnh đến người đọc:

- Ào,/ào,/ ào…// Ào,/ ào,/ ào…// Già nào// Trẻ nào// Lính nào// Dân nào// Đàn ông nào// Đàn bà nào// Kẻ có súng/ dùng súng// Kẻ có dao/ dùng dao// Kẻ có cuốc/ dùng cuốc// Người có cào/ dùng cào//

Thấy Tây/ cứ chém phứa//

Thấy Nhật/ cứ chặt nhào…//[Hồ Chí Minh – Bài ca du kích, tr.126]

Đoạn thơ, và cả bài thơ có nhịp điệu tăng dần, vươn dần lên cao điểm. Nó nhanh và mạnh mẽ như một cơn lốc, cuốn người đọc vào không khí sôi nổi, khẩn trương của những ngày toàn quốc kháng chiến nên nó có sức tác động mạnh đến người đọc. Trong xu hướng đó, càng về sau, các nhà thơ càng cố công làm cho nhịp thơ giãn nở, sáng tạo nên những biến nhịp, biến thanh bất thường, tạo nên những hiệu quả mới, sức sống mới cho thơ. Sự sáng tạo, phá cách về nhịp điệu trong nhiều trường hợp đã tạo ra những điểm nhấn nghệ thuật, tạo nên cảm giác mạnh mẽ trong lòng người khi đọc:

- Hòa bình về/ trong trái tim người// Như/ sự sống/ một lần trở lại// Hòa bình /khởi công//

Hòa bình/ vùng dậy// Hòa bình/ ấm no độc lập//

Hòa bình/ thống nhất/ muôn nơi//[Ngô Kha - Trường ca hòa bình, 187, tr.89]

Trong bầu không khí tiến công như vũ bão của cách mạng Việt Nam, nhiều bài thơđã ra đời với những nhịp điệu sôi sục như vậy. Nhịp điệu bao trùm bài thơ là nhịp thở, nhịp tim của tuổi trẻ, của tất cả những người cầm tay súng tay đao hướng tới kẻ thù. Nhất là giữa những ngày tháng nóng bỏng chiến sựấy, tác dụng kêu gọi, thúc giục của nó như càng mạnh thêm lên:

- Con sẽ vót nhọn thơ/ thành chông// Xuyên vào/ gan lũ giặc//

Con sẽ mài thơ/ như kiếm sắc// Chặt đầu/ văn nghệ/ tay sai// (...) Trái tim con/ là rừng/ là núi// Là lúa/ là ngô/ là cam/ là bưởi// Là/ quá khứ,/ là/ tương lai// Là/ khổđau,/ là/ hạnh phúc//

Là/ đấu tranh,/ là/ bất khuất// [Trần Quang Long – Thưa Mẹ, trái tim, 103, tr.54]

Khi đọc thơ tự do, mặc dù số tiếng trong câu và số câu trong bài thơ dài ngắn đan xen, không theo khuôn khổ và mặc dù vị trí các vần được gieo cũng không cốđịnh nhưng chúng ta vẫn nghe thấy chất thơ uyển chuyển, nhịp nhàng. Đó là nhờ sức mạnh của nhịp thơ. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, thi ca cũng hình

thành cho riêng mình nhạc tính như là một đặc trưng của thể loại mà "thậm chí khi lời, ý dở, nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối"[8, tr.119].

Bên cạnh đó, những thể thơ đều chữ (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ hoặc 8 chữ), thơ lục bát có nhịp ngắt cân đối, đều đặn như vậy ngỡ như không có gì đặc biệt, nhưng thật ra nó cuốn người đọc vào cái nền nã, mềm mại, thanh thoát. Không phải cứ phải nhanh, mạnh mới tạo nên chấn động trong lòng người mà đôi khi những thanh âm dìu dặt, nhịp nhàng êm ái vẫn có sức cuốn hút của riêng mình:

- Nhớ bản sương giăng,/ nhớ đèo mây phủ// Nơi nào qua,/ lòng lại chẳng yêu thương?// Khi ta ở,/ chỉ là nơi đất ở//

Khi ta đi/ đất đã hóa tâm hồn!//

Anh bỗng nhớ em/ nhưđông về nhớ rét// Tình yêu ta/ như cánh kiến hoa vàng// Như xuân đến/ chim rừng lông trở biếc//

Tình yêu làm đất lạ/ hóa quê hương!// [Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu, 147, tr.878]

- Anh yêu em/ như anh yêu/ đất nước Vất vả/ đau thương/ tươi thắm/ vô ngần// Anh nhớ em/ mỗi bước đường/ em bước//

Mỗi tối anh nằm/ mỗi miếng anh ăn// [Nguyễn Đình Thi – Nhớ, 188,tr.720]

Nó cuốn người đọc bằng cái dạt dào, say sưa lay động của chất nhạc bên trong tâm hồn nhà thơ.

Tóm lại, sự hình thành nhịp cho mỗi bài thơ không hẳn phụ thuộc vào quy định nhịp của từng thể thơ mà tùy thuộc vào nhịp điệu của cảm xúc người sáng tác. Nhịp thơ chính là bản điện đồ nhịp sống và nhịp tâm hồn nên tính tương đối ổn định của nhịp trong từng thể loại thơ dễ bị phá vỡ, câu thơ thường xuyên đổi nhịp. Người làm thơ bao giờ cũng có ý thức cao về giá trị của nhịp và xem nhịp là bước đi của thơ. Nhịp điệu chậm rãi để kể, để tả, để ru hồn người, nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập để giục giã, để lôi cuốn lòng người. Khi ý thức điều đó và tận dụng sức mạnh của nhịp, nhà thơ có thể dùng nhịp điệu của thơ như một phương tiện hữu hiệu để réo gọi độc giả, để cuốn độc giả vào thế giới cảm xúc của mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)