Thơ là tiếng chim gọi đàn

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 111 - 116)

- Anh xan ước nên yêu thêm đất nước

3.1.2Thơ là tiếng chim gọi đàn

NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: THƠ TỐ HỮU

3.1.2Thơ là tiếng chim gọi đàn

Như đã thành nếp, mỗi khi nghĩ đến Tố Hữu thì chúng ta liên tưởng ngay đến cách mạng Việt Nam. Nói như cách nghĩ của Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh: có cách mạng mới có thơ Tố Hữu, Tố Hữu làm thơ cũng chính là làm cách mạng, thơ Tố Hữu phục vụđắc lực cho sự nghiệp cách mạng. Hai việc ấy đã trở thành lẽ sống của cuộc đời ông, nên nó cũng hình thành trong suy nghĩ của ông những quan niệm đinh ninh thường trực về mối quan hệ chặt chẽ giữa thơ ca, cuộc sống và cách mạng. Với Tố Hữu, thơ ca trong thời đại bấy giờ nhất định phải có tác dụng cách mạng, phải là vũ khí đấu tranh cách mạng, phải là tiếng chim gọi đàn.

Thật vậy, khi Tố Hữu nói thơ là tiếng gọi đàn, có nghĩa là ông đã nhìn thấy bản chất tác động của thơ. Là một nhà thơ cách mạng, hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của văn học, ông khẳng định: "cần xem văn học là vũ khí, là công cụ hết sức quý báu của loài người và nói riêng của mỗi dân tộc, và thực là một vũ khí lợi hại" [57, tr.223]. Trong thời đại bấy giờ thơ Tố Hữu nói riêng và thơ cách mạng nói chung đã mạnh mẽ vạch trần những tội ác và âm mưu thôn tính, hủy diệt của kẻ thù; nó đặc biệt có sức mạnh nâng người ta lên, cuốn người ta theo, dắt người ta đến một tương lai tươi sáng hơn.

Ý thức rằng thơ có khả năng "xây dựng biến đổi tâm hồn con người" [57, tr.226], Tố Hữu cũng khẳng định thái độ sáng tác và trách nhiệm của người cầm bút đối với văn thơ: "người ta không thể "chơi" với súng, "chơi" với lửa thì cũng không nên "chơi" với văn học nghệ thuật" (…). Nếu như trong mọi công việc chúng ta phụ trách đều phải nghiêm trang thì tôi nghĩ đối với văn học lại càng phải nghiêm trang hơn nữa" [57, tr.227]. Bởi nếu một phút giây nào người nghệ sĩ lơ là, cẩu thả tức thì họ sẽ tạo nên những tác phẩm kém chất lượng hoặc tác động không tốt đến người đọc. Cái nhìn nghiêm khắc về nghề thơ và thái độ lao động nghiêm túc, hết mình vì nghệ thuật - là cơ sở để tạo nên sức mạnh cho thơ được Tố Hữu nghiêm túc nhắc nhở mọi người. Ông luôn cho rằng, để trở thành tiếng gọi đàn, thơ trước hết cần phải trong sáng, phải đúng đắn, và sau đó còn phải hùng hồn, mạnh mẽđể lôi kéo, để thúc giục mọi người. Những vần thơ:

Dậy lên, hỡi đồng bào đau khổ

Đất nước này phải thơm lúa thơm hoa Dân tộc này sẽ là một bài ca

Của nhân nghĩa và bốn ngàn năm tỏa rộng Tôi hát lớn. Và trái tim sôi nóng

Đẩy tôi lên cùng sóng người đi Cờđỏ bay cao. Sức mạnh thần kỳ

Qua lửa máu, không gì ngăn cản nổi. [Một nhành xuân, 60, tr.498]

như có sức mạnh cuốn ta đi. Đó là hơi nóng của máu đang cuồn cuộn chảy trong tim, là ánh sáng ngời ngợi của lý tưởng soi trên đầu, là niềm tin, là lẽ sống bất tử mà nhà thơ tin tưởng và sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình để đeo đuổi, để cống hiến. Chất men say trong thơ Tố Hữu như có ma lực "chuốc" người đọc cùng say. Cũng

bằng niềm say mê ấy, Tố Hữu mơ ước xây dựng một nền văn nghệ "mang lại sự phấn khởi tươi vui, làm cho cuộc đời khỏe để chiến đấu" [57, tr. 31], mong muốn mọi người cùng góp sức tạo cho dân tộc anh hùng một nền văn nghệ anh hùng. Bản thân ông đã cùng bao đồng nghiệp của mình làm được điều đó, họ đã mang đến cho nền thơ cách mạng một sức mạnh kỳ diệu trong việc "công phá" thành trì tội ác của quân thù và vực dậy, hâm nóng, cổđộng tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu của toàn dân.

Hầu mong góp vào nền thơ cách mạng những tiếng gọi đàn hữu ích, Tố Hữu nhắc nhở, động viên bạn viết hướng ngòi bút về cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc, ông kêu gọi mọi người hãy tạm dừng lại những ước mơ sáng tạo nên những tác phẩm đồ sộ, vĩ đại mà trước hết hãy tập trung sáng tác những "tác phẩm mang lợi ích thiết thực cho kháng chiến, có tác dụng đối với quần chúng nhân dân" [57, tr.88].

Trong hoàn cảnh hiện tại, để tác động đến tinh thần yêu nước của nhân dân thì "nhiệm vụ của người chiến sĩ văn nghệ, trước hết là biểu dương người chiến sĩ của xã hội, những chiến sĩ của nhân dân cách mạng" vì hơn lúc nào hết, "chỉ có lúc này, trong cuộc chiến đấu này, những tình cảm cao đẹp nhất, những hành động đẹp nhất của nhân dân ta, dân tộc ta mới bộc lộđầy đủ nhất và đáng nói nhất". Ông còn cho rằng, nếu không có những tác phẩm văn nghệ toát lên những vấn đề của đời sống, của thời đại, nói lên cách sống, cách nghĩ của Đảng ta, dân tộc ta hiện nay, thì đó "không những là sự thiệt hại lớn cho dân tộc ta hôm nay và mai sau, mà đối với nhân dân thế giới, chúng ta thành những người vô trách nhiệm" [57, tr.34 - 37].Bấy giờ, bên cạnh Hồ Chí Minh và Sóng Hồng, Tố Hữu là một trong những nhà thơ sớm có quan niệm sáng tác và lập trường chính trị tiến bộ và sâu sắc. Ý nghĩa tác động của thơ ca, khả năng đóng góp của thơ ca đối với cuộc kháng chiến của dân tộc luôn được Tố Hữu khẳng định, đề cao và không ngừng giục giã mọi người hiểu rõ và tận dụng nó để sáng tác phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ Quốc.

Tố Hữu tỏ rõ thái độ xây dựng và bảo vệ nền văn nghệ cách mạng - một nền văn nghệ có những ảnh hưởng tích cực đối với tư tưởng của đông đảo đồng bào. Ở cương vị của một người lãnh đạo làm công tác văn hóa văn nghệ, Tố Hữu trực tiếp

phê phán bài trừ những hiện tượng, những hoạt động văn nghệ mà ông cho là sai trái. Ông lo sợ những tác phẩm ấy sẽ tác động không tốt vào tư tưởng và nhận thức của nhân dân, ông quyết liệt kêu gọi mọi người không dung nạp thứ văn chương phù phiếm, xa lạ với nhân dân vì nó không mang lại cho đất nước một ý nghĩa thiết thực nào, vì nó không góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Suốt cuộc đời cầm bút chiến đấu, Tố Hữu đã học tập nghiêm túc và chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng yêu nước của các tiền bối ở Việt Nam và thế giới, ông ham thích thơ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và tìm đọc các tác phẩm tiến bộ của các V. Hugo, M. Gorki, J. London, L. Tonstoi… Tiếp bước họ, Tố Hữu đã dùng thơ ca khẳng khái khẳng định lòng yêu nước, tinh thần quật cường của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh và thôi thúc, giục giã mọi người hướng về cách mạng. Những nhận thức đúng đắn của một chiến sĩ cộng sản giúp Tố Hữu hình thành nên tình cảm cách mạng: yêu ghét rất rạch ròi và quyết liệt. Đối với nhân dân, với Đảng, với Bác Hồ, Tố Hữu dành tất cả tình thương yêu, cảm thông và kính trọng; đối với những thế lực phản động, những kẻ áp bức bóc lột, kẻ thù xâm lược, ông căm phẫn và kêu gọi toàn dân hợp sức đấu tranh tiêu diệt chúng. Những lời lẽ trong thơ Tố Hữu, khi hướng tới kẻ thù, luôn là những tiếng thét căm hờn:

Nhưđám cháy trong gió lồng rần rật Muôn nghìn trái tim, một ngọn lửa thiêng Triển gân lên, rung chuyển cả dây xiềng

Đồng đứng dậy đạp đầu quân khốn nạn![Tranh đấu, 60, tr.102]

Trong các sáng tác của mình, Tố Hữu luôn tỏ rõ thái độ đấu tranh cho cách mạng. Khuynh hướng kêu gọi đấu tranh trong thơ Tố Hữu bộc lộ rõ ngay trên các tiêu đề bài thơ: "Hãy đứng dậy", "Liên hiệp lại", "Dậy lên thanh niên", "Dậy mà đi"… Có nhiều bài thơ như lời đanh thép kết tội kẻ thù: "Tiếng hát trên đê", "Thưa các ông nghị", "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", "Êmily… con", "Bài ca xuân 71", v.v… Ông cũng đã không ngần ngại gọi thẳng tên tuổi kẻ ngoại bang: Giôn - xơn, Mác - na - ma - ra…

Cùng với thơ của nhiều nhà thơ chiến sĩ khác, thơ Tố Hữu vang vọng và hùng hồn như những khúc quân hành, thổn thức như nhịp đập của hàng vạn trái tim

đồng bào và thiêng liêng như lời Tổ Quốc. Từ năm 1938, trong "Tháp đổ", ông đã tự nhắc nhở mình và cũng nhắc nhở các thi sĩ khác tránh xa những quan điểm nghệ thuật yếu đuối, tiêu cực đương thời:

Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát

Của ngày mai muôn thuở với hương hoa [Tháp đổ, 60, tr.30].

Đó cũng là lời khẳng định cho một quan niệm thơ ca tích cực: nhiệm vụ của nhà thơ là phải góp phần tác động, đấu tranh và cải tạo cho xã hội ngày càng tươi sáng hơn. Suy nghĩ này của Tố Hữu cho thấy ông đã dự báo được một nền nghệ thuật có khả năng đả phá và xây dựng, chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp trong tương lai. Nguyễn Văn Hạnh đã từng khẳng định ý nghĩa tác động trong thơ Tố Hữu: "ngay từđầu, thơ anh không phải là thơ ngâm vịnh, thơ cảm thán hay thơ "ký thác" mà thơ anh kêu gọi đấu tranh cách mạng, kêu gọi hành động" [39, tr.41].

Đối với Tố Hữu, cảm hứng thơ thường hướng ra bên ngoài, hướng về số đông; đề tài thơ Tố Hữu thiên về cuộc chiến đấu chống giặc và những vấn đề thời sự nóng bỏng nên thơ Tố Hữu là thơ gọi đàn, là bài ca nhiệt tình ca ngợi lý tưởng cộng sản và kêu gọi đấu tranh. Năm 1995, trong bài nói chuyện với nhà văn Anh Đức, Tố Hữu khẳng định: "người viết có quyền dùng ngòi bút can thiệp vào tất cả mọi việc nào mà anh ta thấy là cần thiết để đẩy lùi cái xấu, thúc đẩy cái tốt. Các việc ấy không phải chỉ là việc của nhà nước mà còn là của mọi người cầm bút" [75, tr.163]. Bản thân Tố Hữu yêu cầu thơ phải là vũ khí đấu tranh cách mạng, phải mang cánh lửa, phải rắn rỏi chất thép để tác động đến quần chúng nhân dân. Ông tìm về với nhân dân, với kháng chiến như tìm về với sức mạnh vô tận của cội nguồn sáng tạo nghệ thuật bởi ông hiểu rằng "nếu tác phẩm văn học miêu tả được sinh động, chân thực con người của mình, chỉ rõ được cái đáng yêu đáng ghét thì ích lợi cho ta rất nhiều. Nó có thể giúp ta vươn lên một cuộc sống cao hơn, đẹp hơn, giàu có hơn"

[57, tr.227]. Tuy nhiên, ý thức được con đường lây lan tình cảm của con người là vô cùng, Tố Hữu cho rằng trước hết thơ là tiếng nói tình cảm - tình cảm cách mạng: "Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của người nào đó đến với những người

nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý đồng tình… Thơ là tiếng nói đồng ý đồng tình, tiếng nói đồng chí" [57, tr.440, 441]. Chính yếu tố tình cảm chân thành, đằm thắm và sâu lắng trong thơ Tố Hữu đã tạo nên sức mạnh truyền cảm cho thơ ông, khiến biết bao độc giảđã say mê, tán thưởng, ca tụng. Cũng nhờ thế, thông qua thơ ca, Tố Hữu đã dễ dàng truyền đạt những lý tưởng cách mạng cao đẹp đến người đọc, tác động họ, giác ngộ và thôi thúc họ hành động.

Những ý kiến của Tố Hữu đối với quá trình xây dựng và phát triển nền văn học cách mạng có hai ý nghĩa: vừa là tiếng nói của đồng chí lãnh đạo thay mặt Đảng yêu cầu và định hướng cho các văn nghệ sĩ, vừa là tiếng nói của người đồng chí, đồng nghiệp say mê nghiệp bút, hăm hở đấu tranh nên có sức thuyết phục cao. Có thể xem trên đây là quan niệm khá đầy đủ tiến bộ và đúng đắn về thơ ca của Tố Hữu - những nền tảng lý luận vững chắc giúp thơ Tố Hữu thành công và nó cũng góp phần mang tính chỉ đạo, định hướng cho nền thơ cách mạng Việt Nam phát triển. Suốt cuộc đời cầm bút, Tố Hữu đã tuân thủ theo những quan niệm nghệ thuật của mình và cống hiến cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị. Qua từng tập thơ, hồn thơ Tố Hữu càng đằm thắm và sâu sắc hơn, biểu thị sinh động và trung thực đường lối lãnh đạo của Đảng trong văn nghệ. Sức mạnh của tình yêu nước, yêu dân giúp thơ ông có sức tác động mạnh, có sức sống bền bỉ, len qua những khúc mắc đời thường, vượt qua những gai góc bạo liệt của chiến tranh để làm rung động hồn người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 111 - 116)