Các kiểu câu cầu khiến, câu hỏi và câu cảm tháng ợi tâm tình và tác động

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 131 - 132)

- Mình về/ mình có nhớ ta

3.2.3Các kiểu câu cầu khiến, câu hỏi và câu cảm tháng ợi tâm tình và tác động

tác động

Tận dụng đặc điểm giao tiếp của các loại câu, nhiều nhà thơ thường xuyên sử dụng các loại câu cầu khiến, câu hỏi, câu cảm để thơ có được sức mạnh trực tiếp, có sức lay động tâm hồn hàng triệu người. Tố Hữu cũng vậy, niềm tin và tình yêu dành cho cuộc đời luôn rạo rực, luôn căng tràn trong tâm trí và trong trái tim ông, khiến ông muốn hát ca, muốn kêu gọi, muốn lôi kéo và thúc giục mọi người xung quanh cùng hướng đến cách mạng.

Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Tố Hữu đã bộc lộ một lý tưởng cao đẹp, một quyết tâm sắc đá. Sức mạnh đó tạo cho người đọc một niềm tin, cuốn người ta mê say. Ông thường cất lời kêu gọi, thúc giục mọi người. Trong số các nhà thơ hiện đại, Tố Hữu là nhà thơ mạnh dạn viết nhiều câu cầu khiến nhất. Có 369 câu cầu khiến trên tổng số 10.565 dòng thơ, trung bình 10 dòng thơ sẽ có 0,349 câu thơ cầu khiến. Nếu so với tổng số 286 bài thơ thì hầu như cứ mỗi bài thơ, có hơn một lần cầu khiến. Câu cầu khiến trong thơ Tố Hữu có đầy đủ các sắc thái biểu cảm: từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ, từ nhắc nhở, khuyên bảo đến kêu gọi, giục giã. Những dòng thơ cầu khiến tuôn ra tự nhiên, mạnh mẽ, không chút gượng ép, bắt buộc, bất chấp có hay không có các phụ từ cầu khiến:

- Dậy lên, tất cả những thanh niên! Dậy lên, hỡi những linh hồn thép(…) Phất ngọn cờ lên, tung bước lên Với kho hùng khí của thanh niên(…) Dậy lên, hỡi những linh hồn trẻ

Máu của con yêu nhuộm thắm đời! [Dậy lên thanh niên, 60, tr.98]

Như đã thấy, tuy những dòng thơ không xuất hiện các phụ từ cầu khiến (hãy, đừng, chớ) nhưng sắc thái cầu khiến trong câu thơ vẫn quyết liệt. Chính cái ý nghĩa cầu khiến chi phối cảm xúc của câu thơ, chi phối cả ngôn từ trong câu thơ. Số lượng câu cầu khiến không có phụ từ cầu khiến trong thơ Tố Hữu không ít, nó làm mềm đi những lời kêu gọi, mặc dù vẫn có thể truyền đi sức mạnh, vẫn giục giã mọi người.

Trong những câu thơ có sử dụng phụ từ cầu khiến, thường gặp nhất vẫn là phụ từ "hãy". Với phụ từ này, mức độ cầu khiến được nâng lên cao nhất, mức độ tác động cũng mạnh nhất:

- Hỡi chiến sĩ rữa tan trong mả loạn

Hãy vềđây trong đáy giếng hồn tôi!

Hãy vềđây những ảnh hình ly tán [Lao Bảo, 60, tr.45]

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 131 - 132)