TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 105 - 107)

- Anh xan ước nên yêu thêm đất nước

R ộng ơi! Biển cả [Quang Dũng Không đề, 180, tr.157]

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Có người nói rằng ở trên đời này có bao nhiêu lối đi để con người đặt chân, thì cũng có bấy nhiêu lối cho thơ. Trên những lối đi ấy, có nhiều cách đi, và cùng

trên một cách đi, có người thành công, có người thất bại. Điều đó cũng có thểđể lý giải cho mọi biểu hiện phong phú, vô tận của các phong cách thơ ca trong lịch sử; cũng lý giải cho mức độ hiệu quả của những thi pháp mà nhà thơ sử dụng để tác động đến độc giả.

Theo thời gian, do tác động của xã hội và nhu cầu phát triển của thơ, các yếu tố thuộc về thi pháp trong thơ luôn vận động không ngừng và thay đổi. Phẩm chất thơ vốn giàu có, hình tượng thơ đa dạng, phức tạp và trên thực tế thì người ta đứng trên nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận và nghiên cứu thơ nên mọi sự khẳng định trong trường hợp nào đó cũng cần phải kiểm chứng lại trong từng thời điểm cụ thể. Nhưng, ở góc độ tác động mà nhìn, chúng ta nhận thấy thơ có khả năng tác động thông qua một số hình thức thi pháp nhất định. Thơ mang trong mình nhiều tiềm năng mà khi cần, nhà thơ vận dụng và phục vụ hiệu quả cho ý đồ sáng tạo của mình. Có không ít những yếu tố thi pháp thơ có nhiều tiềm lực, nó có khả năng vừa tái hiện, vừa bộc lộ, vừa tác động. Trong chương này, chúng tôi tập trung tìm hiểu những yếu tố có khả năng tác động mạnh mẽ nhất vào lý trí và cảm xúc của độc giả, các yếu tốđã từng tác động mạnh vào nhiều thế hệ độc giả Việt Nam: các kiểu câu có tính năng tác động cao, những yếu tố tạo nên nhạc điệu lôi cuốn, những kiểu hình ảnh tác động mạnh, những hình thức ngữ pháp hướng đến sự tác động.

Xét về mức độ, mỗi yếu tố nghệ thuật có mức độ tác động nhiều ít khác nhau nhưng trong chừng mực nào đó nó vẫn thuộc hàng những thi pháp có khả năng tác động đến độc giả. Trong khi tìm hiểu, chúng tôi dừng lại ở thể loại thơ trữ tình Việt Nam chứ không mở rộng ra các loại thơ khác. Trình tự phân tích, dẫn chứng minh họa cho từng đề mục trong chương không tuân thủ theo tiến trình lịch sử thơ ca dân tộc mà được sắp xếp theo đặc điểm tác động của từng yếu tố thi pháp. Tuy nhiên, dường như mọi vấn đề đều quy về dòng thơ ca kháng chiến. Điều này không có gì lạ bởi lịch sửđã trao cho các nhà thơ giai đoạn này nhiệm vụ ngợi ca, cổđộng nhân dân bước vào cuộc chiến đấu của dân tộc nên việc các nhà thơ vận dụng những hình thức thi pháp hữu hiệu nhất để tác động là tất yếu.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)