Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 58 - 60)

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? [Thế Lữ - Nhớ rừng, 133, tr.53]

Câu hỏi sau bật ra tiếp nối câu hỏi trước. Hỏi liên tục là một trong những cách thức tạo nên âm vang cho thơ bởi bề dày của những âm thanh được lặp lại nhiều lần nhưđiệp khúc. Nhà thơ Hoàng Cầm đã từng bộc lộ nỗi niềm đau đớn, tiếc thương làng quê thân yêu của mình bằng các điệp khúc: "Bây giờ đi đâu? Vềđâu?, Bây giờ tan tác vềđâu?" [Bên kia Sông Đuống, 188, tr.60 - 62] trong cuối mỗi đoạn thơ tạo nên những tiếng nấc đứt ruột, ngơ ngác buồn... Cũng với cách hỏi liên tục như

vậy, nhà thơ Vũ Đình Liên ngày nào đã từng khiến biết bao độc giả Việt Nam nghẹn ngào thương cảm cho thân phận những bậc trí sĩ lạc thời bởi nền Hán học đã đi vào quá vãng: "Người thuê viết nay đâu?,(…)Hồn ở đâu bây giờ?" [Ông đồ, 188, tr.243]. Lưu Trọng Lư cũng làm xao xuyến biết bao trái tim bạn đọc về một cuộc tình thơ ngây với đầy ăm ắp những kỷ niệm đẹp đẽ như một giấc mộng mà người trong cuộc phải thốt lên tiếc nuối, bàng hoàng: "Còn đâu ánh trăng vàng, Mơ trên làn tóc rối, Còn đâu những giờ nhung lụa, Còn đâu mùi cỏ lạ, ...Còn chi nữa em ơi!" [Còn chi nữa, 133,tr.325].

Trong tuyển "Thơ hay Việt Nam thế kỷ XX", có rất nhiều những câu hỏi lơ lửng băn khoăn, những câu hỏi chơi vơi niềm trắc ẩn. Chúng vướng mắc lại trong tâm trí người đọc:

- Bỗng dưng, em ạ, tôi buồn

Ngày mai còn đấy, nhưng còn em đâu?[Kim Chuông – Tôi và em, 188, tr.74]

- Tìm đâu dấu vết ngày xưa? Đâu bom đạn tội tình thuởấy?[Trần Dần – Bài thơ Việt Bắc, 188, tr.89] - Tôi về xứ Huế chiều mưa

Em ơi áo trắng bây giờở đâu?[Nguyễn Duy – Nhớ bạn, 188, 123]

Ngoài ra, còn có dạng câu hỏi có dạng điệp cấu trúc để tạo ra điệp khúc, nhấn mạnh, xoáy sâu vào cảm xúc và suy nghĩ của độc giả bằng sự lặp lại nhiều lần về nội dung nghi vấn và tính nhạc của đoạn thơ:

- đâu hử? Thân tàn ma dại

đâu mà cấm ải ngăn sông?

đâu bom đạn hãi hùng?

đâu nát thịt, tan lòng, hỡi ai?[Xuân Thủy – Bài ca Việt Minh, 179, tr.741]

"Vì đâu" được lặp lại bốn lần trong một khổ thơ với chủ ý tác động đến người đọc bằng tâm trạng bức xúc của nhà thơ trước nghịch cảnh. Dạng câu hỏi này quy tụ rất nhiều khả năng tác động cho thơ khi nó xây dựng một loạt câu thơ đập mạnh vào ấn tượng của người đọc bằng nội dung hỏi lẫn cách thức hỏi. Nghe hỏi một lần, người ta đã xốn xang, nghe hỏi lần thứ hai, người ta thấy bồn chồn và rồi lần thứ ba, lần thứ tư… nó sẽ cuốn người ta theo.

Xét từ phương diện giao tiếp, câu hỏi còn có chức năng cầu khiến. Dạng câu hỏi - cầu khiến không tạo ra tính áp đặt cho người đọc mà ngược lại còn tăng quyền chủđộng cho người đọc, do đó mà có tính lịch sự hơn cách cầu khiến trực tiếp. Khi muốn ngăn cản hoặc khuyên đối tượng trữ tình không nên hành động, nhà thơ có thể dùng các từ để hỏi: “làm gì”, “gì”, “làm chi”, “chi” đặt phía sau động từ để tạo nghĩa phủ định (nói làm chi = đừng nói). Kiểu câu hỏi này tác động đến đối phương như một lời khuyên nhủ nhẹ nhàng:

- Nhìn chi em chân trời xa vời vợi

Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta?[Chế Lan Viên - Đêm tàn, 188,tr.430]

Trong trường hợp dùng từ hỏi có nghĩa phủđịnh “sao không” đặt trước chủ từ trong câu, chúng ta lại có dạng câu hỏi có khả năng khuyến khích hành động. Sắc thái biểu cảm của loại câu này như một lời khuyến cáo, ra lệnh hoặc trách móc nhẹ nhàng:

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)