- Anh xan ước nên yêu thêm đất nước
NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: THƠ TỐ HỮU
3.2.1 Nhạc điệu vừa ngọt ngào tha thiết, vừa hùng tráng giục giã
Chế Lan Viên cho rằng thơ được tạo nên từ hai miền lý trí và xúc cảm, một chút thiếu cân bằng sẽ tạo nên những dòng thơ thiên lệch, hoặc sẽ khô khan mà sâu sắc, hoặc sẽ mượt mà nhưng nông cạn, hời hợt. Giữ được thế quân bình giữa hai vực thẳm có sức hút mãnh liệt ấy phải là nhà thơ tài năng, và Tố Hữu đã làm được điều đó. Thơ Tố Hữu "vừa ru người trong Nhạc, vừa thức người bằng Ý. Trong sóng nhạc cuồn cuộn, những Ý nổi lên, như đẩy nhạc đi, như giữ nhạc lại" [75, tr.208]. Âm nhạc trong thơ Tố Hữu như chất keo kéo người đọc hướng về cách mạng, về Tổ Quốc và nhân dân.
Người ta say mê thơ Tố Hữu không phải vì bút pháp nghệ thuật của Tố Hữu cao siêu trác tuyệt mà chính cái hồn thơ dạt dào nhựa sống, dạt dào tình yêu đất nước, yêu cuộc đời, yêu nhân dân của Tố Hữu đã cuốn họđi. Có một sức mạnh nào đó thấm trong mỗi dòng, mỗi ý, mỗi bài thơ làm ta say đắm, khi đọc đến, là nhận ra ngay hơi thơ của Tố Hữu, nhưng bảo tách bạch cho rõ ràng thì thật khó khăn. Đó chính là nhạc điệu bên trong, là nhạc điệu tâm hồn. Nhạc điệu tâm hồn không chỉ thể hiện cụ thể bằng cái vỏ âm thanh của ngôn ngữ thơ lúc bổng lúc trầm, lúc êm, lúc mạnh mà nó còn được kết tinh từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ, thông qua lăng kính tâm hồn nhà thơ, chất nhạc này được phả vào toàn bộ hình tượng thơ, từ cấu tứ, hình ảnh, kết cấu v.v… Nó là nhạc trong hồn nên rất vi diệu, cũng rất dễđến với những tâm hồn đồng điệu khác.
Nếu như nhân vật chính trong thơ Chế Lan Viên là bản thân nhà thơ đang suy nghĩ, thì nhân vật chính trong thơ Tố Hữu là chính nhà thơ đang say sưa hát ca. Sự kết hợp giữa chất hùng tráng và chất trữ tình, giữa hơi thở dân tộc và màu sắc hiện đại cũng làm nên chất nhạc điệu tâm hồn ngọt ngào sâu lắng trong thơ Tố Hữu, nó khiến người đọc cảm thấy một dấu hiệu riêngcủa Tố Hữu chứ không phải là ai khác, nóvang lên một "thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ nhiều khi thành một thứ "thi tại ngôn ngoại" của Tố Hữu" [75, tr.509] và Xuân Diệu gọi cái nền nhạc đặc biệt đó là "lòng thương mến". Tố Hữu vẫn được nhiều nhà nghiên cứu khác gọi là "thi sĩ của tình thương" cũng bởi vì nhân sinh quan cách mạng và trái
tim nhạy cảm yêu đời, yêu người đã tạo cho riêng ông một hồn thơ không trộn lẫn với ai, một hồn thơ vừa sôi nổi, háo hức lại vừa thiết tha, đằm thắm, chân tình như tâm hồn dân tộc Việt Nam. Sáng tạo trong thơ Tố Hữu, "nhìn chung, không ở những từ ngữ mới lạ, những so sánh tân kỳ, mà ở những hòa phối âm thanh nhịp điệu có sức diễn tảđộc đáo" [98, tr.228]. Thơ Tố Hữu thật sự giàu chất nhạc, nhạc bên trong lẫn nhạc bên ngoài. Đọc Tố Hữu, ta nghe ra rõ ràng cái vần điệu, cái âm điệu của riêng Việt Nam mình, ta cũng bị cái chất nhạc ấy tác động vào tâm trí của mình, cảm xúc của mình.
Trước hết là âm thanh vang ra từ bản thân mỗi từ ngữ nhờ quá trình chọn lọc và sử dụng thuần thục của nhà thơ. Hệ thống ngữ âm phong phú của Tiếng Việt đã được Tố Hữu tận dụng và phát huy thật sự có hiệu quả, "tiếng nói Việt Nam luôn luôn hát lên thành âm nhạc" [75, tr.565]trong thơ ông. Một trong những âm vang dễ nhận thấy nhất trong thơ Tố Hữu là những từ lấp láy được sử dụng rất nhiều. Chúng tôi thống kê có đến 582 từ láy với 1353 lượt sử dụng trong toàn bộ 7 tập thơ của Tố Hữu. Như vậy, trung bình trên 10 dòng thơ có khoảng 1,281 từ láy. Một số lượng không nhỏ đủ để ta hiểu việc dùng nhiều từ lấp láy là một trong những đặc trưng của thơ Tố Hữu.
Từ láy vốn được hình thành trên phương thức phối hợp ngữ âm giữa hai từ (bộ phận hoặc hoàn toàn) để tạo nên những âm thanh vang xa hơn. Trong thơ Tố Hữu, có rất nhiều kiểu láy khác nhau, từ láy toàn bộ ("Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng" [Quê mẹ, 60, tr.244]) đến láy bộ phận, láy vần ("Chú bé loắt choắt" [Lượm, 185,
tr.206]) và láy phụ âm ("Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên" [Non nước ngàn dặm,
60, tr.466])… Xét về mặt ngữ âm, khi đứng một mình, bản thân một từ láy có khả năng tạo nên âm vang hơn các loại từ khác. Cái yếu tố lặp lại hai lần một bộ phận hoặc là vần, hoặc là âm, hoặc lặp cả tiếng là cơ sở tạo nên độ nhấn về âm thanh cho từ láy. Cho nên, nhiều nhà thơ vẫn thích sử dụng từ láy, để tăng tính nhạc cho thơ đồng thời mang đến cho từ những khả năng tác động mạnh hơn. Từ láy tượng thanh có khả năng mô phỏng âm thanh trong tự nhiên, từ láy tượng hình có khả năng gợi lên những hình tượng sinh động, cụ thể và độc đáo. Trong thơ Tố Hữu, có nhiều
kiểu từ láy khác nhau được sử dụng: láy tượng thanh (xình xịch, thánh thót, rầm rập, lao xao, rộn rã, rầm rì, ríu rít…), láy tượng hình (thênh thang, ung dung, phấp phới, lồng lộng, thăm thẳm, xác xơ, lênh đênh…) và láy tâm trạng (da diết, bồn chồn, bâng khuâng, nao nao, miên man, hồi hộp, tê tái, ngẩn ngơ,…). Có nhà nghiên cứu cho rằng: "Ở bài thơ nào và gần như khổ thơ nào của Tố Hữu cũng có mặt từ lấp láy (…). Dường như việc dùng từ lấp láy đã thành một nét phong cách của thơ Tố Hữu" [75, tr.340]. Chúng tôi cho rằng, từ láy trong thơ Tố Hữu đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên nhạc tính cho thơ ông và giúp thơ ông có sức ngân vang, có sức tác động vào độc giả mạnh mẽ hơn.
Nhạc điệu trong thơ Tố Hữu còn được tạo thành nhờ vào các yếu tố trùng điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, và điệp cấu trúc. Nhiều bài thơ hay của Tố Hữu đều không thiếu các yếu tố này. Nhiều bài thơ có hiện tượng điệp dày đặc. Ví dụ: Trong bài thơ "Trăng trối" - một khúc tự tình tha thiết của nhà thơ trong tình cảnh nghĩ về cái chết - có 8 trường hợp điệp câu, từ, ngữ khác nhau trong một bài thơ dài 60 dòng, mỗi trường hợp điệp 2 lần, 3 lần, thậm chí 4, 5 lần, và tổng số lượt trùng điệp trong toàn bài là 24 lần. "Việt Bắc", "Tiếng hát sông Hương", "Ta đi tới", "Quê mẹ", "Dậy mà đi", "Em ơi…Ba Lan", "Quyết hy sinh", "Đường của ta đi", "Một khúc ca"… là những bài thơ hay và có tần số trùng điệp cao, nên cũng có sức cuốn hút vô cùng. Đôi khi điệp có khả năng làm tăng thêm trong lòng độc giả niềm cảm kích khí thế hiên ngang, bất khuất:
- Giết ta đi, lũ khốn, giết ta đi
Máu ta thấm vào muôn lòng rên xiết Bay sẽ thấy cả Việt Nam đoàn kết
Đứng phắt lên, giết chết cả loài bay
Đứng phắt lên, chặt đứt xích xiềng này!
Một thây ngã, một trăm đầu xốc tới Trăm đầu rụng, thì muôn chân lính mới
Sẽ xông lên! Cờ phấp phới bay cao
Sẽ không rơi xuống đất một giây nào![Quyết hy sinh, 60, tr.119,120]
Cũng có khi nhà thơ sử dụng trùng điệp nhằm tác động đến độc giả những tình cảm thiết tha, trìu mến: