MỘT SỐ HÌNH THỨC THI PHÁP HƯỚNG TỚI SỰ TÁC ĐỘNG TRONG THƠ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 51 - 52)

TRONG THƠ

Trong thực tế sáng tác, hầu như không có nhà thơ nào chuyên chú sáng tác thơ theo một mô hình ngữ pháp mẫu mực. Đặc trưng thể loại và năng lực sáng tạo của nhà thơ là hai yếu tố khiến thơ không thể gò mình vào trong khuôn khổđó. Có thể nói, nếu loài người tạo ra văn phạm cho lời nói thì nhà thơ là người xóa bỏ văn phạm, là người tự tìm ra văn phạm cho riêng mình. Khi nhu cầu của thời đại và những phát kiến khoa học liên tục nhảy vọt thì thơ và các lĩnh vực nghệ thuật khác càng phải được tổ chức đặc biệt để chiếm lĩnh tâm hồn và nâng cao tư tưởng thẩm mỹ cho con người. Trên con đường đi vào tâm tưởng độc giả, thơ có lối đi riêng. Thơ chứa đựng cả một thế giới mênh mông và sâu thăm thẳm của tâm hồn con người, thơ là nơi nhà thơ bộc lộ những nhận thức, những suy nghĩ, những trạng thái cảm xúc của mình và sau đó tác động đến tình cảm và lý trí người đọc. Nói cách khác, thơ biểu hiện để mà tác động, thơ tác động bằng cách biểu hiện. Thông thường, thơ càng dễ có xu hướng tác động khi các nhà thơ sử dụng những hình thức thi pháp có tính năng hướng đến người đọc. Đó là những kiểu câu có mục đích hướng ngoại; những cách thức phối thanh, hiệp vần, trùng điệp tạo nên sức mạnh âm vang; các thủ pháp nghệ thuật gây chú ý cho người đọc…

2.1 Các kiểu câu có tính năng tác động cao

2.1.1 Câu cu khiến

Cầu khiến là một dạng thức tác động. Trong giao tiếp, do nhu cầu của hoàn cảnh hoặc của cá nhân mà chủ thể phát ngôn đưa ra lời cầu khiến. Khi sáng tác thơ, nhà thơ thường sống trong trạng thái say sưa, nhiệt tình vì một lý tưởng, một tình cảm, một sự việc nào đó, nên nhu cầu giao cảm của nhà thơ thường rất lớn. Đó cũng là lúc nhà thơ muốn kéo người đọc vào với mình và đưa ra lời thơ cầu khiến.

Câu cầu khiến vốn được sử dụng khi người nói muốn người nghe làm một điều gì đó theo ý mình. Nó "có chức năng chuyển tải một lệnh kèm theo tình thái lệnh đến người nghe để tạo nên một hiệu quả “nhận thức” mang tính hiệu lệnh” [2, tr.53]. Câu cầu khiến trong Tiếng Việt "được cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh lệnh, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện là chỉ chứa những từ liên quan đến nội dung của lệnh" [5,tập 2, tr.235]. Những phụ từ cầu khiến tạo ý mệnh lệnh ấy cũng tạo nên các mức độ tác động khác nhau: khuyên bảo, thỉnh cầu, ra lệnh…

Các phụ từ tình thái thường đứng trước vị từ là "hãy","đừng", "chớ", "không" và đứng sau vị từ là "nào", "với", "đi", "đi thôi", "đi nào"… Trong đó,

"hãy", "nào", "với", "đi", "đi thôi", "đi nào"… tạo ý nghĩa khẳng định; các phụ từ

"đừng", "chớ", "không"… mang ý nghĩa phủđịnh.

Cũng từ những nét nghĩa đó, câu cầu khiến trong thơ được sử dụng để động viên, kêu gọi, thỉnh cầu hoặc khuyên can… Đối tượng của câu cầu khiến có khi là đông đảo quần chúng, là một lớp người, cũng có khi là một người. Tuy nhiên, ý nghĩa tác động của câu cầu khiến thật sự có hiệu quả khi nó nói được những điều lớn lao, khi nó kêu gọi được nhiều người:

- Thưa các cô, các cậu, lại các anh

Đời đổi mới, người càng nên đổi mới [Phan Bội Châu – Bài ca chúc Tết thanh niên, 17,tr.547]

- Phiđứng dậy! Còn ngồi làm chi nữa

Hiệp đoàn mau, vác búa liềm lên! [Nguyễn Văn Hoan – Bài ca kêu gọi công nông binh làm cách mạng, 179, tr.248]

- Chị hãy cùng tôi, ta bước đi, Việt Minh cờđỏ rực ba kỳ

Ta đi theo tiếng đoàn quân gọi

Đuổi Pháp về Tây, đuổi Nhật về! [Nguyễn Thị Trinh – Ngọn lửa BaTơ, 179, tr.758]

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 51 - 52)