Hình ảnh kỳ ảo, phi lý hấp dẫn người đọc

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 84 - 89)

- Anh xan ước nên yêu thêm đất nước

2.3.2 Hình ảnh kỳ ảo, phi lý hấp dẫn người đọc

Goethe từng cho rằng bài thơ nói chung hợp lý nhưng lại phải hơi phi lý một chút ở chỗ nào đó. Chính yếu tố hơi phi lý ít ỏi, xen kẽ giữa các yếu tố hợp lý khác to lớn hơn sẽ khiến bài thơ có sức hấp dẫn đặc biệt. Nếu tất cảđều đơn giản, thật thà thì thơ sẽ trở nên thô vụng, không đủ sức hấp dẫn người đọc. Thật ra, yếu tố mà ta

gọi là phi lý trong thơ không phải là yếu tố hoang đường, thần bí mà chính là những hình thức thể hiện từ quá trình nhận thức bằng duy lý và bằng trực giác của nhà thơ. Mong muốn của người làm thơ là sáng tạo nên những bài thơ “vượt lên cái đã biết, cái đã quen, cái đã thấy, nhà thơ cần cấu tạo nên những hình tượng độc đáo, những vần thơ vi diệu, có màu sắc có âm thanh... nơi mà suy lý logic không phát hiện được” [173, tr.79]. Chế Lan Viên từng khuyên các nhà thơ "đừng viết những câu thơ khuôn hình văn phạm, như những cây thẳng quá chim không về", cũng là vì ông muốn khẳng định vẻđẹp độc đáo, kỳ diệu của thơ ca. Từ bao giờ, những yếu tố phi lý đã trở thành một trong những biện pháp diễn đạt sinh động và có khả năng tác động mạnh, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Chúng ta từng bắt gặp những hình ảnh kỳ lạ, khó hiểu, khó giải thích nhưng lại rất hay, rất đẹp. Đó là kết quả của quá trình nhà thơ sáng tác dựa trên một thoáng ấn tượng của trực cảm, vụt lóe sáng như sao băng cho nên những ánh sáng lấp lánh của nó tự khắc cũng làm cho thơ sẽ trở nên có cánh, có đủ khả năng tạo được sự nhập cảm, sức lan truyền của bài thơ đối với người đọc. “Những hình ảnh kỳ lạ, phi lý tính ấy như có "ma lực", "mê hoặc" làm cho người đọc thơ như chạm vào luồng điện, gây ấn tượng ám ảnh trong tâm trí" họ[92, tr.366].

Thông thường, hình ảnh mang yếu tố phi lý thường xuất hiện trong thơ nhiều hơn trong văn xuôi. Nó được hình thành nhờ vào trí tưởng tượng và trực giác của nhà thơ. Trí tưởng tượng của nhà thơ càng phong phú và trực giác càng nhạy bén thì càng có nhiều tứ thơ lạ, nhiều hình ảnh đẹp. Về phía người đọc, họ không những chấp nhận mà còn hứng thú với những hình ảnh kỳ ảo, phi lý bởi vì nó vẫn ấm nóng nguồn nhiệt từ cuộc sống đời thường. Sau mỗi hình ảnh đó là một tâm trạng, một lời tự tình sâu sắc. Nhà thơ phải ở trong trạng huống bức xúc, "tâm trạng" lắm mới tượng hình nên những hình ảnh mới mẻ, độc đáo, bất ngờ, phá cách, phá vỡ logic thông thường. Hình ảnh ấy phần nào thể hiện được tính cách, tâm tình của nhà thơ nên càng gây hứng thú cho độc giả nhiều hơn. Có nhiều hình ảnh thơ hoàn toàn phi lý, phi thực tế nhưng lại thuộc hàng những hình ảnh đẹp, những câu

thơ độc đáo, nó thu hút người đọc, hấp dẫn người đọc bằng những hình thức tồn tại khác thường trong những chiều kích lạ:

- Chiều nay… thương nhớ nhất chiều nay Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy Tôi uống cả em và uống cả

Một trời quan tái, mấy cho say![Nguyễn Bính - Một trời quan tái, 7,tr.119]

- Một cộng với một thành đôi Anh cộng cô đơn thành biển Nắng tắt mà người không đến

Anh ngồi rót biển vào chai [Thanh Sơn - Biển vắng, 188, tr.363]

Uống bóng người yêu và rót biển vào chai là điều hoang tưởng, nhưng nó lại có sức tác động mạnh vào cảm giác của người đọc. Cảm giác ấy là có thật. Nó gợi người ta liên tưởng đến cái muôn trùng biển, mênh mông buồn và nỗi cô đơn đặc sánh trong tâm hồn người. Khó mà dửng dưng khi chạm phải những câu thơ hoặc những hình ảnh lạ như vậy. Khi nhà thơ cố ý diễn đạt càng mơ hồ thì hiệu quả tác động càng cao hơn, nó khiến người ta nhớ lâu hơn, nếu không muốn nói là sẽ nhớ suốt đời. Với một nhà thơ, làm thơ như vậy đã là thành công.

Tố chất tài hoa tài tử của nhà thơ là một trong những nguyên nhân tạo nên kiểu hình ảnh có yếu tố phi lý. Cái chất thơ ấy không thể gieo mà có, tìm mà gặp. Khi gặp men nồng cảm xúc, nó tự bật ra những hình ảnh kỳ quái, khó hiểu. Các nhà thơ Bùi Giáng, Thanh Lãng, Hàn Mặc Tử… thuộc típ nhà thơ thiên về địa hạt này. Những dị biệt độc đáo trong thơ Hàn thường là Trăng, Hồn và Máu. Tài năng và những cảm xúc thăng hoa trong cơn đau tột cùng của căn bệnh hiểm ác thường xuyên mang đến cho thơ ông những hình ảnh siêu thực, nhưng tất cả đều là tuyệt bút:

- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (…)

Áo em trắng quá nhìn không ra [Đây thôn Vĩ Dạ, 188,tr.854]

- Gió rít vầng trăng cao ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy

Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra. [Say trăng, 79,tr.161]

Các hình ảnh ở trạng thái như là không có thật, quá mức độ bình thường, thậm chí gây cảm giác ghê sợ vì nó khiến người ta tưởng như nhà thơ đang mê

sảng, đang mộng mị. Kiểu hình ảnh này thường xuất hiện trong tác phẩm của các nhà thơ theo trường phái tượng trưng. Tuy nhiên, về sau, việc sáng tạo nên các hình ảnh mang yếu tố phi lý gây cảm giác kỳảo cho người đọc không chỉ thấy ở các nhà thơ tượng trưng nữa mà nó lây lan qua các nhà thơ khác. Nhất là trong cảm hứng ngợi ca đất nước, con người Việt Nam trong kháng chiến, trước những tấm gương anh dũng, tuyệt vời của họ, nhà thơ như bị cuốn đi và viết nên những ngôn từ có cánh, những hình ảnh bay bổng:

- Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu anh tuôn theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. [Lê Anh Xuân - Dáng đứng Việt Nam, 188, tr.912]

Khi đó là khi nhà thơ muốn khắc họa một hình ảnh, một vấn đề cụ thể bằng một thoáng ấn tượng, trực giác, bằng cảm nhận siêu thực, bằng trái tim rung động mãnh liệt không kiềm chế. Nếu dùng tư duy logic mà mổ xẻ, phân tích thì tưởng như không thể chấp nhận, không thể hiểu vì nó vô nghĩa hoặc kỳ quặc. Nhưng nếu dùng trực cảm để cảm nhận thì vẫn thấy nó hợp lý, nếu nhìn nhận chúng ở nét nghĩa bên trong, ở những xung động thẩm mỹ ào ạt trong lòng nhà thơ. Vì thế mà hình ảnh thơđạt đến độ khác thường và gây tác động mạnh cho độc giả.

Những hình ảnh phi lý, kỳảo luôn mang đến cho người đọc những cảm giác sâu đậm, khó phai:

- Ta gạt nước mắt ngẩng đầu lên, vẫn nắng Ba Đình trong veo Người đem về năm trước

Ta thề mang ánh nắng này đến nhà mẹ già ở tận chót Cà Mau

Những biên đội không quân như hình ảnh dân tộc ta lượn quanh Người lớn vượt

Cất cánh bay cao theo tay Bác vẫy trên đầu. [Việt Phương – Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương, 147, tr.517]

Thơ kháng chiến đã tận dụng khuynh hướng ngợi ca để xây dựng nên những tượng đài nghệ thuật cho những con người Việt Nam anh dũng, kiên trung. Cảm

xúc thơ càng thăng hoa thì hình ảnh thơ càng bay bổng diệu kỳ. Trong thực tế, người đọc bị tác động không nhỏ từ những hình ảnh kỳ lạấy. Một chút ghê rợn, một chút kỳảo - nó như có ma lực hút người ta tư duy theo hướng đó, không cưỡng lại. Đôi lúc nó khiến người ta tự hỏi phải chăng trời sinh ra nhà thơ và ban cho họ tài năng để họ làm thơ và cũng để họ mê hoặc con người? Dù có nhà thơ có cả một sự nghiệp chất ngất những tác phẩm, cũng có nhà thơ nổi tiếng chỉ với dăm bài, nhưng độc giả nhớđến họ thường không phải vì nhà thơđó viết nhiều hay ít, mà vì họ nhớ đến những câu thơ trác tuyệt hoặc những câu thơ thâm thúy khó phai mờ theo thời gian. Người đọc luôn bị tác động khi bắt gặp những hình ảnh thơ tài hoa, độc đáo như thế này:

- Bây giờ riêng đối diện tôi

Còn hai con mắt khóc người một con [Bùi Giáng - Mắt buồn, 36,tr.160]

- Màu con mắt bên màu xuân xiêu đổ

Ở bên kia nhìn trở lại bên này [Bùi Giáng - Người đi đâu, 36, tr.41]

- Biển trầm luân, sóng can qua

Câu thơ mỏng mảnh mang ra làm chèo[Trần Huyền Trân,155,tr.64]

- Trái Đất ba phần tư nước mắt

Đi như giọt lệ giữa không trung [Xuân Diệu, 155, tr.68]

- Anh gọi hồn về nghiêng tháp bút

Mở nguồn linh diệu nắng hoen mưa... [Hoàng Cầm, 155, tr.70]

- Thoáng hiện em về trong đáy cốc

Nói cười như chuyện một đêm mơ [Quang Dũng, 155, tr.71]

- Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Tươi như cánh nhạn lai hồng [Nguyễn Mỹ - Cuộc chia ly màu đỏ, 147,tr.453]

Khi đọc những câu thơđó, người đọc sẽ thấy như mình đang bị huyễn hoặc, đang bị dẫn dắt vào một vùng không gian kỳảo, đa chiều. Nó được gợi lên từ những cảm giác không xác định rõ, những hình ảnh rất khó vẽ ra giấy nhưng lại có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thơ. Nó góp phần tạo nên phẩm chất đặc biệt của riêng thơ và mang lại cho người đọc những cảm giác mới lạ. Nó đánh vào nhận thức và cảm xúc độc giả bằng chính sự mới lạ đó. Càng lạ, càng khiến người ta khó quên, càng ám ảnh người ta.

Có thể khẳng định, khi nào thơ còn tồn tại thì vẫn còn những hình ảnh phi lý, kỳ ảo. Vì chínhdạng thức cảm giác là dạng thức cơ bản nhất và là dạng đặc thù nhất của hình tượng thơ, mà cảm giác cũng chính là căn nguyên của tính chất phi lý

trong cấu trúc hình tượng thơ. Nó là kiểu tư duy ảo hóa trong quá trình sáng tác của nhà thơ và đòi hỏi người đọc thơ phải nhập vào thế giới ảo đó để cảm thụ. Nếu cảm giác nhạy bén thôi thúc nhà thơ sáng tác nên những hình ảnh kỳ lạ thì đến lượt người đọc cũng phải dùng cảm giác và kinh nghiệm sống của mình mà giải mã những hình ảnh đó. Người đọc không thể thắc mắc hoài về cái điều vì sao sông Đuống trong thơ Hoàng Cầm lại nằm nghiêng nghiêng trong khi con sông này ở Bắc Ninh thì đâu có như vậy. Ngược lại họ lại bị nhà thơ cuốn vào các hình ảnh ấy vì chính các hình ảnh này tác động vào họ một ấn tượng sâu sắc, khiến họ khó quên dù có thể sau này không còn nhớ nó nằm trong bài thơ nào, do ai sáng tác. Cho nên, nhà thơ nào càng tinh tế trong nhận thức thế giới thì càng sáng tạo nhiều hơn những hình ảnh kỳ lạ, độc đáo, và càng được nhiều độc giả say mê.

Thực tế văn học đã cho ta tin rằng, người đọc bao đời nay vẫn luôn bị lôi cuốn và rất hứng thú với những hình ảnh sáng tạo ấn tượng, kiểu như: “Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu, Đợi gió đông vềđể lả lơi [Hàn Mặc Tử - Bẽn lẽn, 79,tr.64] hay

"Hương thời gian thanh thanh, Màu thời gian tím ngát" [Đoàn Phú Tứ - Màu thời gian, 133, tr.125]. Và cả cái bến My Lăng của Yến Lan bao mùa trăng rồi vẫn ông lái đò chơ vơ ngồi đợi khách làm ngẩn ngơ lòng người đọc.

Có như vậy mới hiểu, giữa cuộc đời trần thế, con người vẫn mơ màng vềảo ảnh. Có thể trong ảo ảnh, người ta chiêm nghiệm sâu hơn cái bản ngã của mình. Thông qua ảo ảnh, bản chất thực của cuộc đời cũng được phản ánh sâu sắc hơn. Không riêng gì trong thơ, thực và ảo vẫn luôn đan xen, hòa quyện vào nhau trong rất nhiều loại hình nghệ thuật khác với sức cuốn hút mạnh mẽ...

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)