- Nhớ con bướm trắng lạ lùng [Nguyễn Bính Ng ười hàng xóm, 133, tr.322]
2.2.1 Sức cuốn hút của các yếu tố trùng điệp
Ngoài những hình tượng, thơ còn mang trong lòng nó những giai điệu. Nhạc điệu trong thơ từ lâu đã trở thành tính năng cơ bản, thành đặc trưng không thể thiếu của thơ. Nhạc thơ được hình thành chủ yếu từ tiết tấu (số lượng âm tiết trong câu, nhịp điệu, âm điệu, phép trùng điệp và phép đối) và vần. Tùy vào từng thể thơ khác nhau mà các yếu tố này được tổ chức khác nhau tạo nên đặc trưng nhạc tính của từng thể loại.
Trùng điệp trong thơ ca là sự lặp lại các đơn vị ngữ âm khác nhau trong văn bản để tạo nên một âm hưởng mang ý nghĩa, và ý nghĩa này sẽ không tồn tại nếu tách riêng khỏi văn bản. Cũng cùng một mục đích muốn khắc sâu vào tâm trí công chúng, nhạc sĩ lặp đi lặp lại nhiều lần một số nốt nhạc, ca từđể tạo nên điệp khúc, đạo diễn cho xuất hiện trên màn ảnh nhiều lần một hình ảnh, người diễn thuyết lặp lại nhiều lần một từ, một ý quan trọng… thì nhà thơ cũng sử dụng các biện pháp lặp
và có thể lặp nhiều yếu tố khác nhau, tạo nên tính trùng điệp cho thơ để lôi cuốn người đọc.
Trước đây, trong thơ cổđiển, điệp là một biểu hiện của việc "thiếu vốn chữ" nên người ta kỵ dùng điệp. Hiện tượng điệp trong thơ mới bắt đầu phát triển về sau này. Từ sau khi phong trào Thơ Mới, thơ tự do phát triển, điệp dần dần trở thành một dạng năng lượng quan trọng để thể hiện nội dung mà những biểu hiện ngôn ngữ khác khó mà diễn đạt thay thế. Các nhà thơ tạo nên trùng điệp cho thơ ở nhiều đơn vị ngôn ngữ khác nhau: âm (phụ âm, nguyên âm), vần, tiếng (âm tiết), từ, ngữ, dòng, cấu trúc câu, đoạn.
Trùng điệp luôn có khả năng tạo ra một âm hưởng lớn do sự lặp lại các âm thanh, tạo thành những âm vang giàu nhạc điệu, giàu ấn tượng, giàu sức lan tỏa cho thơ. Đó cũng là nguyên nhân mà các nhà thơ Tản Đà, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy… thường sử dụng biện pháp trùng điệp như một trong những biện pháp nghệ thuật hình thành nên nét phong cách thơ độc đáo cho riêng mình để tác động đến độc giả.
Đối với các thể thơ cốđịnh số lượng tiếng trong một dòng (thơ 7 chữ, 8 chữ, lục bát…), các nhà thơ khai thác sức mạnh của vần (nguyên âm và phụ âm) để tạo nên nhạc điệu. Sự lặp lại nhiều lần một phụ âm hoặc nguyên âm sẽ giúp cho người đọc cảm giác rõ hơn ý nghĩa biểu đạt của từ, ngữ trong hoàn cảnh cụ thểđó bởi khả năng tạo nghĩa của các vỏ âm thanh ngôn ngữ mang lại. Khi Xuân Diệu viết:
"Những luồng run rẩy rung rinh lá" [Đây mùa thu tới, 133,tr.110] là ông đã chọn hai từ láy "run rẩy" và "rung rinh" có phụ âm đầu là "r" - vốn là một âm xát, ồn, hữu thanh, được phát âm theo kiểu rung đầu lưỡi - để tạo nên ấn tượng sâu sắc về độ rung từ cách phát âm đến ý nghĩa mà câu thơ muốn biểu đạt. Cả "run rẩy" hay
"rung rinh" đều là hai từ láy diễn đạt sự chuyển động của chủ thể. Tương tự như vậy, các nhà thơ thường sử dụng nhiều cách điệp phụ âm, nguyên âm, cách sử dụng từ láy vừa có tác dụng tăng cường ý nghĩa biểu đạt của từ, vừa tạo nên độ vang vọng về âm thanh cho câu thơđể tác động đến cảm giác của độc giả:
- Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi [Quang Dũng - Tây Tiến, 188, tr.567]
Âm hưởng của hai câu thơ lan xa, lan xa… và tác động vào cảm giác của người đọc ấn tượng sâu đậm về nỗi nhớ của nhà thơ. Nó có sức mạnh kéo người ta đến gần để lắng nghe tiếp những tự tình phía sau. Trong mở đầu Bên kia Sông Đuống, Hoàng Cầm cũng sử dụng hàng loạt các yếu tố lấp láy, điệp âm, điệp vần để tạo nên một khúc dạo đầu quyến rũ, kéo người đọc vào thế giới Kinh Bắc lung linh, huyền ảo:
- Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay[Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống, 147, tr.218]
Điệp từ, điệp ngữ, điệp câu cũng là hiện tượng phổ biến trong thơ hiện đại. Điệp được sử dụng với mục đích mở rộng nghĩa và gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. Những nhà thơ chú ý tạo âm hưởng cho thơ, thường tận dụng biện pháp trùng điệp để làm phong phú thêm độ âm vang cho nhạc thơ và tác động đến tư tưởng, tình cảm của độc giả.
Mỗi loại điệp tạo nên mỗi hiệu ứng khác nhau. Kiểu điệp từ và cụm từởđầu câu và cuối câu thường tạo nên khí thơ hùng mạnh, lôi cuốn người đọc mạnh mẽ hơn. Cái réo rắt, da diết của đoạn thơ trong Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm) là vì vậy:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấyxanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Cách điệp này khiến người đọc chú ý đến tác dụng ý nghĩa của từ ngữ đó, nó buộc người ta suy nghĩđến lý do mà nhà thơ phải lặp lại nhiều lần những cấp độ ngôn ngữ lớn như vậy. Đối với những sự kiện trọng đại, những tình cảm lớn, cách điệp này tạo nên âm vang mạnh mẽ hùng hồn như một lời hịch:
Tiếng hoan hô như lời nguyện
Tiếng hoan hô trùng trùng lớp sóng
Tiếng hoan hô thăng trầm như bể dâu Những tiếng hoan hô còn lan rộng
Tiếng hoan hô lớn lao vô cùng và nhọn như tháp bút [Ngô Kha – Ngụ ngôn của người đãng trí, 187, tr.75]
- Lửa bùng lên, lửa bùng lên,đất trời tê dại
Lửa bùng lên, lửa bùng lên, chị gục xuống quê hương
Lửa nén từ lâu trong buồng phổi căm hờn
Lửa nén từ lâu trong mắt người nhẫn nhục
Lửađãđốt từ chiều sâu ý thức
Lửa đã nhen từ mỗi nhịp con tim
Ba mươi mốt triệu người quằn quại siết rên
Lửa! Lửa! Lửa! Lửa nào đang cháy bỏng…[Trần Quang Long – Phan Thị Mai, 103, tr.201, 202]
Đối với kiểu điệp ngữở vị trí đầu câu như trên, âm vang có bị cách quãng do sự tồn tại của các yếu tố cuối câu, nhưng vẫn không lấn át được sức mạnh ngữ âm của chúng. Mỗi một dòng thơ tiếp theo đều được bắt đầu bằng cách lặp lại yếu tố (từ, ngữ) ở dòng trước nó, tạo nên độ dày đặc về âm thanh, và theo cách này, nó tác động đến người đọc bằng độ vang, mạnh của âm thanh mà còn bằng ý nghĩa từ vựng của các yếu tố được lặp lại nhiều lần. Có thể cảm nhận điều này ở một đoạn thơ khác:
Hôm quađàn cháu ra đời
Ngày maiđàn cháu hát cười tự do
Hôm quađói rét ngục tù
Ngày mai tươi sáng ấm no đời đời
Hải Phòng cuồn cuộn dâng như biển
Giặc Pháp mang thêm tội giết người
Hải Phòng cuồn cuộn dâng như biển
Đứng dậy hôm nay ở lớp người! [Trần Huyền Trân – Hải Phòng 19.11.1946, 188, tr.820]
Hiện tượng trùng điệp như vậy hoàn toàn không thể xảy ra đối với thơ ca cổ điển, nó sẽ bị xem là vụng về, khó chấp nhận. Nhưng ở đây, nó có ý nghĩa tích cực vì đã tạo nên một sức hút của một bầu không khí quyết liệt, cái khí thế vũ bão của cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Âm hưởng trùng điệp, ào ạt của những dòng thơ ấy có sức hút người đọc rất mạnh.
Ta thường thấy hiện tượng trùng điệp xuất hiện nhiều hơn hết trong các sáng tác thơ giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Mỹ và thơ hôm nay - sau 1975. Phải chăng âm vang của cuộc sống mới tạo cho các nhà thơ niềm hăng say, sôi nổi, nhiệt tình và muốn chuyển hết vào thơ ca? Phải chăng cách diễn đạt này giúp các nhà thơ thể hiện tốt hơn cái "ta" của thời đại với niềm vui sướng, hân hoan nhất? Bên cạnh trùng điệp ở vị trí đầu câu, điệp ở giữa hoặc cuối câu cũng tạo nên những âm vang mạnh mẽ. Nó giúp nhà thơ truyền đến công chúng niềm hân hoan vui sướng, tự hào đang trào dâng trong lòng:
- Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngảđường bát ngát
Những dòng sôngđỏ nặng phù sa... [Nguyễn Đình Thi - Đất nước, 188, tr.377]
Và còn kéo chúng ta say sưa tin tưởng vào ngày toàn thắng của dân tộc:
-Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng Anh dắt tay em, trời chi chít sao giăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Ta thắp đèn lồng, thắp cảđèn sao năm cánh
Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh [Phạm Tiến Duật - Lửa đèn, 188, tr.150]
Nếu như điệp gián cách tạo nên những nhịp điệu nhất định, khiến câu thơ tăng thêm độ nhịp nhàng lôi cuốn thì điệp liên tiếp có nét độc đáo của nó. Nó nhấn mạnh mà không cần ý tứ, e ngại, nó thẳng thừng nhắc lại, bắt người đọc phải nghe thấy nó, nghĩđến nó:
- Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy giở tung trắng cả rừng chiều! Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường tình yêu mới mẻ... (...)Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy! [Phạm Tiến Duật - Gửi em, cô thanh niên xung phong, 66,tr.56, 57]
- Phan Thị Mai, Phan Thị Mai, cả tấm hình hài
Đang thắp sáng bằng lửa hờn dân Việt (...)Phan Thị Mai, Phan Thị Mai
(...)Phan Thị Mai, Phan Thị Mai
Chị ngã xuống rồi, triệu lòng u uất
Và rùng rùng dân tộc đứng lên theo [Trần Quang Long – Phan Thị Mai, 103, tr.202]
Trùng điệp trong thơ đôi khi được nhà thơ dùng như một phản xạ thẩm mỹ tự nhiên, nhưng đôi khi hình thức nghệ thuật này được nhà thơ sử dụng một cách có chủ ý. Bài thơ tình ở Hàng Châu của Tế Hanh được viết theo kết cấu trùng điệp. Ngay từ những dòng đầu tiên, nhà thơ đã dắt người đọc vào tâm trạng nhớ thương quay quắt: