Vần thơ và âm điệu du dương, gợi cảm

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 77 - 81)

- Anh xan ước nên yêu thêm đất nước

2.2.3 Vần thơ và âm điệu du dương, gợi cảm

Trong các yếu tố tạo nên nhạc tính cho thơ, vần góp phần không nhỏ. Vần trong thơ được tạo nên nhờ sự lặp lại các khuôn vần giữa các âm tiết trên các dòng thơ theo những quy luật phối âm nhất định và giữ vai trò liên kết các dòng thơ hoặc nhấn mạnh sự ngừng nhịp... Vần thơ có vai trò liên kết, nó khiến người ta quay trở lại với dòng thơ trước - nơi mà khuôn vần đã xuất hiện lần thứ nhất. Vần cũng là yếu tố tác động đến người đọc về mặt âm thanh bởi nó được gieo ở các tiếng cuối nhịp, lại là tiếng mang âm lượng nặng nhất và có trường độ dài nhất trong dòng thơ. Vì vậy, những âm tiết mang vần là trọng âm, là điểm nhấn nghệ thuật, là những tiếng thường được người đọc chú ý nhất khi đọc lên.

Ấn tượng mà vần đem đến cho người đọc là cảm giác khoan khoái, "hứng thú như ngậm âm nhạc trong miệng" [22, tr.284]. Đọc những câu thơ có vần, có điệu, người đọc cảm thấy nhưđang hát, nhưđang hòa điệu cùng thơ. Tận dụng điều này, các nhà thơ thường vận dụng linh hoạt nhiều loại vần khác nhau trong tiếng Việt để tạo nên âm hưởng riêng cho thơ mình. Khi có nhu cầu tác động, vần cũng hiển nhiên trở thành phương tiện biểu đạt hiệu quả.

Phổ dụng nhất là hiệp vần chân và vần chính. Kiểu vần này có khả năng tạo nên độ vang vọng cao nhất cho thơ. Vần chính là hiện tượng hai âm tiết trùng nhau hoàn toàn phầnvần:xa, ca, nhà, ta Vần chân là hiệp ở các tiếng cuối dòng. Kết hợp hai kiểu vần này, độ hòa âm của bài thơ sẽ cao hơn, nhạc thơ giàu xúc cảm hơn và dễ tác động đến độc giả hơn:

- Chưa bán được một đng

Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong

Bước cao thấp bên bờ tre hun hút

Có con cò trắng bay vùn vt

Lướt ngang dòng sông Đuống vềđâu?

Mẹ ta lòng đói dạ su

Đường trơn mưa lạnh,mái đu bạc phơ…[Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống, 147, tr.221]

Chúng ta có vốn ngôn ngữ đơn âm nhưng đa thanh, nên câu thơ Việt của chúng ta vừa cô đọng vừa giàu nhạc điệu. Ngôn ngữ thơ càng tinh vi, điêu luyện, có

giá trị biểu cảm cao, có sức gợi tảđặc biệt thì càng tạo nên những liên tưởng phong phú, sinh động trong tâm trí của người đọc. Trong thơ, các âm tiết được hiệp vần bật lên tựa như những nốt nhạc ngân lên từ một chiếc vĩ cầm. Vì vậy mà nhiều nhà thơ sử dụng vần như một phương tiện ngữ âm để tác động vào cảm giác của độc giả.

Muốn âm hưởng thơ có độ vang dội vào lòng người mạnh mẽ hơn, các nhà thơ chọn những âm hiệp vần có độ vang: a, ơi, ôi, an, ang, ương, anh… và các thanh đi kèm là những thanh bằng, giàu sức lan tỏa. Kiểu vần này phù hợp với những tâm trạng vừa mạnh mẽ vừa da diết, mênh mang:

- Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.[Quang Dũng - Tây Tiến, 188, tr.116]

- Mùa thu nay khác ri

Tôi đứng vui nghe giữa núi đi

Gió thổi rừng tre phấp phi

Trời thu thay áo mi

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngảđường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa... [Nguyễn Đình Thi - Đất nước, 147, tr.568]

Ngược lại, muốn tạo cho người đọc cảm giác về sự trúc trắc thì những âm hiệp vần được chọn thường là những âm khép: iu, oăt, ep, âp, ăp, ât, ăt…và mang thanh trắc. Những vần này rất phù hợp để diễn đạt những tình huống hiểm nghèo, éo le, đau đớn đến khó thốt thành lời:

- Khóc anh không nước mt

Mà lòng đau như ct

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính cht [Hoàng Lộc - Viếng bạn, 147, tr.431]

- Chỗ cây cau kê vại nước ngọt giờ thành hố bom

Nơi góc sân lũ trẻ chơi ô quan cày lên bởi một chùm rốc - két

Một bức tường vỡ đôi nồng khét

So với kiểu hiệp vần thông hoặc vần lưng thì hiệp vần chính và vần chân giúp cho vần phát huy mạnh nhất khả năng tác động ngữ âm của ngôn ngữ. Sự lặp lại 2 hoặc 3 lần một vần trong khổ thơ sẽ tạo nên sự dìu dặt, du dương của âm, đồng thời âm hiệp vần lại nằm ở âm tiết đứng cuối dòng, có nghĩa là cuối nhịp thơ càng khiến cho thơ trở nên nhịp nhàng và vang xa hơn.

Vần trong thơ ngày càng đa dạng hơn, vần được gieo không bắt buộc nhất thiết phải nằm ở vị trí cốđịnh nào. Số âm tiết trong thơ tự do nên vị trí của vần cũng tự do hơn. Số lượng từ có các vần hiệp với nhau ngày càng nhiều và các vần hiệp ở nhiều vị trí khác nhau: vần chân, vần lưng và vần thông.

Tuy nhiên, “thơ ca muốn được như dàn nhạc, không phải nhờ ở vận mà nhờ cảở âm. Âm có thích hợp thời thơ mới có ảnh hưởng, đọc lên mới có thể thành điệu ngâm”[81, tr.33].Âm ở đây là âm điệu, là sự phối hợp luân phiên các thanh điệu của âm tiết về đường nét (Bằng: ngang, huyền – Trắc: hỏi, ngã, nặng, sắc) và âm vực (Cao: ngang, ngã, sắc – Thấp: huyền, hỏi, nặng) để tạo nên độ trầm bổng, du dương, phù hợp với nội dung mà tác giả muốn diễn đạt. Thanh điệu của thơ có thể tác động đến độc giả bằng cao độ trầm hay bổng đó.

Sự đối lập về đường nét cũng như về âm vực của ngôn ngữ Việt Nam đã đem lại cho thanh điệu sự hòa âm tuyệt vời cho thơ. Sự tập trung nhiều thanh bằng hoặc nhiều thanh trắc trong thơ sẽ tạo nên những điểm nhấn nghệ thuật ấn tượng. Những tiếng mang thanh trắc thường nặng nề hoặc réo rắt, biểu hiện sự trục trặc, tạo cảm giác bất trắc, không bình yên, xáo trộn, tan vỡ. Nếu tập trung nhiều thanh trắc trong một đoạn, một câu thơ sẽ tạo nên hiệu quả thẩm mỹ mạnh mẽ cho người đọc. Cho nên, khi muốn tác động vào người đọc những nội dung ý tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, nhà thơ thường sử dụng luân phiên nhiều âm tiết cao, thanh trắc để tạo nên giai điệu không ổn định, thất thường:

- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ, bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người![Quang Dũng – Tây Tiến,188, tr. 157]

Đôi khi, nhà thơ phối hợp nhiều âm tiết mang thanh bằng - trắc trong một dòng, một đoạn thơ không câu nệ bổng trầm mà tuân theo quy luật tự nhiên của lời nói. Chính hiện tượng này tạo cho người đọc cảm giác dễ chịu nhưđang được nghe nhà thơ trò chuyện, tâm tình những lời gan ruột:

- Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn! Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn, Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ

Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn… Cha ông ta từng đấm nát tay trước của cuộc đời,

Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa…[Chế Lan Viên – Tổ Quốc bao giờđẹp thế này chăng?, 147, tr.648]

- Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ

Không cho ai có thể lạnh tanh

Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ

Như vết xước của trái tim Sau bài hát rồi em lặng im Cái lặng im rực màu hoa đỏ

Anh biết mình vô nghĩa đi bên em[Thanh Tùng – Thời hoa đỏ, 147, tr.626]

Chính cái thanh điệu tự nhiên lên xuống, trầm bổng ấy tác động đến tình cảm của người đọc. Nó mang lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết như thể đang "đọc" chính mình, không câu nệ, không trau chuốt… thông thường, âm điệu trong một bài thơ cũng biến đổi tùy theo đoạn thơ, tùy theo nội dung ý nghĩa mà nhà thơ điều chỉnh sự phối âm cho phù hợp. Thú vị nhất là khi người đọc đang thuận tai vì những âm điệu du dương, đang thoải mái thẩm thấu cái âm hưởng ấy thì bất ngờ vấp phải sự gồ ghề trục trặc của con chữ khiến tất cả bỗng khựng lại, cảm xúc đang trôi bị vướng lại, vướng lại và buộc họ nên nó tạo được sự chú ý của người đọc.

Ngược lại, câu thơ có nhiều thanh bằng thường gợi cảm giác êm đềm, hài hòa, nhẹ nhàng, không gian được mở rộng ra, thời gian như kéo dài hơn. Muốn tác động đến người đọc những cảm xúc ngọt ngào, tinh tế, thơ thường tận dụng những âm điệu của thanh bằng, hoặc âm vực thấp:

- Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy[Nguyễn Đình Thi – Đất nước, 147, tr.567]

- Triền đê xanh Bờ cỏ gió xanh xanh

Sắc áo ấy cũng màu xanh với gió Hoàng hôn tím buông dài lối nhỏ

Hương tóc thơm

Thơm mãi tới bây giờ.[Phạm SĩĐại – Gió bờ sông,188,tr.182]

Cũng như nhịp, âm điệu thơ cũng có khả năng mô phỏng, hình tượng hóa đối tượng được miêu tả. Hòa âm thường xuyên thay đổi sẽ làm cho giai điệu trở nên căng thẳng, không ổn định và ngược lại, nếu hòa âm ít thay đổi thì giai điệu có tính dàn trải, êm ả. Vì thế mà thanh điệu có vai trò và vị trí rất quan trọng trong thơ ca. Nhà thơ là người có khả năng biến cái nhạc điệu phong phú của Tiếng Việt thành sức mạnh, thành vũ khí sắc bén cho thơ Việt Nam. Giữa âm điệu và nội dung biểu đạt luôn có mối tương quan. Âm điệu trong thơ thể hiện khả năng vận dụng linh hoạt các con chữ giàu âm thanh và phong phú về nghĩa của nhà thơ, sao cho có thể tạo nên những vần thơ sâu sắc về nội dung và hấp dẫn, du dương về âm sắc, khiến người ta phải hứng thú đọc đi đọc lại để "thẩm âm" và đắc chí. Những nhà thơ lớn của Việt Nam rất biết cách tận dụng điều đó để thu hút sự chú ý của công chúng và giúp cho thơ trụđược với thời gian.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)