Nguồn gốc khản ăng tác động của thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 36 - 37)

Những ý nghĩa cao đẹp mà thơ ca mang đến cho xã hội như đã nêu trên không chỉ được nảy sinh từ nhu cầu cấp bách của lịch sử mà còn từ chính ngay trong bản chất của hoạt động sáng tác. Đời sống của một tác phẩm được tính từ tiền đề xã hội với những yếu tố thuộc về thời đại, quê hương, gia đình - cho đến khi tác phẩm đến với người đọc và được họ tiếp nhận thì chúng mới thật sựđi hết quy trình tồn tại của mình. Những yếu tố thuộc về tiền đề xã hội thường góp phần hun đúc nên những tài năng thơ, giúp họ ấp ủ và thai nghén ra những bài thơ phục vụ cho cộng đồng mình đang sống. Thật ra, ý đồ phát khởi của nhà thơ ngay trong quá trình sáng tác cũng đã hàm chứa cả ý thức tác động: khi tứ thơ chợt đến hoặc khi ngòi bút viết ra từng dòng thơ trên giấy thì trong đầu nhà thơ cũng đồng thời hình dung ra thái độ, phản ứng của người đọc về điều mình sắp diễn đạt. Điều đó đã trở thành quy luật. Thậm chí ngay cả khi viết một bài thơ tình yêu, nhà thơ cũng hướng đến ít nhất là một người cụ thể. Chưa kểđến nhiều trường hợp ý thức tác động hình thành trong đầu nhà thơ trước khi tác phẩm thành hình. Hiện tượng này xuất hiện phần nhiều ở các nhà thơ cách mạng – những người có ý thức đề cao mục đích cổ vũ, tuyên truyền trong sáng tác.

Có thể khẳng định, một trong những bản chất quan trọng của thơ là khả năng tác động mạnh mẽ của nó đối với đời sống tinh thần của con người. Khả năng đó nằm ngay trong bản chất của thơ với tư cách là một hoạt động giao tiếp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (Trang 36 - 37)