Vì sao không nên nói tục ngữ đa (hay nhiều) nghĩa?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 159 - 160)

III. Quy luật biến thể của thành ngữ và tục ngữ

1. Vì sao không nên nói tục ngữ đa (hay nhiều) nghĩa?

Trong bài viết của mình, sau khi phân tích nội dung các tài liệu, giáo trình của các tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Lê Chí Quế (chủ biên), Hoàng Tiến Tựu và Bùi Mạnh Nhị viết cho các hệ học sinh từ phổ thông đến cao đẳng, đại học, Nguyễn Xuân Đức nhận xét: "Theo quan niệm của hầu hết các nhà nghiên cứu thì có hai bộ phận tục ngữ: bộ phận chỉ có một nghĩa và bộ phận có nhiều nghĩa (...). Tuy nói tục ngữ thường mang nhiều nghĩa nhưng trong trong toàn bộ bài viết của mình, Bùi Mạnh Nhị cũng chỉ nói tới nghĩa đen và nghĩa bóng của thể loại này mà thôi”. Tương tự, "mặc dù có hẳn một đề mục là" Tính nhiều nghĩa của tục ngữ" hoặc dùng hẳn từ "đa nghĩa" khi nói về nội dung của tục ngữ nhưng đọc kĩ toàn bộ chương viết về tục ngữ trong giáo trình dành cho học sinh cao đẳng sư phạm thì thấy Hoàng Tiến Tựu cũng chỉ nói được hai nghĩa mà thôi".

Những ý kiến trên là thoảđáng. Có điều, khi bác bỏ quan niệm cho rằng "Hai là nhiều, nhiều là đa, vì thế có quyền nói tục ngữ là nhiều nghĩa, là đa nghĩa", ông Đức lập luận: "Đúng hai là

nhiều, mà nhiều là đa nhưng đa (hay nhiều) bao hàm cả hai chứ không chỉ có hai", và ông khuyên "Không nên nói tục ngữ là đa nghĩa hay nói quá đi rằng tục ngữ có nhiều nghĩa như các tác giả khác".

Ở đây, cái ý "nhưng đa (hay nhiều) bao hàm cả hai chứ không chỉ có hai" là thừa, là luẩn quẩn, vì điều tác giảđang bàn là "Hai là đa (hay nhiều)" chứ không phải "Đa (hay nhiều) là hai". Sắp xếp lại thứ tự của các phán đoán, đưa lập luận đang xét về dạng luận tam đoạn, ta sẽ sáng rõ hơn điều này:

Nhiều là đa Hai là nhiều Vậy nên, hai là đa

"Hai là đa" là một kết đề tất yếu đúng, và theo đây, cứ câu tục ngữ nào có hai nghĩa thì câu đó là nhiều nghĩa, đa nghĩa, không có gì phải băn khoăn cả. (Trong suy luận, khi đã biết rằng "Hổ là thú ăn thịt" và biết "Con vật này là hổ",ta sẽ suy ra "Con vật này là thú ăn thịt". Ở đây không cần phải ngoắc lại rằng "nhưng trong loài thú ăn thịt có hổ chứ không phải chỉ có hổ".)

Đây chỉ là cách tư duy thông thường. Thế nhưng trong các cuộc tranh luận khoa học, lắm khi vì thiếu một chút kiến thức thông thường ấy mà một vấn đề đúng lại tưởng là sai, một vấn đề đơn giản lại hoá thành phức tạp. Trường hợp ta vừa phân tích là một ví dụ.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sự luẩn quẩn trong cách lập luận trên chủ yếu là do tác giả chưa xác định rõ được mối quan hệ giữa các khái niệm "hai", "đa" và "nhiều". Thật ra, "đa" cũng có nghĩa là "nhiều". Và "nhiều" hay "đa" đều là "từ hai trở lên". Trong thực tế, "đa" có thể là "từ ba trở lên" (như "đa" trong "đa giác", "đa phức", "đa tiết", "đa trị") nhưng điều này không làm cho kết luận vừa nêu (Đa hay nhiều đều là từ hai trở lên) sai, vì trong "từ hai trở lên" có "từ ba trở lên". Từđiển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý (1) cũng xác định: "đa nghĩa" là "có hai nghĩa trở lên; còn gọi là nhiều nghĩa".

Từ sự phân tích trên, chúng ta có thểđi đến kết luận: Việc Hoàng Tiến Tựu và Bùi Mạnh Nhị hay ai đó sử dụng khái niệm "nhiều nghĩa" hay "đa nghĩa" khi nói về những câu tục ngữ có hai nghĩa là hoàn toàn đúng, không còn gì để bàn cãi nữa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)