Vấn đề biện pháp tu từ trong tục ngữ:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 55 - 62)

C T (Dn) (Dn)

2.1.3 Vấn đề biện pháp tu từ trong tục ngữ:

Tục ngữ không chỉ là lời nói thông thường dùng để truyền bá kinh nghiệm đời sống mà còn là một văn bản nghệ thuật, “một tiềm năng tiếp nhận”. Để thể hiện hình tượng cuộc sống một cách

sinh động, tục ngữ dùng nhiều biện pháp tu từ. Tác dụng của biện pháp tu từ là làm cho sự diễn đạt của thể loại này thêm gợi cảm, tinh tế, đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

Trong bài viết “Tc ng Vit Nam và các hình th ngôn t, (1990) in trong tạp chí Văn học, Hà Nội, số 5, Hoàng Trinh đã giới thiệu ba loại tư duy khi sáng tạo các câu tục ngữ, đó là: tư duy hình tượng, khái quát và đối chiếu so sánh. Để thể hiện ba loại tư duy đó, tục ngữ Việt Nam có ba hình thái chính: đề dụ, hoán dụ, ẩn dụ. Sau khi trình bày ba hình thái chuyển nghĩa trên và đưa ra một số ví dụ để minh họa, tác giả gọi đó là những hình thể ngôn từ mà nhân dân đã đưa vào trong sáng tạo tục ngữ.

Trong công trình “Văn hc dân gian” (1990), Hoàng Tiến Tựu đã quan niệm: “Hình tượng trong tục ngữ chỉ là hình tượng ngôn ngữ, hình tượng của tư duy lí trí thông thường chứ nói chung không phải là hình tượng nghệ thuật, hình tượng của cảm xúc thẩm mỹ” [257,119]. Ông cho rằng, nó được tạo ra bằng nhiều biện pháp cụ thể như miêu tả trực tiếp (“Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”...), tỷ dụ (“Người sống, đống vàng”...), hoán dụ, tượng trưng, nhân cách hóa. Theo tác giả: “Phổ biến và giàu ý nghĩa nhất trong tục ngữ là loại hình tượng ẩn dụ (gắn liền với lối nói bóng, nói ngụ ý) bao gồm ẩn dụ có ý thức và ẩn dụ tự phát” [257, 120].

Năm 1997, trong công trình “T ký hiu nghĩa đến thi pháp hc”, Hoàng Trinh đã nêu lên những nhận xét về đặc điểm thi pháp thể loại tục ngữ. Theo ông, có thể thấy trong tục ngữ một thi pháp dân tộc thể hiện ở một sốđiểm như tục ngữ mang xu hướng logic hóa, lý tính hóa của tư duy dân gian, bao giờ cũng muốn đúc kết, khái quát hóa những nhận xét, kinh nghiệm cụ thể thành những nguyên lý, phương châm chân lý lịch sử. Xu hướng logic hóa đó trong tư duy khi thể hiện bằng ngôn từđều thông qua tư duy hình tượng, tức tư duy tái tạo nhận thức, hiểu biết sự vật bằng hình tượng. Trong tục ngữ tuy có những hình thái ngôn ngữ logic (khái niệm chính xác mang một nghĩa cụ thể, rõ ràng, minh bạch) nhưng phổ biến là ngôn ngữ hình tượng. Hình thể chính là ẩn dụ, nhờđó tục ngữ có nhiều ý nghĩa.

Phan Thị Đào trong “Tìm hiu thi pháp tc ng Vit Nam”(1997) đã khảo sát, miêu tả các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, ngoa dụ, chơi chữ thường được sử dụng trong tục ngữ. Trong các biện pháp trên, theo tác giả, biện pháp so sánh và ẩn dụ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, có một điều đáng chú ý trong công trình này là biện pháp tỉnh lược. Người viết cho rằng: “Có một hoạt động thanh lọc trong sáng tạo nghệ thuật mà thiếu nó khó có thể có được những lời hay ý đẹp trong nhiều câu tục ngữđó là tỉnh lược” [52,148]. (Biện pháp này đã được Phan Thị Đào trình bày trước đó qua bài viết “Tnh lược như là mt yếu t cu thành thi pháp tc ng” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 năm 1997). Qua hai công trình trên, nhà nghiên cứu đã đề cập đến yếu tố tỉnh lược: một thao tác nghệ thuật được vận dụng ở hầu hết các hình thức kết cấu của tục ngữ nhưng xét về mức độ mỗi loại có một nét riêng. Lý giải vấn đề này,

tác giả khảo sát loại kết cấu logic (qua 2 dạng: kết cấu đơn và kết cấu phức). Cụ thể, ở kết cấu đơn, những yếu tố bị tỉnh lược thường là lượng từ (mỗi, tất cả…) hoặc hệ từ ( là). Ở dạng kết cấu phức, theo tác giả, chỉ trừ một số ít trường hợp cần thiết liên từ mới được sử dụng, nhưng chỉ được sử dụng một phần, còn tuyệt đại đa số là bị tỉnh lược toàn bộ (thậm chí cả những thành phần chính như chủ từ và vị từ phán đoán của dạng kết cấu này cũng có thể bị tỉnh lược). Bên cạnh đó, đối với loại kết cấu so sánh, tỉnh lược ít hơn, chỉ xảy ra đối với dạng câu “A như là B”, nhưng không phổ biến. Từđó, Phan ThịĐào nêu lên những nhận định rất xác đáng về chức năng của biện pháp này là “làm cho câu văn trở nên ngắn gọn, tăng tính cân đối, vần điệu, hài hòa. Tỉnh lược còn là một phương thức tạo nghĩa (nghĩa hình tượng, nghĩa khái quát) và là thủ pháp được sử dụng phổ biến trong sáng tạo tục ngữ... Hệ quả của tỉnh lược có thể góp phần làm cho mỗi câu tục ngữ trở thành một “mã nghệ thuật”, một “tiềm năng tiếp nhận”. Ngoài ra, người viết còn cho rằng: “Tỉnh lược còn là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mơ hồ” [52, lược trích 152]

Nhóm tác giả biên soạn giáo trình “Văn hc dân gian Vit Nam” (2001) gồm Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, sau khi phân tích nội dung tục ngữ đã dành khoảng một trang nêu lên sơ lược biện pháp so sánh liên tưởng, nhân cách hóa trong tục ngữ.

Qua bài viết “Kho sát các tc ng Vit có nhóm t ch quan h thân tc biu th quan h

so sánh” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 5 năm 2006, Đỗ Thị Kim Liên đã nghiên cứu nhóm danh từ thân tộc được dùng để biểu thị quan hệ so sánh- một vấn đề mà trước đó chưa có ai đề cập đến. Qua khảo sát “Kho tàng tục ngữ người Việt”, tác giả nhận thấy có 9 nhóm tục ngữ có từ chỉ quan hệ thân tộc được dùng để chỉ quan hệ so sánh. Mô hình so sánh có 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh, cái được so sánh. Tuy nhiên, trong thực tế có một số biến thể: Bớt yếu tố cơ sở để so sánh, bớt yếu tố từ so sánh, thay từ so sánh “ như” bằng từ so sánh “ là”. Ngoài ra, tác giả còn khảo sát biểu hiện cụ thể 4 yếu tố trên trong sự so sánh với mô hình tục ngữ có nhóm danh từ chỉ quan hệ thân tộc ở 9 nhóm, lý giải vì sao trong tục ngữ người Việt lại dùng những từ chỉ quan hệ thân tộc để thể hiện tính chất so sánh mà không dùng những phương tiện khác. Để thể hiện ý nghĩa so sánh, trong tục ngữ có thể sử dụng một số phương tiện : dùng từ so sánh và không dùng từ so sánh. Bên cạnh hiện tượng sử dụng từ chỉ quan hệ thân tộc, người viết còn khảo sát hiện tượng sử dụng số từ chỉ thời gian hoặc từ chỉ vật dụng nghề nông chuyển hóa sang danh từđơn vịđể so sánh. Chúng được xuất hiện trong mô hình sóng đôi tạo sự cân đối hài hòa của câu tục ngữ.

Triều Nguyên trong công trình “Kho lun v tc ng người Vit” (2006), đã miêu tả, nhận xét các biện pháp tu từđược sử dụng trong tục ngữ: điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép, liệt kê, phép tăng giảm, nói quá, tương phản, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và các cách chơi chữ trong tục ngữ. Theo ông, có ba phương thức tạo nghĩa trong tục ngữ: dùng lối nói trực tiếp, nửa trực tiếp và gián tiếp. Dùng lối nói trực tiếp, hiển ngôn phù hợp với việc truyền bá kinh nghiệm, tri thức của tục ngữ (“Trồng

mía phân loại, trồng rau phân rác”, “Tôm nấu sống, bống để ươn”...). Dùng lối nói nửa trực tiếp, hàm ngôn phù hợp với việc nêu các nhận xét, đánh giá về những vấn đềđặt ra từ cuộc sống của tục ngữ. Ở phương thức tạo nghĩa này thường gặp hai dạng: dùng hình ảnh cụ thể nói thay cho khái niệm trừu tượng và dùng một số phương thức tu từ, chơi chữ. Chính các dạng thức, phương tiện vừa nói tạo ra hiện tượng chỉ bộ phận sử dụng chúng mới có hàm ý, khiến câu tục ngữ chia làm hai phần, phần nêu trực tiếp vấn đề và phần suy nghĩ gián tiếp, tức hàm ý kia. Khá nhiều trường hợp khi rút ra nghĩa này, chúng trùng với nghĩa khái quát. Ngoài ra, tục ngữ còn dùng lối nói gián tiếp. Đây là phương thức tạo nghĩa do ẩn dụ sắm vai chính. Minh họa cho vấn đề này, tác giả đã miêu tả và phân tích cách tạo nghĩa ẩn dụ thông thường, cách tạo nghĩa ẩn dụ theo lối kết hợp qua một số câu tục ngữ.

Năm 2007, Nguyễn Văn Nở trong luận án tiến sĩ “Biu trưng trong tc ng Vit Nam” đã nghiên cứu một số biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ tạo nghĩa biểu trưng của tục ngữ Việt Nam Ông quan niệm tục ngữ có hai loại so sánh: logic và tu từ. Loại so sánh logic thường hạn chế về giá trị biểu trưng cũng như khả năng mở rộng nghĩa. So sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong tục ngữ, là một trong những biểu hiện của quá trình nhận thức từ cái cụ thể sang cái trừu tượng hoặc ngược lại. Sau khi phân tích, lý giải hình thức phong phú của các câu tục ngữ thuộc loại so sánh tu từ, tác giả nhận định: “Có những cấu trúc so sánh chỉ phản ánh một kinh nghiệm, một phong tục, một tập quán mà không có nghĩa biểu trưng. Nghĩa biểu trưng chỉ xuất hiện trong những cấu trúc thuộc dạng này khi phản ánh những triết lý nhân sinh hay bình giá một hiện tượng xã hội nào đó” [173, 46-47]. Về biện pháp tu từẩn dụ, ông cho rằng: “Trong tục ngữ, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa đạt đến mức hư cấu hoặc tưởng tượng sáng tạo cao nhất” [173, 48] và “khi đề cập đến biểu trưng của tục ngữ, người ta thường chú ý đến biện pháp ẩn dụ” [174,50]. Nhưng trong kho tàng tục ngữ Việt, có một bộ phận khá lớn được cấu tạo bằng biện pháp hoán dụ. Xét về mặt nội dung biểu hiện, ông nhận thấy những câu tục ngữđược cấu tạo bằng biện pháp hoán dụ thể hiện một trình độ cao hơn của tư duy logic, của sự trừu tượng hóa và khái quát hóa. Đáng chú ý là sau khi miêu tả và nêu tác dụng của hai thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ trong tục ngữ, tác giả nhấn mạnh sự khác nhau về cơ chế liên tưởng của hai thủ pháp này và đi đến nhận định: “Bao trùm lên cả vẫn là biện pháp hoán dụ và cơ chế chuyển nghĩa này xuất phát từ chính bản thân đối tượng đó”.[174, 51]. Các chất liệu được dùng tạo nghĩa của tục ngữ cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng chưa được khảo sát một cách toàn diện. Luận án khảo sát một cách có hệ thống các loại hình ảnh theo tác giả “đã làm nên phần hồn của tục ngữ Việt”[174, 192]. Đó là các chất liệu biểu trưng theo 5 nhóm: tự nhiên, thực vật, động vật, vật phẩm nhân tạo và bộ phận cơ thể người.

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về thi pháp tục ngữ, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu đã vận dụng lý luận của thi pháp học để xem xét, khảo sát tục ngữ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các công trình không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, tạo nên một bức tranh nghiên cứu thi pháp tục ngữ vô cùng phong phú, đa dạng. Có thể nói, nghiên cứu thi pháp có vai trò rất quan trọng, nó là chìa khóa giúp người đọc đi vào khám phá tác phẩm một cách đầy đủ và sâu sắc.

Vấn đề thi pháp của tục ngữ đã được nghiên cứu, đề cập từ nhiều góc độ khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau, đã chỉ ra được những yếu tố cơ bản, cốt lõi nhất hợp thành thi pháp tục ngữ. Tùy theo khuôn khổ của từng công trình và tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu cụ thể mà từ lâu, các khía cạnh, yếu tố này hay khía cạnh, yếu tố khác của thi pháp tục ngữđã từng bước được khám phá và lý giải.

Đa số các công trình nghiên cứu thi pháp tục ngữ một cách hệ thống và chuyên sâu, với nhiều phương pháp, hướng tiếp cận phong phú, đa dạng, nhất là những công trình sách và luận án tiến sĩ. Theo thống kê của chúng tôi, có 42 công trình nghiên cứu về thi pháp tục ngữ, trong đó đa số có bề dày đáng nể đã in thành sách (15 công trình ) và một số công trình luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ (4 công trình), là kết quả của một quá trình tìm tòi, nghiên cứu rất công phu. Các công trình đã tìm hiểu, lý giải được những đặc điểm thi pháp: Hình thức ngữ pháp của câu tục ngữ, cấu tạo ngữ âm và các biện pháp tu từ của tục ngữ

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có nhiều hướng nghiên cứu cú pháp tục ngữ Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu theo quan điểm chức năng (tiêu biểu là Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dương...), một số tác giả lại căn cứ trên bình diện quan hệ ngữ nghĩa và cú pháp. Trên bình diện quan hệ giữa ngữ nghĩa và cú pháp, có hai hướng tiếp cận tục ngữ. Thứ nhất, có thể khảo sát, phân loại các kiểu cấu trúc cú pháp của tục ngữ rồi xem mỗi kiểu cấu trúc biểu đạt những quan hệ nghĩa nào (tiêu biểu là Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Phan Thị Đào...). Thứ hai, có thể xuất phát từ nội dung khái quát nhất của tục ngữ, phản ánh nhận thức của dân gian, tìm hiểu các cấu trúc cú pháp tương ứng biểu đạt chúng (tiêu biểu là các tác giả Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quý Thành...). Nghiên cứu cú pháp tục ngữđã được khám phá trên nhiều bình diện và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Khi tiếp cận về vần của tục ngữ, các tác giảđã dựa vào các căn cứ: xét trên vị trí các tiếng, độ cách quãng trong câu, tục ngữ có các loại vần liền và vần cách (vần lưng, vần sát). Một số tác giả căn cứ vào cấu tạo vần: vần bằng, trắc, vần tuyệt đối, vần tương đối. Nhịp của tục ngữ cũng rất đa dạng. Các công trình không chỉ miêu tả, khảo sát các loại vần, nhịp mà còn nêu lên tác dụng của hai yếu tố này trong việc hài hòa, tạo nên chất thơ của câu tục ngữ, làm cho người nghe dễ nhớ, dễ thuộc. Ngoài ra, vần, nhịp còn có chức năng cú pháp và biểu nghĩa.

Đa số các công trình nghiên cứu các biện pháp tu từ trong tục ngữ là các biện pháp: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ, chơi chữ...Ngoài ra, một số công trình còn đề cập đến biện pháp tỉnh lược như là một trong những biện pháp nghệ thuật của tục ngữ.

Nhìn chung, đa số các công trình nghiên cứu thi pháp tục ngữ của người Việt. Nhưng có thể nói, vấn đề nghiên cứu thi pháp tục ngữ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Với một thực tế như thế, việc nghiên cứu thi pháp tục ngữ các dân tộc thiểu số cũng là vấn đềđặt ra cho các công trình tiếp theo. Đặc biệt, tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam thời hiện đại là vấn đề khá độc đáo, thi pháp học rất đáng quan tâm.

Có thể nói, chưa có một công trình nghiên cứu nào khai thác một cách đầy đủ, toàn diện, triệt để các đặc điểm thi pháp tục ngữ Việt Nam. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cần phải có sự liên kết hỗ trợ của nhiều ngành khoa học trong đó có ngôn ngữ học, ký hiệu học, logic học, lý luận văn học và thi pháp học.

Chương 4: NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁCVẤN ĐỀ KHÁC CỦA TỤC NGỮ VIỆT NAM

4.1.Vấn đề nhận diện tục ngữ:

Muốn tìm hiểu một thể loại văn học nào đó, trước hết cần phải xác định khái niệm của nó. Trong thực tế, việc xác định khái niệm của tục ngữ thật vô cùng khó khăn và phức tạp vì bên cạnh tục ngữ còn có rất nhiều thể loại gần gũi với nó, ranh giới giữa chúng là rất mong manh.

4.1.1Phân biệt tục ngữ với ngạn ngữ, cách ngôn, châm ngôn, phương ngôn :

Khi đề cập đến tục ngữ, nhiều nhà nghiên cứu đã xem xét chúng trong mối quan hệ với

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)