Vấn đề vần, nhịp và sự hòa đối trong tục ngữ:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 52 - 55)

C T (Dn) (Dn)

2.1.2 Vấn đề vần, nhịp và sự hòa đối trong tục ngữ:

Ở bình diện ngữ âm, Chu Xuân Diên trong “Tc ng Vit Nam” (1975) đã nhấn mạnh yếu tố vần và nhịp trong tục ngữ. Ông cho rằng nhịp của tục ngữ nảy sinh trên cơ sở kết cấu câu nhiều vế, có thể xuất hiện giữa những vế có số âm tiết không đều nhau (“Cơm treo, mèo nhịn đói”, “Ăn xôi chùa, ngọng miệng”...) và đều nhau (“Người sống, đống vàng”, “Hay thì khen, hèn thì chê”...). Tính chất nhịp nhàng, hài hòa, cân đối cả về thanh điệu lẫn ý nghĩa là tính chất phổ biến trong tục ngữ của ta. Bên cạnh đó, vần có một vị trí và vai trò quan trọng trong kết cấu câu của tục ngữ. Về vị trí, ông khảo sát vần xuất hiện trong câu có từ hai vế trở lên (“Đàn ông cắm chà, đàn bà làm tổ”...), câu chỉ có một vế (“Gió thổi là chổi trời”...). Có trường hợp vần của tục ngữ vừa xuất hiện ở các âm tiết nằm trong cùng một vế, lại vừa xuất hiện trong thế liên hoàn từ vế nọ sang vế kia (“Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con vú quặt đằng sau, gái ba con chỉ đâu ngồi đấy”...). Vần của tục ngữ gồm có vần liền (“Người sống, đống vàng”...) và vần cách (“Gió thổi là chổi trời”, “Kín giành hơn

lành gió”...). Sau khi miêu tả, khảo sát hai yếu tố vần, nhịp, tác giả nhận xét tác dụng của chúng: “Các yếu tố vần và nhịp điệu vừa có tác dụng như là một chất keo gắn chặt các thành phần trong câu thành một khối vững chắc, tạo nên tính ổn định về hình thức phù hợp với tính ổn định về nội dung tục ngữ, lại vừa kết tinh được một sốđặc điểm tiêu biểu trong tiếng Việt, trong lối nói của nhân dân ta, dân tộc ta”[37, 169].

Vũ Ngọc Phan trong công trình “Tc ng - ca dao dân ca Vit Nam” (1975) đã giới thiệu khái quát hình thức của tục ngữ với các yếu tố vần và nhịp. Theo tác giả, ở tục ngữ, những câu không vần vè là số ít, hầu hết tục ngữ đều có vần, vần phong phú nhất là vần lưng. Trong đó: vần lưng - vần sát, vần lưng - vần cách 1 chữ, 2 chữ, 3 chữ, 5 chữ, có khi vần ở chữ đầu câu dưới (“Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương, dở dởương ương, chỉ tổ cho người ta ghét”...), vần ở chữ thứ 2 câu dưới (“Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy, cơn đằng tây, vừa cày vừa ăn”..), ở chữ thứ 3 câu dưới. Nhịp trong tục ngữ là nhịp đôi, câu sáu 3 nhịp, câu tám có 4 nhịp, đôi khi câu sáu gồm 2 nhịp 3, câu tám gồm 2 nhịp 3, 1 nhịp 2, trong mỗi câu, cứ chữ cuối của nhịp trước là bằng thì cuối của chữ sau là trắc và ngược lại.

Nguyễn Thái Hòa trong “Tc ng Vit Nam- cu trúc và thi pháp” (1997) đã đề cập đến yếu tố cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa (yếu tố biểu nghĩa) của vần. Theo ông, vần có chức năng liên kết phát ngôn và phân tách cú pháp. Để minh họa cho lập luận của mình, ở chức năng liên kết phát ngôn, các thí dụ được dẫn là câu “Dưa La// cà Láng// nem Báng//tương Bần// nước mắm Vạn Vân//cá rô Đầm Sét”,... Ở chức năng phân tích cú pháp, các ví dụ được dẫn là: “Khéo ăn thì no//khéo co thì ấm”, “Không ai giàu ba họ // không ai khó ba đời”... Sau khi khảo sát các ví dụ cụ thể, tác giả kết luận: “Vần tục ngữ không chỉ có chức năng thi pháp mà còn có chức năng cú pháp, liên kết và phân tách cú pháp đồng thời liên kết và phân tách ý nghĩa” [88, 53]. Bên cạnh đó, nhịp cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra tính hòa đối, sinh động, có nhạc điệu trong câu tục ngữ. Công trình còn chú ý đến chức năng cú pháp và chức năng biểu nghĩa của nhịp trong tục ngữ. Chẳng hạn, việc ngắt nhịp cho thấy hai kết cấu cú pháp sóng đôi, nhịp cũng giúp cho ta hiểu đúng nghĩa biểu hiện của một câu tục ngữ.

Các tác giả trong sách “Văn hc dân gian Vit Nam”, sách đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sư phạm, năm 1998 cũng cho rằng vần điệu và sự hòa đối là những yếu tố rất quan trọng. Phần lớn tục ngữ Việt đều có vần và cách gieo vần rất phong phú, đa dạng (bao gồm vần liền, vần cách, vần trắc, vần bằng). Nhịp là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tục ngữ. Cách tổ chức nhịp điệu của tục ngữ rất đa dạng. Sự hòa đối trong tục ngữ Việt được thể hiện dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau…Ngoài ra, tục ngữ không chỉ có một giọng mà tương đối nhiều giọng, nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau, cũng như nhiều nhà nghiên cứu thường gọi là tính chất đa giọng và sắc thái biểu cảm trong tục ngữ.

Phan ThịĐào trong công trình “Tìm hiu thi pháp tc ng Vit Nam” (2001) đã nhấn mạnh đến yếu tố vần và nhịp trong tục ngữ Việt. Theo tác giả, vần là một yếu tố cực kỳ quan trọng và rất đặc trưng của tục ngữ Việt. Vần là phương tiện tạo ra độ kết dính, làm cho tục ngữ khó bị phá vỡ. “Vần là chất thơ của tục ngữ” [52, 90], vần còn là “một hình thức nghệ thuật tạo nên âm hưởng mượt mà cho tục ngữ”[52,110] . Người viết cũng phân ra các loại vần liền, vần cách trong tục ngữ.

Sau khi tiến hành thống kê khá tỷ mỷ các kiểu gieo vần trong tục ngữ, Phan ThịĐào so sánh: trong các loại vần xét theo khoảng cách giữa hai âm tiết trong cặp vần thì vần cách một âm tiết chiếm tỷ lệ nhiều nhất (29%), còn vần cách sáu âm tiết chiếm tỷ lệ ít nhất (chỉ có 2 trên 2138 câu). Bên cạnh vần liền và vần cách, công trình còn đề cập đến cả loại vần tương đối và vần tuyệt đối. Hai loại vần này được tác giả miêu tả rất cụ thể, chi tiết với nhiều ví dụ minh họa. Vần tuyệt đối (hay vần chính) là hiện tượng láy lại toàn bộ phần vần ở một vị trí nào đó trong câu tục ngữ. Ví dụ: “Chết tr còn hơn lấy l chồng người”...; vần tương đối (hay vần thông) là loại vần được tạo nên bởi sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng được gieo vần, trong đó phần vần không lặp lại hoàn toàn mà có khác nhau ở một thành phần nào đó. Ví dụ: “Hàng thịt nguýt hàng cá”, “Hết rên, quên thầy”...Đặc biệt Phan Thị Đào đã phát hiện ra được 33 kiểu gieo vần tương đối. Có thể nói, đây là một trong những đóng góp mới của công trình vì trước đó, chưa có tác giả nào đề cập đến 2 loại vần này. Tác giả còn ghi nhận nhịp của tục ngữ khá đa dạng và linh hoạt, gồm có nhịp 1-1,2-2,3-3,4-4,2-3,2-4,2-5,3-4,3-5 và trong một câu tục ngữ có thể có nhiều loại nhịp.

Theo Hoàng Tiến Tựu trong “Văn hc dân gian”(1990) tập 2 (phần Tục ngữ), tính chất và sự tổ chức vần điệu của tục ngữ nằm ở khu vực trung gian giữa lời nói thường và thơ ca, mọi hình thức và quy tắc gieo vần, ngắt nhịp trong thơ ca truyền thống của dân tộc đều có thể tìm thấy ít hoặc nhiều ở trong tục ngữ. Ông cho rằng phần lớn tục ngữđều có vần: vần liền và vần cách, vần ở tiếng trắc hoặc tiếng bằng. Ngoài ra cũng có một số câu không có vần. Nhịp điệu trong tục ngữ rất đa dạng. Cách ngắt nhịp tạo ra sự hòa đối theo nhiều dạng kiểu khác nhau, không đơn điệu. Sau khi khảo sát các biểu hiện đa dạng của nhịp, tác giả kết luận phần nhiều sự ngắt nhịp trong tục ngữ Việt tương ứng (hay trùng hợp) với sự ngắt ý, tạo ra sự hòa đối cả về nội dung lẫn hình thức, cả nhịp điệu, lẫn ý từ (“Tre già măng mọc”, “Rau nào, sâu ấy”...)

Nghiên cứu vần, nhịp của tục ngữ cũng được Nguyễn Trí Sơn tìm hiểu qua luận án tiến sĩ “Đặc đim cu trúc và ng nghĩa ca thành ng, tc ng Ngh Tĩnh (trong quan h vi văn hóa

địa phương)” năm 2004. Ông nhận định: “Tục ngữ Nghệ Tĩnh cũng mang âm hưởng nhạc điệu, vần vè khá phong phú và đặc biệt” [196,110]. Người viết đã khảo cứu 2200 câu tục ngữ Nghệ Tĩnh và ghi nhận có một bộ phận nhỏ tục ngữ (35%) không có vần. Ví dụ: “Ai lo việc ngoài nớ”, “ Đã trót thì trét”., “Ăn no thì chớ chạy, bụng đói thì chớ tắm”...Phần tục ngữ còn lại (65%) đều có vần, chia thành 2 loại: vần lưng và vần chân (vần cách). Đặc biệt vần lưng trong tục ngữ Nghệ Tĩnh còn có kiểu láy 2,3 vần trở lên. Theo tác giả: “Đây là cách xây dựng, sáng tạo những câu tục ngữ có vần chuỗi, độc đáo, khác lạ so với tục ngữ các phương ngữ khác và tục ngữ tiếng Việt” [196,111]. Ví dụ: “Khoai La mạc/ bạc Cao Điền / tiền Hạnh Lâm / mâm Văn Chấn / mấn Cát Ngạn”. Tất cả số khuôn vần của tục ngữ Nghệ Tĩnh đã được tác giả miêu tả và khảo sát. Kết quả: vần cách một âm tiết chiếm tỷ lệ cao nhất, thứđến là vần cách hai âm tiết, rồi mới đến loại vần liền. Số vần cách 5,6,7

âm tiết có xuất hiện trong tục ngữ Nghệ Tĩnh, nhưng tỷ lệ rất thấp. Đặc biệt là vần cách 7 âm tiết chỉ xuất hiện có một lần. Ngoài ra, ông còn cho rằng tục ngữ Nghệ Tĩnh có những cách thức hiệp vần tự do, số lượng vần cách ngay trong một câu đã có sự khác nhau và các khuôn vần khác nhau kiểu này cũng chiếm tới 6 loại. Bên cạnh đó, yếu tố nhịp trong tục ngữ Nghệ Tĩnh cũng được tác giả khảo sát và miêu tả qua một số mô hình: nhịp 1-1,2-2,3-3,4-4,5-5,6-6,7-7, 8-8, 9-9, 11-11. Từđó, ông đi đến nhận định: “Trong tục ngữ Nghệ Tĩnh, đa phần nhịp của câu trùng với ranh giới giữa các vế có số lượng âm tiết bằng nhau. Sự ngắt nhịp này đã tạo nên sự hài hòa giữa các vế của tục ngữ”. Một phát hiện của người nghiên cứu là: “Có một bộ phận tục ngữ Nghệ Tĩnh không có sự đối ứng âm tiết giữa các vế mà vẫn xuất hiện yếu tố nhịp điệu. Chính nhờ yếu tố này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về nhịp điệu, tiết tấu trong tục ngữ Nghệ Tĩnh”[196,118].

Vần cũng được miêu tả một cách hệ thống và chi tiết trong công trình “Kho lun v tc ng người Vit” của Triều Nguyên. Theo tác giả, xét theo độ cách quãng trong câu gồm có: vần liền, vần cách (1 tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng, năm tiếng), xét về mặt cấu tạo gồm có vần tuyệt đối và vần tương đối. Ông quan niệm vần tuyệt đối (còn gọi là vần chính) đòi hỏi phải có sự trùng hợp hoàn toàn về âm chính, âm cuối và thanh điệu (cùng nhóm bằng hay nhóm trắc). Ví dụ: “Cái khỏe đẻ ra cái giàu”, “Chim trời cá nước, ai được thì ăn” ...; vần tương đối (còn gọi là vần thông) không đòi hỏi sự trùng hợp hoàn toàn trong âm chính và âm cuối: âm chính có thể cùng dòng (i, ê, e, iê, ư, ơ, â, a, ă, ưa, ươ, u, ô, o, uô), âm cuối trùng nhau hoặc cùng nhóm vang (m, n, ng) hay cùng nhóm tắc (p, t, c). Ví dụ: “Quan cứ lệnh, lính cứ truyền”, “Một đời kin, chín đời thù”... Tác giả cho rằng vần có vai trò “trong việc cấu tạo và ổn cố tục ngữ” [150, 138]. Để lý giải nhận định của mình, người viết minh chứng bằng ví dụ: “Khoai đất lạ, mạđất quen”, nếu có hiện tượng tách đôi thì chỉ lâm thời, sau đó sẽ trở lại đúng dạng của nó. Bên cạnh đó, ông đã miêu tả nhịp của số tục ngữ có gieo vần và không gieo vần. Đối với loại nhịp của số câu tục ngữ có gieo vần, tác giả chia làm hai loại là: nhịp của những câu tục ngữ có cấu trúc cân đối trong đó nhịp theo vần liền, nhịp theo vần cách một tiếng và nhịp của những câu tục ngữ có cấu trúc không cân đối (nhịp theo vần liền, nhịp theo vần cách một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng). Đối với loại nhịp của tục ngữ không gieo vần, ông chia làm hai loại: nhịp của những câu tục ngữ có cấu trúc cân đối và không cân đối. Triều Nguyên còn nêu lên tác dụng của nhịp, ngoài việc giúp cho tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc, nhịp còn tạo cho câu tục ngữ có tính chất bền vững và gọn chắc, là cái “mã” của tục ngữ. Ngoài ra: “Tác dụng chính của nhịp là phân đoạn các thành phần cú pháp đồng thời cũng là thành phần nghĩa của câu tục ngữ”[150, 148].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)