Tục ngữ là một thể loại đặc biệt trong văn học dân gian. Tuy ngắn gọn nhưng phạm vi phản ánh của tục ngữ rất rộng. Tất cả các lĩnh vực của đời sống con người đều là đối tượng phản ánh của tục ngữ, tục ngữ còn là nguồn tư liệu phong phú không thể bỏ qua khi nghiên cứu những đối tượng thuộc nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau.
Một trong những công trình nghiên cứu nội dung tục ngữ công phu và có giá trị cao đó là “Tục ngữ Việt Nam” năm 1975 của nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri. Phần nội dung tục ngữ được Chu Xuân Diên phân tích rất sâu sắc qua chương II: “Tục ngữ và lối sống của thời đại”. Đó là những tri thức về giới tự nhiên, con người và đời sống con người trên cả ba lĩnh vực: đời sống vật chất, xã hội và tinh thần. Xuất phát từ quan niệm tục ngữ không những là một hiện tượng ngôn ngữ mà còn là hiện tượng ý thức xã hội, tác giả đã nghiên cứu tục ngữ không chỉ là sản phẩm của hoạt động nhận thức mà còn là công cụ của hoạt động nhận thức. Từ nội dung, người viết đã phân tích tổng hợp để đi đến nhận định tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội hỗn hợp thuộc lĩnh vực nhận thức khoa học và lĩnh vực nhận thức nghệ thuật. Theo ông: “Nội dung tư tưởng của tục ngữ không chỉ gắn với những hiện tượng lịch sử-xã hội nhất định, mà còn có khả năng không ngừng mở rộng để trở thành công cụ nhận thức”[37,115].
Giới thiệu khái quát nội dung tục ngữ còn có các công trình “Văn học Việt Nam” (năm 2004) của Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, “Tổng tập văn học dân gian người Việt”(năm 2002) của Nguyễn Xuân Kính (Phần “Khải luận về tục ngữ”). Đó là những kinh nghiệm trong lao động, chăn nuôi, chài lưới, các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, phong tục, tập quán sinh hoạt của nhân dân các vùng quê khác nhau, cách ứng xử của nhân dân và những yếu tố triết học thô sơ. Triều Nguyên trong công trình “Khảo luận về tục ngữ người Việt” năm 2007 đã thống kê những câu tục ngữ theo 4 chủđề lớn và 75 tiểu chủđề: quan hệ của con người với giới tự nhiên, con
người với đời sống vật chất, con người với đời sống xã hội, những quan niệm đa dạng về nhân sinh, vũ trụ. Từđó, ông lý giải nội dung tục ngữ vô cùng phong phú, đa dạng như chính cuộc sống mà nó phản ánh.
Bên cạnh những công trình giới thiệu, miêu tả nội dung tục ngữ là các công trình đánh giá tổng quát về nội dung tục ngữ ở các phương diện đề tài hay nội dung phản ánh của tục ngữ Việt, tính nhiều nghĩa của tục ngữ. Có thể kể đến nhóm tác giả của sách đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sư phạm, “Văn học dân gian Việt Nam” năm 1998, phần “ Tục ngữ”, trong sách “Văn học dângian Việt Nam”, tập II của Hoàng Tiến Tựu (1990). Trước tiên, các công trình nhận xét vềđề tài (hay đối tượng phản ánh của tục ngữ), sau đó nhận xét tính nhiều nghĩa của tục ngữ, lý giải tính nhiều nghĩa của tục ngữ do đâu mà có và phương pháp luận của nó như thế nào.
Có thể nói, không một thể loại văn học dân gian nào mà phạm vi đề tài lại rộng lớn như tục ngữ. Hầu như tất cả mọi lĩnh vực của đời sống con người (tinh thần, vật chất, đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội, công cuộc xây dựng đất nước, lịch sử chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc văn hóa và sức sống dân tộc Việt Nam…) đều là đối tượng phản ánh, nhận xét của tục ngữ. Đằng sau mỗi câu tục ngữ, đằng sau những hình ảnh, kinh nghiệm khái quát từ chính cuộc sống là bản sắc văn hoá, phong cách sống, lối nói, cách nghĩ của người Việt. Cho đến nay, có thể nói rằng đã có nhiều bài viết đề cập đến nội dung tục ngữ xoay quanh nhiều mảng đề tài như “Vẻđẹp tâm hồn Việt Nam trong cách đối xử qua tục ngữ ca dao” (1978) của Nguyễn Văn Mệnh, “Qua ca dao, tục ngữ
Hà Nội tìm hiểu công cuộc xây dựng đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc” (1983), “Ca dao, tục ngữ
Hà Nội và sự phản ánh lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm” (1984), “Qua tục ngữ ca dao tìm hiểu sự sành ăn khéo mặc của người Thăng Long Hà Nội”(1983), “Vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội qua ca dao, tục ngữ” (1994), “Cái chợ trong ca dao tục ngữ xưa”(2002) của Nguyễn Xuân Kính, “Sức sống dân tộc Việt Nam qua tục ngữ” của Bùi Văn Nguyên (1994). “Đôi nét về văn hóa ăn uống qua thành ngữ tục ngữ Tiếng Việt” của Nguyễn Xuân Hòa, các công trình “Tìm hiểu văn hóa ứng xử của người Việt qua tục ngữ”(2000), “Đặc trưng đa dạng của ẩm thực Việt Nam qua mảng tục ngữ về văn hóa ẩm thực”(2001) của Nguyễn Văn Thông, “Một vài nhận xét về tục ngữ người Việt nói đến ốm đau chữa bệnh” của Hoàng Kim Ngọc, “Bước đầu tìm hiểu tên làng với tục ngữ, ca dao, dân ca” (1986) của Nguyên Thanh, “Hội làng xưa qua tục ngữ
ca dao”, (1996) của Yến Li, bài viết “Thếứng xử xã hội cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ thể hiện qua ca dao, tục ngữ”(1999)của Trần Thúy Anh, “Cách thức ứng xử trong quan hệ vợ
chồng người Việt thể hiện qua tục ngữ” và “Hình ảnh gia đình qua tấm gương tục ngữ, ca dao”
của Phạm Việt Long, bài viết “Dấu ấn tự nhiên, văn hoá và con người trong thành ngữ, tục ngữ
Nam bộ” (2005), “Tìm hiểu yếu tố tục trong cấu tạo thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt” của Đỗ Anh Vũ (2004), các bài viết của Nguyễn Văn Nở như: “Hình ảnh sông nước trong tục ngữ Việt Nam”
năm 2002, “Biểu trưng "hoa" trong tục ngữ Việt” năm 2003”, các bài viết “Biểu trưng nước trong tục ngữ Việt Nam”, “Dấu ấn văn hóa dân tộc qua chất liệu biểu trưng đồ dùng trong tục ngữ Việt Nam”, “Dấu ấn văn hóa dân tộc qua biểu trưng động vật và thực vật trong tục ngữ Việt Nam”, “Dấu ấn văn hóa dân tộc qua chất liệu biểu trưng tự nhiên và từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tục ngữ Việt Nam”,“Triết lí về giao tiếp trong tục ngữ Việt Nam”, “Biểu trưng Trời và Đất trong tục ngữ Việt” năm 2006, các bài viết “Văn hóa lúa nước trong tục ngữ người Việt”(2006), “Trường ngữ nghĩa về cây lúa và các sản phẩm từ lúa thể hiện đặc trưng văn hóa lúa nước trong tục ngữ người Việt”(2006) của Đỗ Thị Kim Liên.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân tộc thể hiện qua tục ngữ là các bài viết “Tìm hiểu những yếu tố triết học( hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam (2008) của Vũ Hùng, “Tục ngữ- châm ngôn và thời đại” (1979) của Đỗ Quang Lưu. Các tác giả nghiên cứu loại tục ngữ- châm ngôn khác với loại tục ngữ truyền thụ tri thức kinh nghiệm. Loại tục ngữ này thường mang một ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, có sức sống bền vững và tác động mạnh mẽ trong nhân dân.
Tục ngữ còn là một phương tiện giáo dục đạo đức nhân văn rất độc đáo. Điều đó đã thể hiện qua bài viết “Tục ngữ, ca dao và lời ru với việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân văn” (1998) in trong tạp chí Văn hóa dân gian của Tạ Đăng Tuyên. Ông cho rằng, đối với tục ngữ, giáo dục tình cảm và trách nhiệm đạo lý của các thành viên trong gia đình chiếm vị trí quan trọng. Vì vậy, tác giả đã khảo sát, thống kê trong kho tàng tục ngữ và thu thập được kết quả: quan hệ vợ chồng chiếm 55%, quan hệ cha mẹ con cái chiếm 44,7%, quan hệ anh em chiếm 5,3%. Bên cạnh giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường với địa vị người thầy rất được tôn trọng. Qua bài viết “Tìm hiểu sự
phản ánh các cặp chủđề mang ý nghĩa đối lập trong tục ngữ” năm 2000, Nguyễn Việt Hương đã khảo sát 2900 câu trong “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc và thống kê, sắp xếp thành hai nhóm chủ đề lớn: nhóm không đối lập và nhóm đối lập. Trong nhóm đối lập, tác giả đã thống kê, miêu tả 76 cặp chủ đề có nội dung trái ngược nhau. Từ đó, người viết đi đến nhận định khái quát: “chính những nghịch lý trong tục ngữ đã làm cho thể loại này phát huy mạnh mẽ và trực tiếp nhất trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách con người” [104,82]. Việc giáo dục đạo đức qua tục ngữ còn được Lê Huy Thực lưu tâm qua bài viết “Tiêu chuẩn kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam” năm 2008. Ông đã phát hiện những tài triết lý sâu sắc qua tục ngữđược đúc kết từ thực tiễn của cha ông ta, chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận cũng như những băn khoăn, trăn trở xung quanh vấn đề xác định tiêu chí kiểm định đạo đức con người. Chỉ trong phạm vi một bài viết nhưng Nguyễn Việt Hương và Lê Huy Thực đã gợi ra nhiều ý kiến cho các nhà nghiên cứu nội dung tục ngữ dưới các góc độ khác nhau.
Với dung lượng 444 trang, quyển sách “Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt nam”
xuất bản năm 2000 của Nguyễn Nghĩa Dân là một công trình nghiên cứu khá công phu. Trong phần thứ nhất, tác giảđã phân tích những đặc điểm của tục ngữ, ca dao Việt Nam vềđạo làm người cũng như những biểu hiện của đạo làm người không chỉ thể hiện ở tư tưởng, đạo đức mà còn thể hiện đậm nét ở lối sống trong đó nổi lên nếp sống cộng đồng, tình nghĩa dân tộc với tinh thần khoan dung, gắn bó. Trong phần hai, ông lựa chọn giải thích hơn 1300 tục ngữ ca dao sắp xếp theo vần chữ cái tiếng Việt, phân làm 4 mục: tục ngữ ca dao về lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, đạo làm người trong quan hệ gia đình, đạo làm người trong quan hệ xã hội tự nhiên, chống thói hư tật xấu và hành vi vô đạo đức.
Quyển sách “Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình” xuất bản năm 2004 của Phạm Việt Long là một công trình nghiên cứu có giá trị. Quyển sách gồm hai phần chủ yếu: phần 1, tác giả nghiên cứu gia đình truyền thống qua tục ngữ ca dao, phần 2 thống kê và phân nhóm nội dung ca dao tục ngữ và mối quan hệ gia đình. Trong phần 1, ông đã tiếp cận mối quan hệ gia đình truyền thống qua tục ngữ, ca dao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vận dụng các phương pháp liên ngành: thống kê, so sánh, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học…, người viết lý giải quá trình hình thành và phát triển lâu bền của gia đình truyền thống đã tạo dựng nên các nét độc đáo của văn hóa gia đình Việt. Người đọc còn thấy rõ trong mối quan hệ gia đình, vật chất và tinh thần luôn luôn gắn bó, tác động lẫn nhau, là cơ sở cho sự bền vững của gia đình và xã hội. Công trình là kết quả bước đầu của tác giả rất cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu toàn diện về gia đình truyền thống, góp phần xây dựng gia đình hiện đại Việt Nam ngày nay. Trong phần 2, người viết thu thập 7.040 câu tục ngữ, đánh dấu theo tiêu chí thể loại, nội dung, ghi chú những câu tục ngữ nói về gia đình và thống kê được 730 câu tục ngữ về gia đình (chiếm 10,36%). Tuy nhiên, công trình chỉ tiếp cận mối quan hệ gia đình truyền thống qua tục ngữ, ca dao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì vậy, đây là một gợi ý để các nhà nghiên cứu tiếp tục khai phá tục ngữ về quan hệ gia đình từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
Đặc biệt, các hình ảnh, con vật thân quen trong cuộc sống hàng ngày đã đi vào kho tàng tục ngữ, biểu hiện những hành vi ứng xử của con người, những bài học vềđối nhân xử thế, thể hiện một cuộc sống lao động cần cù, gian lao, vất vả nhưng vẫn lạc quan, yêu đời của dân tộc. Cụ thể qua các bài viết “Hình ảnh con trâu trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao Việt Nam ” (1997) của Hà Quang Năng, bài viết “Con trâu đi vào tục ngữ ca dao xưa” của Trần Quang Nhật,“Con voi trong ca dao, tục ngữ Mơ Nông” của Tấn Vịnh (1999), “Thân phận chú khuyển qua tục ngữ các dân tộc”
(1994) và “Con chuột trong tục ngữ” (2000) của Nguyễn Đức Dân, “Con rắn trong tâm thức người Việt (qua thành ngữ- tục ngữ)” (2001) của Trí Sơn, “Năm ngựa tìm hiểu về con ngựa trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao và dân ca” của Nguyễn Nghĩa Dân (2002), “Con gà trong tục
ngữ Việt Nam”(2005) của Nguyễn Văn Nở, “Hình ảnh con gà trong tục ngữ, ca dao và thơ ca, nhạc, họa”(2005) ) và “Hình ảnh con chó trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao” (2006) của Lê Xuân...
Không chỉ con vật mà các con số cũng có ý nghĩa trong tục ngữ. Hai tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Thị Hoa Lý trong bài viết “Ý nghĩa và cách dùng những con số thường gặp trong ca dao, tục ngữ” (1999) đã thống kê 4139 câu tục ngữ trong sách “Tục ngữ Việt Nam” của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri và thấy rằng số câu có số từ số lượng là 404, chiếm 9,7 %. Từ đó, các tác giả tìm hiểu ý nghĩa của 6 con số thường gặp trong tục ngữ: 1,2,3,4,5,1000, có so sánh với nhiều nơi trên thế giới. Qua việc tìm hiểu cách dùng các con số trong tục ngữ, người viết nhận thấy có nhiều con số được sử dụng nhưng đó là một số lượng hữu hạn, có sự khác nhau về mật độ sử dụng con số xét trên một đơn vị tác phẩm.
Ngôn ngữ không chỉ thuần túy để chuyển tải thông tin khách quan mà còn nhằm vào đối tượng, chinh phục đối tượng hoặc thể hiện sự đánh giá tình cảm của mình. Trong bài viết “Logic ngôn giao trong tục ngữ Việt Nam”(2002) Nguyễn Văn Nởđã khảo sát kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của dân tộc qua tục ngữ. Theo tác giả: “Việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với điều kiện giao tiếp cụ thể là một thao tác tự nhiên, tất yếu, khách quan…Giá trị đích thực của hoạt động ngôn giao không chỉ là thông tin mà còn là để con người gần nhau, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau”[156, 25].
Năm 2007, với luận án tiến sĩ“Biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam”, Nguyễn Văn Nởđã nghiên cứu nghĩa biểu trưng của tục ngữ Việt Nam trên cơ sở so sánh với biểu trưng của ca dao. Từ đó, người viết làm rõ đặc trưng của từng thể loại qua các vấn đề: về chức năng: tục ngữ thiên về diễn đạt các phán đoán logic còn ca dao thiên về phản ánh bức tranh đời sống xã hội, tình cảm con người; biểu trưng của tục ngữ là biểu trưng của toàn bộ cấu trúc, còn biểu trưng của ca dao là biểu trưng của từng thành tố. (Các vấn đề trên đã được tác giả công bố qua các bài viết “Tiếp cận nghĩa của tục ngữ trong ngữ cảnh” năm 2006, “Vài nét về sự dị biệt giữa biểu trưng của văn bản tục ngữ và biểu trưng của tục ngữ trong ngữ cảnh” năm 2008 và “So sánh biểu trưng tục ngữ với ca dao” năm 2009). Tác giả quan niệm biểu trưng của văn bản tục ngữ với biểu trưng của tục ngữ trong ngữ cảnh vận dụng có sự tương đồng và dị biệt cũng như biểu trưng của tục ngữ còn có điểm khác biệt với biểu trưng của ca dao. Chính vì thế, tiếp cận biểu trưng của tục ngữ trong ngữ cảnh là vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn để bổ khuyết cho khuynh hướng nghiên cứu tục ngữ trước đây, vốn đa phần chỉ dừng lại ở văn bản mà thôi.
Người phụ nữ cũng là một trong những đề tài phản ánh rất sinh động của tục ngữ. Qua luận văn “Định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam” năm 2008, Nguyễn Thị Thịnh đã phát hiện những định kiến giới đối với người phụ nữ và biểu hiện cơ bản của định kiến giới trong
tục ngữ Việt Nam. Người viết đã lý giải khá sâu sắc những định kiến giới liên quan đến đặc điểm