C T (Dn) (Dn)
4.2.2 So sánh tục ngữ Việt Nam với tục ngữ nước ngoài:
Tục ngữ là một thể loại văn học phong phú, có lịch sử lâu đời và có sức sống dẻo dai trong folkore của các dân tộc trên thế giới. Tục ngữ của các dân tộc phản ánh cái chung, cái phổ quát nhưng đồng thời cũng thể hiện những nét đặc thù của dân tộc mình. Tìm hiểu nét đặc thù của tục ngữ từng dân tộc trong cái phổ quát chung của các dân tộc trên thế giới là một hướng nghiên cứu thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hướng đi này còn gọi là hướng nghiên cứu tục ngữ so sánh.
Phan Văn Quế trong luận án phó tiến sĩ“Ngữ nghĩa của thành ngữ- tục ngữ có thành tố
chỉ động vật trong tiếng Anh” (1996) đã tiến hành đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh ở phạm vi dấu hiệu, theo hướng lấy tục ngữ Anh làm đối tượng phân tích, tục ngữ Việt làm phương tiện đối chiếu. Dù chỉđối chiếu một khía cạnh ngữ nghĩa trên cả ngữ liệu thành ngữ chứ không riêng gì tục ngữ nhưng có thể nói đây là một công trình nghiên cứu có tính chất lý luận chuyên sâu về so sánh đối chiếu tục ngữ.
Năm 1996, Nguyễn Văn Mười đã đi sâu phân tích đối chiếu các chủ đề tục ngữ, từ vựng ngữ nghĩa và kết cấu tục ngữ Việt và Anh trong luận án phó tiến sĩ “Ngôn ngữ với việc phản ánh các yếu tố văn hóa và nhân sinh quan (thông qua tục ngữ Việt- Anh)” . Người viết đã tìm hiểu các đặc trưng văn hóa cũng như những quan sát tinh tế về thiên nhiên và các loài vật, con người- xã hội và nhân sinh quan của hai dân tộc trên cơ chế ngôn ngữ tín hiệu học và ngôn ngữ xã hội học. Từ đó, tác giả xem xét một số nét cơ bản về cái được phản ánh và cái phản ánh vốn có liên quan đến một số nét văn hóa và nhân sinh quan giữa hai cộng đồng ngôn ngữ. Có thể nói, luận án là những gợi ý bước đầu đối với vấn đề đi vào cơ chế nghĩa của đặc trưng văn hóa và nhân sinh quan trong bản thân ngôn ngữ qua so sánh tục ngữ Việt - Anh.
Trong luận án tiến sĩ “Cấu trúc cú pháp, ngữ nghĩa của tục ngữ Việt (trong sự so sánh với tục ngữ của một số dân tộc khác)” năm 2002, Nguyễn Quý Thành đã so sánh, đối chiếu tục ngữ các dân tộc theo tiêu chí cú pháp, ngữ nghĩa, một hướng so sánh về nội dung trong mối quan hệ với hình thức biểu đạt. Ông đã đưa ra các mệnh đề logic ngữ nghĩa như là hệ thống công cụ siêu ngôn ngữ làm cơ sở cho việc tập hợp các câu tục ngữ cùng nghĩa khái quát. Sau khi khảo sát những tục ngữ đồng nghĩa này tác giả rút ra nét đặc thù trong hình thức biểu đạt, phản ánh đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Phần tiếp theo, tác giả tiến hành so sánh tục ngữ Việt và tục ngữ các
dân tộc Hoa, Anh, Pháp, Đức, Nga trên cơ sở những mệnh đề logic ngữ nghĩa. Kết quả bước đầu người viết đã đưa ra một số nhóm đồng nghĩa chứng minh cho một hướng đối chiếu cũng như lý giải những đặc điểm riêng nổi bật về mặt diễn đạt của tục ngữ Việt, “đó là dấu ấn văn hóa của một dân tộc có nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lâu đời và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những yếu tố tích cực của đạo Phật” [213, 202].(Trước đây các vấn đề trong luận án cũng được Nguyễn Quý Thành đề cập đến qua các bài viết “Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ” năm 1998 in trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, “Vài gợi hướng tục ngữ Hoa Việt” in trong Thông báo khoa học (số 9), ĐHSP Quy Nhơn năm 1998, “Cấu trúc cú pháp ngữ nghĩa của tục ngữ so sánh”, Hội nghị Khoa học, ĐHKHXHNV TPHCM năm 1999).
Triều Nguyên trong công trình “Khảo luận về tục ngữ người Việt” đã so sánh tục ngữ Việt với tục ngữ Anh, Pháp về nội dung và phương thức phản ánh. Theo tác giả, có một sốđiểm giống nhau về nội dung, về việc cùng sử dụng mô hình để tạo nghĩa, nhưng về thể dạng thì khác biệt hẳn (tục ngữ Pháp và tục ngữ Anh ít khi dùng vần và phương thức nói quá cũng ít được dùng trong cấu trúc sóng đôi). Ông đã nhận định:“Kết quả ấy nếu xét ở nội dung được phản ánh sẽ cho thấy quan niệm, tính cách của mỗi dân tộc, còn nếu xét ở phương thức phản ánh sẽ nhận ra đặc điểm, bản chất của thể loại tục ngữ” [150,315].
Trần Văn Tiếng trong luận án tiến sĩ “So sánh một số đặc điểm cú pháp- ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Việt và tiếng Hàn” (2006) đã phân tích cú pháp, ngữ nghĩa tục ngữ Việt - Hàn và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa những đơn vị ngôn ngữ. Luận án là bước khởi đầu, gợi mở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo trong việc so sánh ngôn ngữ Việt và Hàn ở bình diện ngữ nghĩa, cú pháp. Có thể nói, tác giả đã thể hiện sự công phu trong sưu tầm tư liệu, nhất là những tư liệu tục ngữ tiếng Hàn. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ sự giống nhau, khác nhau về cấu trúc, ngữ nghĩa giữa tục ngữ Việt và Hàn, đồng thời qua phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của tục ngữ Việt - Hàn, độc giả có thể tìm thấy những nét văn hóa đặc thù của hai dân tộc. Có thể nói, công trình đã đem đến những lợi ích thiết thực trong việc nghiên cứu cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa giữa hai ngôn ngữ khác loại hình.
Việc nghiên cứu về so sánh cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của hai hệ thống tục ngữ Pháp - Việt đã được hai sinh viên Vũ Thái Hà - Văn Thị Cẩm Trinh nghiên cứu qua luận văn tốt nghiệp “So sánh cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tục ngữ Pháp – Việt” năm 2008. Công trìnhđã tìm hiểu một sốđiểm tương đồng và khác biệt trong kho tàng tục ngữ Pháp - Việt cũng như khám phá nền văn hoá hai nước qua cách sử dụng và ví von hình ảnh con vật. Từđó, mọi người có thể hiểu và sử dụng tục ngữ phù hợp với những hoàn cảnh nhất định, đặc biệt trong quá trình học tập và nghiên cứu tiếng Pháp của sinh viên. Hướng so sánh hình ảnh con vật để tìm hiểu nền văn hóa các nước còn được giới thiệu qua một số bài viết: “Quỷ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”
đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 8 và “Gà, khỉ chuột, ngựa trong tục ngữ và thành ngữ
tiếng Anh và tiếng Việt" công bố trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 3, năm 2000 của Phan Văn Quế.
Không khảo sát hình ảnh con vật trong tục ngữ, Nguyễn Thị Vân Đông qua bài viết “Một số
biểu hiện của văn hóa qua các thành ngữ tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt” in trongtạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10 (156) năm 2008 đã khảo sát các từ chỉ bộ phận cơ thể người, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa thông qua tục ngữ, thành ngữ Anh và Việt. Từ góc độ văn hóa, tác giả nêu lên một số giải thích nhằm mục đích giúp người nước ngoài học tiếng Việt làm quen với các từ chỉ bộ phận cơ thể người thường gặp và tiếp cận với văn hóa người Việt thông qua ngôn ngữ tiếng Việt.
Tương tự như Nguyễn Thị Vân Đông, Nguyễn Văn Nở trong bài viết “Dấu ấn văn hoá - dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữ người Việt (Trên cơ sở so sánh với tục ngữ các dân tộc khác)” in trong tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 2009 cũng khảo sát đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ các nước về mặt chất liệu để tìm ra nét đặc sắc về văn hoá - dân tộc thể hiện trong cách nói, nếp nghĩ của người Việt. Có thể nói, một trong những đóng góp của công trình là sự mở rộng giới hạn của tác giả khi chọn những câu tục ngữ tương đồng về nội dung biểu đạt nhưng có nét dị biệt hoặc sử dụng chất liệu không giống nhau theo các nhóm hình ảnh: tự nhiên, động vật, thực vật, vật thể
nhân tạo và bộ phận chỉ cơ thể người trên cơ sở lấy chất liệu của tục ngữ Việt đểđối chiếu.
Ngoài ra, còn có các bài viết so sánh về phương diện nội dung, cấu trúc và thi pháp của tục ngữ dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới để tìm ra những nét chung cũng như những nét khác biệt thể hiện đặc trưng văn hóa của từng dân tộc qua tục ngữ. Có thể kểđến các công trình: “So sánh tục ngữ Anh- Việt trong quá trình hình thành và phát triển” (1991) của Nguyễn Thượng Hùng, “Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từ góc độ đối chiếu thành ngữ tục ngữ Hàn Việt” in trong tạp chíNgôn ngữ và đời sống năm 2001 của Nguyễn Xuân Hòa, “Tìm hiểu lối nói của người Việt và người Lào qua tục ngữ” đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 2003, “Tìm hiểu một số kiểu hiệp vần trong tục ngữ Việt và Lào”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng”(2004), “Tìm hiểu một số kiểu kết cấu so sánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào” (2005) của Nguyễn Văn Thông, “Phép tỷ dụ trong tục ngữ Việt và Anh” năm 2008 của Trần Văn Phước ...
Việc so sánh tục ngữ còn được nghiên cứu qua một số từ điển so sánh, đối chiếu như: “Tục ngữ Anh-Việt lược giải”, Nxb Đại học Cần Thơ, 1986 của Lê Đình Bích, Trầm Quỳnh Dân; “Tục ngữ Anh Việt tường giải”, Nxb KHXH, HN, 1995 của Bùi Phụng; “Châm ngôn và tục ngữ thông dụng Việt Anh, Nxb Sông Bé của Hoàng Văn Cang; “100 tục ngữ tiếng Anh thông dụng”, Nxb TPHCM của Hoàng Đình Tứ; “Tục ngữ thành ngữ tiếng Anh”, Nxb Hải Phòng, 1993 của Phạm
Văn Bình…Các công trình giới thiệu tục ngữ Anh sang tiếng Việt và tục ngữ Việt sang tiếng Anh chủ yếu là dịch theo nội dung miêu tả, các câu tục ngữđược sắp xếp theo trật tự A,B,C chữ cái đầu câu, theo chủ đề hoặc kết hợp cả hai. Riêng quyển sách “Tục ngữ Nga Việt” xuất bản năm 1986 của Lê Đình Bích có đề cập đến các phương diện so sánh nội dung, hình thức của tục ngữ. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng lại ở mức gợi ý .
4.2. 3Nhận xét:
Các công trình nghiên cứu so sánh đã giúp mọi người thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa nội dung, hình thức tục ngữ người Việt và các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam cũng như tục ngữ Việt Nam đối với tục ngữ thế giới. Từđó, khẳng định nét độc đáo của từng dân tộc qua thể loại tục ngữ cũng như làm nổi bật nội dung, giá trị của thể loại này..
Về số lượng: Chỉ có 8 công trình so sánh tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc thiểu số (trên tổng số 54 dân tộc thiểu sốở nước ta), chúng tôi thấy rằng tục ngữ các dân tộc thiểu số chưa được khai thác đúng mức. Hơn nữa, khi so sánh, đa số các tác giả quan tâm đến nội dung được phản ánh qua tục ngữ, một số ít công trình đề cập đến vấn đề thi pháp. Vì vậy, việc so sánh thi pháp tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số còn mở ra nhiều hướng tìm hiểu mới mẻ cho các nhà nghiên cứu tương tai.
Qua khảo sát 25 công trình so sánh tục ngữ Việt Nam và tục ngữ thế giới, chúng tôi nhận thấy số lượng công trình so sánh tục ngữ Việt Nam với tục ngữ Anh chiếm đa số (14/25 công trình). Điều này cho thấy tục ngữ Anh có sức hấp dẫn đối với nhiều người. Có thể nói, sức hấp dẫn ấy không chỉ vì nghiên cứu so sánh tục ngữ Việt và Anh trong thời điểm hiện nay có ý nghĩa tìm ra những nét tương đồng, giao thoa văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc mà còn góp phần tạo điều kiện cho sự hòa nhập và phát triển bắt đầu từ văn hóa theo xu thế chung rất lành mạnh mà thế giới đang hướng tới. Từ một thực tế như thế, vấn đề so sánh tục ngữ Việt Nam với tục ngữ của các dân tộc khác trên thế giới chắc chắn sẽ gợi mở nhiều hướng nghiên cứu rất thú vị cho những ai có hứng thú và say mê với thể loại này.
So sánh đối chiếu tục ngữ các dân tộc là hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm, tuy nhiên số lượng những công trình có chất lý luận chuyên sâu về so sánh đối chiếu tục ngữ chưa nhiều. Chính vì thế vấn đề này sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu tục ngữ tiếp tục khai phá.
4.3Vấn đề vận dụng tục ngữ:
Tục ngữ có quan hệ mật thiết với hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Không một thể loại văn học dân gian nào được sử dụng thường xuyên như tục ngữ. Tục ngữ là giao điểm thú vị của tư duy trừu tượng và tư duy nghệ thuật, là những phán đoán làm cơ sở cho lập luận và “bài thơ ngắn nhất”, vừa là phát ngôn phong phú về nội dung lại vừa là văn bản nhỏ
nhất về kết cấu. “Trong cái mênh mông xô bồ của lời nói, tục ngữđọng lại như những kết tinh sáng chói, ví như kim cương trong sa mạc”[88, 320]. Tục ngữ gắn liền với khẩu ngữ, nó xâm nhập vào văn học thành văn, vận động trong các thể loại văn học dân gian và phát huy tác dụng mạnh mẽ trong đời sống quần chúng.
4.3.1Tìm hiểu nội dung các công trình:
Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ta cũng như nhiều nước khác, các nhà văn, các học giả có tài thường là những người rất quý trọng và biết vận dụng sáng tạo vốn tục ngữ của nhân dân. Từ lâu, không một ai nghi ngờ về vị trí, vai trò và ảnh hưởng to lớn của tục ngữ với văn học viết.
Năm 1995, Nxb KHXH phát hành quyển “Tục ngữ với một số thể loại văn học” của Trần Đức Các. Ông đã dành chương “Tục ngữ với thơ ca cổđiển” để nghiên cứu sự tác động tích cực của tục ngữ trong thơ ca bác học. Sau khi thống kê, so sánh tục ngữ trong Thiên Nam ngữ lục với tục ngữ dân gian, tác giả ghi nhận: “Quan điểm của nhân dân đã thấm sâu vào tiềm thức của trí thức phong kiến từ nội dung đến hình thức”[10,77]. Trần Đức Các còn giới thiệu khái quát sự vận dụng tục ngữ tài tình của các nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm, Nguyễn Du với Truyện Kiều, Nguyễn Đình Chiểu với Lục Vân Tiên, qua đó người đọc nhận thức đúng đắn giá trị của tục ngữ trong thơ ca bác học và hiểu thêm tài năng của các tác giả trên.
Ở nước ta, căn cứ vào tài liệu còn lại thì Nguyễn Trãi là người đầu tiên đã sử dụng tục ngữ để làm thơ Nôm một cách phổ biến. Tìm hiểu vấn đề sử dụng tục ngữ trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi đã được một số tác giả lưu tâm. Đó là Bùi Văn Nguyên trong bài viết “Âm vang tục ngữ ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” in trong tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1980, bài viết về Nguyễn Trãi “Thời đại – con người – văn nghiệp” của Lê Bảo, bài viết “Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” in trong sách “Ba thi hào dân tộc”, năm 2000 của Xuân Diệu, khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” của Mai Thị Vân, lớp dh5c2 trường ĐHSP An Giang ngành ngữ văn... Những công trình nghiên cứu này là bước khởi đầu cho hướng khai thác, tiếp cận, khám phá giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của “Quốc âm thi tập” cũng như tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào tác phẩm văn chương, góp phần nâng cao giá trị văn học,