Vấn đề cú pháp tục ngữ:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 45 - 49)

Tục ngữ là một câu nên mọi “bí mật” trong cách biểu đạt của tục ngữ trước hết nằm trong cấu trúc cú pháp của nó. Từ năm 1975, công trình nghiên cứu về cấu trúc cú pháp của tục ngữ có thể kểđến “Tc ng Vit Nam”của Chu Xuân Diên - Lương Văn Đang - Phương Tri. Phần “Tiểu luận về tục ngữ” do Chu Xuân Diên chấp bút. Trong chương “Tục ngữ và lối nói của dân tộc”, ông

đã quan niệm: “Muốn tìm hiểu đặc điểm các hình thức phán đoán trong tục ngữ người Việt để rút ra được những đặc điểm của lối nghĩ của nhân dân, tất nhiên không thể không tiến hành công việc xác định ý nghĩa logic ấy của phán đoán trong tục ngữ”[37,122]. Vì thế, tác giả đã miêu tả một số kiểu loại phán đoán trong tục ngữ theo logic hình thức và chia phán đoán ra làm hai loại: phán đoán khẳng định và phủ định, trong đó chủ yếu là phán đoán khẳng định. (“Nước mưa là cưa trời”; “Người ta là hoa đất”...). Phán đoán khẳng định lại được chia thành hai loại: phán đoán khẳng định không điều kiện (“Gieo gió, gặt bão”; “Không có lửa sao có khói”) và phán đoán có điều kiện hoặc lựa chọn (“Thâm đông, hồng bắc, hễ nực thì mưa”; “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”; “Sói vào nhà không mất gà cũng mất vịt”...). Theo tác giả, có ba loại quan hệđược phản ánh trong tục ngữ: quan hệ so sánh (“Gò với núi cũng kể loài cao, bể với ao cũng kể loài trũng”[so sánh giống nhau]; “Cũ người (nhưng) mới ta” [so sánh khác nhau]; “Phép vua thua lệ làng” [so sánh hơn kém, hơn thua]...); quan hệ mâu thuẫn (“Được mùa cau, đau mùa lúa”...) và quan hệ nhân quả (“Lớn thuyền thì lớn sóng”...). Chu Xuân Diên cũng quan niệm rằng: “Câu trong tục ngữ là những loại câu tương ứng với các loại phán đoán song không phải bao giờ cũng có kết cấu phù hợp hoàn toàn với kết cấu logic của những hình thức phán đoán ấy, trong khá nhiều trường hợp câu ở dạng rút gọn. Ở dạng rút gọn ấy, câu của tục ngữ thường có những thành phần bị tỉnh lược”. Ví dụ: “Người sống (bằng) đống vàng”, “Người chửa (đi gần đến) cửa mả”...[37,160]

Tương tự như Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu trong công trình “Văn hc dân gian, tp II” năm 1990 đã dành bốn trang viết về hình thức và phương pháp suy luận trong tục ngữ qua phần

“Nghệ thuật tục ngữ”. Dựa vào nội dung phán đoán cũng như hình thức ngữ pháp, tác giả chia câu tục ngữ ra thành ba loại: loại câu một vế gồm một mệnh đề độc lập chứa một phán đoán (“Nước mưa là của nhà trời”...); loại câu hai vế gồm hai mệnh đề, chứa hai phán đoán có quan hệ xa gần với nhau là loại câu phổ biến nhất (“Người tốt về lụa, lúa tốt về phân”..); loại câu ba vế trở lên gồm ba mệnh đề, chứa ba phán đoán trở lên (“Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”...). [257,121]. Ông cho rằng, phần lớn những phán đoán trong tục ngữ là phán đoán khẳng định, bao gồm cả khẳng định tuyệt đối hay vô điều kiện: “Người sống là đống vàng”... và khẳng định tương đối hay có điều kiện: “Cầu vồng mống cụt không lụt thì bão”; “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”... Theo tác giả, tục ngữ có nhiều kiểu suy luận “đại đồng tiểu dị” khác nhau nhưng căn bản là giống nhau (vì căn bản là phương pháp liên hệ, đối chiếu, so sánh).

Điểm đặc biệt của hai công trình trên là các tác giả đã dựa vào lý thuyết của logic truyền thống để chỉ ra những đặc điểm về cấu trúc của phán đoán trong tục ngữ. Với hướng xem xét này thì cách thức tổ chức, sắp xếp các bộ phận cấu thành nội dung của tục ngữ cũng được xem như là một trong những thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu được của thể loại này.

Từ góc độ logic ngữ nghĩa, Nguyễn Đức Dân trong bài viết “Vài nhn xét vđặc đim cú pháp ca tc ng đăng trên tạp chí Ngôn ngữ , số 3 năm 1989 đã chỉ ra rằng, ngoài tất cả những đặc điểm của câu tiếng Việt, tục ngữ còn có những đặc thù cú pháp ít thấy ở câu thông thường vì đó là những câu mang tính khái quát để phản ánh những quy luật và kinh nghiệm khái quát phổ biến. Tác giả lý giải những cấu trúc cú pháp đặc thù có khả năng phản ánh các phân đoạn khái quát của tục ngữ Việt. Theo ông, cú pháp tục ngữ Việt có ba đặc điểm:

-Tính khái quát của tục ngữđược thể hiện qua tính khái quát của phần đề trong mỗi câu tục ngữ. Phần đề này thường là những danh từ không có các định tố, nghĩa là không có yếu tốđặt trước hoặc đặt sau để cụ thể hóa danh từ đó. Trong đó danh từở phần đề không có loại từ, cũng có khi không có các đại từ chỉ định đứng cuối để cụ thể hóa danh từ đó, hoặc không có các số từ đứng trước để hạn định nó, cũng có khi vắng hẳn phần đề, tục ngữ dùng các câu vô nhân xưng để tạo thành các phân đoạn khái quát.

- Dùng cặp từ phiếm định- xác định để thể hiện câu có quan hệ nguyên nhân- kết quả kiểu như “Rau nào sâu nấy”, “Ghét của nào trời trao của ấy”, “Cha mẹđặt đâu, con ngồi đấy”…

- Lược bỏ các cặp từ nối để tăng tính khái quát về nghĩa của tục ngữ và làm cho tục ngữ thêm ngắn gọn.

- Nhiều cấu trúc ghép sóng đôi: “Đói ăn vụng, túng làm càn”, “Tai vách, mạch rừng”...Cấu trúc này của câu tục ngữđược hình thành từ cách ghép hai phân đoạn về hai sự vật, hiện tượng nào đó có quan hệ với nhau. Riêng cấu trúc ghép sóng đôi của câu tục ngữđã được tác giả nghiên cứu sau này và công bố qua bài viết “Cu trúc sóng đôi: Mt đặc đim ca tc ng Vit”. Ông cho

rằng cấu trúc sóng đôi là một hình thức cú pháp rất phổ biến của tục ngữ Việt. Có thể nói, công trình là những gợi ý quý báu cho một hướng nghiên cứu về cú pháp tục ngữ.

Theo hướng phân tích các khuôn hình cú pháp của tục ngữ, Nguyễn Thái Hòa trong luận án phó tiến sĩ “Miêu t và phân loi các khuôn hình tc ng Vit Nam” (1982) và quyển sách “Tc ng Vit Nam-cu trúc và thi pháp (1997) đã tìm hiểu những khuôn hình có sức sản sinh và lưu giữ tục ngữ, đó là phần “cấu trúc của tục ngữ”. Người viết đã khái quát một bức tranh phong phú và sinh động của tục ngữ Việt Nam ở góc nhìn ngôn ngữ học. Điều đáng chú ý là trong công trình này, tác giả miêu tả, phân loại khá tỷ mỷ và có hệ thống các khuôn hình cú pháp của tục ngữ Việt cũng như trình bày sự sáng tạo tục ngữ qua việc mô phỏng và triển khai các khuôn hình. Nguyễn Thái Hòa đã đưa ra 14 khuôn hình tục ngữ thể hiện cụ thểở 26 kiểu phát ngôn. Những khuôn hình này có thể triển khai ở dạng ghép, dạng phức trở thành 14 kiểu khác, tổng cộng có 40 kiểu ở hai loại đơn và phức. Ông khảo sát và miêu tả ba kiểu câu cơ bản của những khuôn hình tục ngữ: kiểu thứ nhất: loại có cấu trúc trùng với cấu trúc chuẩn, tức là C-V hay C-V-B (“tiếng hát át tiếng bom”...); kiểu thứ hai: loại có cấu trúc cụm từ (cụm danh từ, động từ, tính từ, cũng có thể là cụm C-V (“Lời nói, gói bạc”, “Sấm kêu, rêu mọc”...); kiểu thứ ba: loại có cấu trúc cụm từ (phần lớn là cụm động từ); quan hệ giữa phần nêu và phần báo là quan hệ qua lại hay phụ thuộc( “Đứt dây, động rừng”, “Đi tắt sắm gầu, đi câu sắm giỏ”...). Theo tác giả: “Đó là ba kiểu câu cơ bản của những khuôn hình tục ngữ, trong mỗi kiểu lại còn có thể chia thành những kiểu nhỏ hơn. Khi cấu thành những câu phức hợp mối quan hệ ngữ nghĩa- cú pháp sẽ trở nên phức tạp hơn và do đó kiểu câu cũng thay đổi”. [88,76].

Các phân loại tục ngữđã được Nguyễn Thái Hòa tóm tắt theo bảng như sau:

Quan hệ N/B Từ quan hệ Các kiểu câu

1. N được B hạn định miêu tả (Được hiện thực hóa trực tiếp) 1. Kiểu câu có quan hệ hạn định trực tiếp

2. N so sánh với B Không có quan hệ từ 2. Kiểu câu so sánh Có các quan hệ từ: như,

bằng, hơn... 3. N-B có quan hệ qua lại,

phụ thuộc

Không có quan hệ từ 3. Kiểu câu phối thuộc Có các từ quan hệ: nên,

phải, thì...

Ngoài ra, cấu trúc sóng đôi trong câu tục ngữ cũng được ông đề cập đến. Qua thống kê 5000 câu tục ngữ, người viết nhận thấy chỉ có 150 câu không có kiến trúc đó (tỷ lệ 0,03%), có 2 kiểu sóng đôi là sóng đôi bộ phận và sóng đôi phát ngôn. Theo tác giả: “Kiến trúc sóng đôi vừa là cách cấu tạo tục ngữ vừa có chức năng biểu nghĩa chứ không phải chỉ có chức năng thi pháp” [88, 59].

Trong “Nhng đặc đim thi pháp ca tc ng” (2000), Đỗ Bình Trị quan niệm về mặt cấu trúc, tục ngữ có hai đặc điểm nổi bật: tính chất gọn chắc và đối xứng. Tính chất đối xứng được chia làm hai loại: cấu trúc đối xứng đơn và đối xứng kép. Cấu trúc đối xứng đơn bao gồm: cấu trúc so sánh định nghĩa (“Cái răng cái tóc là góc con người”, “Người sống đống vàng”...); cấu trúc so sánh thứ bậc (“Một con sa bằng ba con đẻ”, “Trăm đom đóm chẳng bằng một bó đuốc”...); cấu trúc suy luận logic (“Không thầy đố mày làm nên”...). Cấu trúc đối xứng kép bao gồm: cấu trúc so sánh trùng điệp (“Cùng nghề đi tát, mạt nghề đi câu”...); cấu trúc so sánh thứ bậc (“Thứ nhất tốt mồi, thứ nhì ngồi dai”...); cấu trúc suy luận logic (“Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”...)[246,354-364]

Tương tự như Đỗ Bình Trị, nhóm tác giả trong công trình “Thi pháp văn hc dân gian”, sách bồi dưỡng thường xuyên giai đoạn 1997-2000 của Nxb GD cũng quan niệm câu tục ngữ có đặc điểm nổi bật là tính chất gọn chắc và đối xứng. Để minh chứng cho tính chất gọn chắc, các tác giả đã miêu tả sơ bộ số lượng tiếng (ngắn nhất chỉ có 3 tiếng, thông thường thì từ 4 đến 8 tiếng) cũng như sự chặt chẽ không một tiếng nào thừa trong câu tục ngữ. Lý giải tính chất đối xứng, ông khảo sát và miêu tả các kiểu đối xứng trong câu tục ngữ: đối xứng đơn và kép. Câu đối xứng đơn tiêu biểu cho tục ngữ Việt Nam được tác giả mô hình hình hóa và chia thành ba nhóm: nhóm I: cấu trúc so sánh định nghĩa, gồm các dạng: a là b (“Tuần hà là cha kẻ cướp”...), a như b (“Trai vô tửu như kỳ vô phong”...), a  b [ký hiệu  biểu thị kết từ bị tỉnh lược] (“Tấc đất, tấc vàng”...); nhóm II: cấu trúc so sánh thứ bậc, gồm các dạng: a bằng n.b với n > 1 (“Một quả na bằng ba chén thuốc”...),

a không bằng b (“Chửi cha không bằng pha tiếng”...), hoặc n.a không bằng b với n >1(“Trăm hay không bằng tay quen”...), a hơn b (“Xấu đều hơn tốt lỏi”...); nhóm III: cấu trúc suy luận logic, gồm các dạng: a thì b (“Xấu thiếp hổ chàng”...) và các dạng tương đương có a thì có b (“Có lửa thì mới có khói”...), không a thì không b(“Không bóp cổ thì chẳng lè lưỡi’...), muốn a phải b (“Muốn ăn hét phải đào giun”...), chưa a đã b (“Chưa thăm ván đã bán thuyền”...), a mà (nhưng) à (“cũ người, mới ta”...); càng a càng à (“Càng thắm thì lại càng phai”...). Trong đó, ký hiệu à biểu thị mặt trái, mặt mâu thuẫn của a; những kết từ giữa hai vế có thể ẩn, nghĩa là bị tỉnh lược đi, hoặc có thể thay bằng một từ (hoặc cụm từ) có nghĩa tương đương: mà thay bằng nhưng, thì thay bằng tt, ắt, sẽ, có ngày...). Câu có cấu trúc đối xứng kép cũng được người viết chia thành ba nhóm: cấu trúc so sánh trùng điệp, cấu trúc so sánh thứ bậc, cấu trúc suy luận logic. Nhóm I: cấu trúc so sánh trùng điệp, gồm các dạng: A=A (“Giàu đâu ba họ, khó đâu ba đời”...), A=B[=C...] ( “Quan viên tháng giêng, tuần phiên tháng mười”...); cấu trúc so sánh thứ bậc, gồm các dạng: A>B[>C] (“Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”...), A<B (“Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”...); nhóm III: cấu trúc suy luận logic, gồm các dạng: A thì B (“Chẳng ngon cũng bánh lá dong (thì) tuy rằng xấu cũng dòng con quan”...), A ≠ B (“Người sống của còn, người chết của hết’...), A+À (“Mềm nắn, rắn buông”...),

A+A’+ A” (+A’’’...) (“Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con vú quặt đằng sau, gái ba con thì đâu ngồi đấy”...).

Một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện thi pháp tục ngữđó là Tìm hiu thi pháp tc ng Vit Nam” của Phan ThịĐào, năm 2001. Qua thao tác thống kê, khảo sát và miêu tả, tác giảđã chỉ ra được một trong những nét tiêu biểu về hình thức của tục ngữ là kết cấu logic, so sánh, đối xứng, trong đó kết cấu logic là nét đặc thù của thi pháp tục ngữ. Đối với kết cấu logic, người viết đã sử dụng các khái niệm, ký hiệu của logic hình thức trong phân định và chia làm hai loại: đơn và phức. Kết cấu đơn bao gồm những câu tục ngữ chỉ thể hiện một phán đoán đơn. Có 4 loại phán đoán đơn: phán đoán khẳng định toàn thể: SaP [ Mọi/ Tất cả S là P] (“Miếng ăn là miếng nhục”...), phủ định toàn thể: seP [Mọi/ Tất cả S không là P] (“Quạ không bao giờ mổ mắt quạ”...); phán đoán khẳng định bộ phận và phủ định bộ phận. Kết cấu phức có 2 loại: kết cấu phức cơ bản và kết cấu phức mở rộng (hay đa phức). Kết cấu phức cơ bản gồm những câu tục ngữ thể hiện hai phán đoán đơn: A ^ B [A hội B] (“Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”...); A v B ; A v B [A tuyển B]; A→B [A kéo theo B] (“ Ở hiền gặp lành”...); kết cấu phức mở rộng bao gồm những câu tục ngữ từ ba phán đoán trở lên (“Được ăn, được nói, được gói mang về”...). Bên cạnh kết cấu logic là kết cấu so sánh. So với kết cấu logic, người viết nhận thấy kết cấu so sánh đơn giản hơn. Chúng bao gồm các dạng: A như B [hoặc A, B]; dạng A bằng B; dạng A không bằng B [hoặc A thua B]; dạng A hơn B. Ngoài ra, tục ngữ còn có kết cấu đối xứng: đối xứng về từ loại (“Ăn Bắc mặc Kinh”, “Liệu cơm gắp mắm”...); đối xứng về bằng trắc (“Còn ăn hết nhịn”,“Học tài, thi phận”...) và đối xứng về ngữ nghĩa (“Trước lạ, sau quen”, “Khôn nhà, dại chợ”...).

Theo hướng vận dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng để xem xét cấu trúc của tục ngữ, Cao Xuân Hạo trong công trình “Tiếng Vit sơ tho ng pháp chc năng”, quyển 1, Nxb KHXH, 1991 đã nêu ra những mô hình cấu trúc câu trần thuật có hai phần Đề-Thuyết, dẫn chứng bằng nhiều ví dụ minh họa. Ví dụ: câu một bậc “trèo cao ngã đau” có thể phân tích theo cấu trúc CĐ: Vn; T: Vn (chủ đề của câu là vị ngữ, phần thuyết của câu cũng là một vị ngữ):

C

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)