0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Phân biệt tục ngữ và ca dao:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỤC NGỮ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY (Trang 66 -67 )

C T (Dn) (Dn)

4.1.3 Phân biệt tục ngữ và ca dao:

Bên cạnh thành ngữ thì tục ngữ và ca dao cũng có mối quan hệ gần gũi với nhau. Vì thế trong hoạt động sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian, nhiều người vẫn thường gắn tục ngữ với ca dao.

Các tác giả Hoàng Tiến Tựu trong sách “Văn hc dân gian Vit Nam, tập II , phần “Tục ngữ”(1990), Nguyễn Xuân Kính trong “Tng tp văn hc dân gian người Vit năm 2002 (Phần “

Khải luận về tục ngữ”), Phan Thị Đào với công trình Tìm hiu thi pháp tc ng Vit Nam”

(2001), Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong công trình “Văn hc dân gian Vit Nam” (2004), đều có cùng quan niệm khi đưa ra tiêu chí phân biệt tục ngữ và ca dao: tục ngữ thiên về lý trí, ca dao thiên về tình cảm. Ngoài ra, Hoàng Tiến Tựu còn chú ý ranh giới khó phân định giữa hai thể loại này qua một bộ phận nhỏ những câu mang tính chất trung gian quá độ, vừa lí trí, tình cảm, vừa tổng kết kinh nghiệm khách quan, vừa bộc lộ thái độ chủ quan của tác giả. Theo ông, muốn xác định thể loại của chúng phải dựa vào tiêu chí phương thức diễn xướng và trường hợp sử dụng cụ thể. Khi chúng được dùng làm luận cứ để chứng minh cho lời nói (hoặc bài viết) thì chúng là tục ngữ, còn nhân dân hát những câu ấy lên theo một làn điệu nào đó (như ru con, sa mạc…) thì chúng trở thành ca dao. Phan Thị Đào cũng lưu ý tính chất nước đôi của mỗi thể loại và

“muốn biết một câu thuộc về thể loại nào có khi còn phải dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể”[52,

30].

4.1.2Nhận xét:

Những thành tựu trong việc nhận diện tục ngữ của các nhà nghiên cứu có một ý nghĩa to lớn. Đây là bước quan trọng tạo cơ sở cho việc đi vào phân tích nội dung cũng như thi pháp tục ngữđể tìm ra bản chất đặc thù của nó. Ngoài ra, các định nghĩa của các nhà chuyên môn còn là cơ sở khoa học để mọi người căn cứ vào đó mà phân loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách dễ dàng hơn.

Trong vấn đề nhận diện tục ngữ, việc phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ là vấn đề còn nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu. Với 28 công trình nghiên cứu về vấn đề nhận diện tục ngữ, có 20 công trình phân biệt tục ngữ và thành ngữ. Điều này cho thấy ranh giới giữa tục ngữ, thành ngữ có rất nhiều điều cần lý giải. Qua thống kê, khảo sát các công trình trên, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cách định nghĩa, phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Nhìn chung, dù ở góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng các ý kiến không mâu thuẫn, loại trừ nhau. Xuất phát từ những tiêu chí mang tính chuyên môn khác nhau nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau mà thôi.

Đa số các công trình có những kiến giải mới mẻ về phương diện lý thuyết. Nếu thời gian đầu, các nhà nghiên cứu tập trung vào nội dung ý nghĩa, vào cấu trúc ngôn ngữ thì càng về sau, họ chú ý nhiều hơn đến chức năng của tục ngữ và lý luận giao tiếp nói chung. Dù có nhiều quan điểm chưa tương đồng nhau, xuất phát từ các góc độ khác nhau nhưng các công trình đều thể hiện sự cố gắng trong vấn đề xác lập bản chất và phân biệt: tục ngữ, thành ngữ và ca dao.

Bằng các phương pháp nghiên cứu tục ngữ khác nhau như: phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh... dưới các góc độ: văn học, ngôn ngữ học…, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng phân tích đểđưa ra khái niệm tục ngữ, những tiêu chí để phân biệt tục ngữ với thành ngữ, với ca dao. Kết quả có nhiều cách nhận diện khác nhau về tục ngữ và một số nhà nghiên cứu cũng thừa nhận tục ngữ, thành ngữ, ca dao có sự giao thoa lẫn nhau, ranh giới giữa chúng là rất mong manh, không rạch ròi.

4.2Vấn đề so sánh tục ngữ:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỤC NGỮ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY (Trang 66 -67 )

×