Nghĩa khái quát của thành ngữ và tục ngữ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 131 - 134)

1. Bùi Khắc Việt đã có những ý kiến hay khi bàn về tính biểu trưng của thành ngữ tiếng việt. Nguyễn Thế Lịch cũng từng lưu ý rằng trong nhiều thành ngữ, tục ngữ, các từ hỗ trợ họ hàng còn dùng để biểu thị nhiều quan hệ khác nhau như quan hệ tạo sinh, quan hệ so sánh tương đồng, quan hệ so sánh hơn kém. Đó chính là các nghĩa biểu trưng.

Chúng ta xét các câu sau: (1)Được voi đòi tiên (2)Có nếp có tẻ

(3)Hàng săng chết bó chiếu (4)Thợ rèn không dao ăn trần

Thành ngữ 1 trỏ loại người luôn đòi hỏi quá đáng, tham lam quá đáng. Thành ngữ 2 trỏ có cả con trai lẫn con gái. Những của chúng, rõ ràng không trực tiếp liên quan tới gạo nếp, gạo tẻ, tới các thứđồ chơi nặn bằng bột mà vùng Nghệ Tĩnh gọi là voi và tiên. Các từ nếp, tẻ chỉ có tác dụng biểu thị quan hệ khác biệt. Voi và tiên biểu thị hai thứ quý giá, A và B, thứ sau quý hơn thứ trước. Như vậy nghĩa của 1 và 2 mang tính biểu trưng. Có thể khái quát các nghĩa đó như sau:

1b. Thành ngữ 1: “Được A đòi B: : A tốt, B tốt, nhưng B hơn A.

2b. Thành ngữ 2: “ Có A có B” : A, B cùng loại, nhưng khác họ hay cùng họ nhưng khác giống. Hai câu 3 và 4 cùng một nghĩa, ấy thế mà chúng không có chung một từ nào cả. Giải thích hiện tượng này như thế nào? Hai câu trên nói về hai nghề khác nhau nhưng ý nghĩa của chúng lại giống nhau: Người làm nghề sản xuất áo quan lại không có áo quan(chết bó chiếu), người làm nghề rèn lại không có dao. Thế là cả hai đó đều nói về cùng một tình huống, biểu hiện một quan hệ giữa một đối tượng và thuộc tính của chúng:

3b. (Thợ làm áo quan, không có áo quan) 4b. (Thợ làm dao, không có dao)

Nếu gọi a là sản phẩm của nghề A thì quan hệ 3b và 4b chỉ là hai dạng cụ thể của một quan hệ, một tình huống khái quát hơn nữa :

5. (Người làm nghề A, không cò sản phẩm a)

Chúng ta nói quan hệ 5 là cấu trúc logic hay là bất biến ngữ nghĩa của các câu 3 và 4. Đặc trưng của mối quan hệ giữa các đối tượng và thuộc tính của chúng đã tạo ra nghĩa cơ bản của tục ngữ. Nghĩa này không trực tiếp liên quan tới chính hiện thực ngôn ngữ của tục ngữ. Vì thế gọi nghĩa khái quát hay là nghĩa biểu trưng. Với một bất biến ngữ nghĩa, có những phương thức ngôn ngữ khác nhau để thể hiện nó. Đó là các biến thể ngôn ngữ các bất biến ngữ nghĩa đó. Hai câu 3 và 4 là hai thể ngôn ngữ của 5.

Dân tộc nào, xã hội nào cũng có những tình huống như 5. Người ta nhận ra tình huống đó, rồi cụ thể nó thành một tục ngữ nào đó thông qua những nghề nghiệp cụ thể gắn với dặc diểm xã hội, kinh tế, văn hóa của dân tộc đó. Cũng để thể hiện tình huống 5, tục ngữ Việt Nam còn có những câu như “Nhà vườn ăn cau sâu” “Cô ả bán dầu bôi đầu bằng nước lã” Chúng ta nêu vài tục ngữ của các dân tộc khác nói về tình tuống này” Thợ giày chân đi đất” (Nga), “thợ giày luôn đi đôi giày thủng” (Ba Lan, Pháp), “Vợ người giày luôn đi giày xấu” (Anh) , “Trong nhà người thợ gốm chẳng thấy chiếc bình lành” (Apganistan) “Nhà người thợ lợp mái lại dột” ( Băng gan)

2. Những kiệu quan hệ giữa các đối tượng trong tự nhiên hết sức đa dạng, nhiều kiểu giống nhau ở phần chung và khác nhau ở phần riêng. Có thể nói thế này: Chúng giống nhau ở quan hệ logic kí hiệu và khác nhau ở phạm trù logic-ý nghĩa. Chúng ta minh họa điều này qua việc so sánh ba tục ngữ sau:

(1)Vỏ quýt dày, móng tay nhọn (hay “Quả xanh gặp nanh sắc”) (2)Vắng chủ nhà, gà mọc niêu tôm (hay “gà bươi bếp)

(3)Không có trâu, bắt chó đi cày.

Khi xem xét “ Tục ngữ trong cái nhìn của ngữ nghĩa học” Hoàng Văn Hành đã phân tích chi tiết câu 6. Về mặt từ vựng ngữ nghĩa tác giả phân tích nó trở thành cái cặp (vỏ quýt, móng tay), (dày, nhọn), (vỏ quýt dày, móng tay nhọn). Nguyễn Thái Hòa đã lưu ý tới cách dùng tục ngữ của Hồ Chủ tịch theo phương pháp “tách câu tục ngữ thành hai vế để chuyển chủ đề”: “Vỏ quýt dày được đưa vao một vế của câu phức, còn “Móng tay nhọn” lại được đưa vào một vế khác. Vậy là, cả hai tác giảđều nhìn nhận thống nhất và cặp đối tượng trỏ quan hệ trong câu 6.

6b. (Vỏ quýt dày, móng tay nhọn)

Có điều cần lưu ý về sự khác nhau giữa kiểu quan hệ 6b với kiểu 4b hoặc 3b. Ở 4b hoặc 3b là cặp kí hiệu biểu hiện mối quan hệ giữa biểu hiện mối quan hệ giữa một đối tượng. Khi so sánh hai đối tượng người ta sẽ xem xét theo một thuộc tính chung nào đó, như về chiều cao, trọng lượng, hình thức… “Vỏ quýt dày” vậy thì khó bóc được. Mối quan hệ trở ý nghĩa đó được khái quát thành mối quan hệ một bên gây trở ngại và một bên vượt được trở ngại. Vậy 6b có phạm trù logic-ý nghĩa là sự khắc phục trở ngại. Kí hiệu “vỏ quýt dày” là A(x), “móng ta nhọn” là B(y) thế thì khái quát của câu 6 được miêu tả như sau:

(9) Quan hệ logic-kí hiệu: (A(x), B(y); B(y) trội hơn A(x) Phạm trù logic-ý nghĩa: Sự khắc phục trở ngại

Ý nghĩa của 9 cò thể diễn đạt được hai cách khác: 9b. Đã có B(y) ắt hẳn vượt qua được A(x)

Sơđồ 9b đã cho phép tách B(y) và đưa nó vào một vế còn A(x) lại đưa vào một vế khác. Hồ Chủ tịch đã tận dụng tục ngữ 6 theo cách ấy: “Giặc Pháp là vỏ quýt dày ta phải có thời gian mà mài móng tay nhọn, rồi mới xé toang xác chúng ra”

Quan hệ giữa “chủ nhà, gà”, “trâu, chó” trong các tục ngữ 7 và 8 cũng giống hệt quan hệ “móng tay, vỏ quýt”. Nghĩa là cả 3 câu 6-8 đều cùng một quan hệ logic-kí hiệu. Chúng chỉ khác nhau ở phạm trù logic-ý nghĩa. Với câu 7 (Vắng chủ nhà, gà mọc niêu tôm; Vắng chủ nhà, gà bới bếp) phạm trù logic-ý nghĩa của nó là sự chi phối. có hàng loạt loạt tục ngữ phản ánh quan hệ ý nghĩa này : “Vắng vật chi phối thì vật bị chi phối được tự do”. Đó là “Mèo ra cửa, chuột xướng ca” (Tày-Nùng), “Mèo đirồi, chuột nhảy múa” (Pháp, Do Thái, Thổ Nhĩ Kì); “Khi mèo vắng nhà, loài chuột khoe đuôi” (Run-đi); “Vắng con báo, con linh dương nhảy múa” (Công gô).

Với câu 8, thiếu trâu thì thay bằng chó, thiếu cái tốt thì phải thay bằng bằng một thừ kém hơn. Do vậy phạm trù logic-ý nghĩa của nó lại là sự thay thế. Do vậy, câu 8 đồng nghĩa với câu “Thiếu cá lấy rau má làm trọng” và cũng đồng nghĩa vói một tục ngữ Acmeni: “Không có ngựa thì cưỡi lừa”. Phải chăng cũng vì vậy mà khi gặp câu “ Không có ngựa bắt gà trống kéo xe” (Cù Lao Tràm) chúng ta sẵn sàng tin rằng đó là một tục ngữ mà chúng ta chưa biết, của người Việt hoặc một dân tộc nào đó?

3. Một quan hệ logic có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Chính vì thế, với một bất biến ngữ nghĩa, tồn tại nhiều biến thể cú pháp khác nhau. Ý nghĩa của 6, ngoài cách diễn đạt như 9b, chúng ta còn có thể diễn đạt thành “đã có móng tay nhọn, chẳng sợ vỏ quýt dày”. Và khái quát là:

(10) Đã có B(y) chẳng sợ A(x)

Lối nói 10 này lại rất hay gặp trong các tục ngữ của nhiều dân tộc: “Ai sống qua trận núi lửa, người đó chẳng sợ đám cháy” (Agiecbaidan); “Ai đã ăn cắp, người đó chẳng ngại nói dối” (Malaixia); “Ai đã bịướt mưa thì chẳng sợ sương mù” (Mông cổ)

Trong xã hội, lại có những tình huống ngược đời dẫn đến hiện tượng tục ngữ này lại phủđịnh hoặc đối lập trực tiếp với tục ngữ kia cùng chủđề và quan hệ. Những tục ngữ sau đây có những bộ phận phủ định lẫn nhau, hoặc toàn bộ phủ định lẫn nhau “Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân”; “Áo năng may năng mới, người năng tới năng thường”,; hoặc “cái khó bó cái khôn’ và “cái khó ló cái khôn”… Do vậy mà có những tục ngữ giống nhau về quan hệ logic-kí hiệu nhưng lại ngược nhau về phạm trù logic-ý nghĩa. Chúng ta nói rằng giữa hai tục ngữ như vậy có quan hệ biến đổi với nhau. Dùng khái niệm biến này sẽ rất có ích khi đối chiếu các tục ngữ khác nhau của một dân tộc hay nhiều dân tộc cùng nói về một phạm trù logic-ý nghĩa hay là chủđề-logic. Nhưng chúng ta sẽ không đề cập tới vần đề này ởđây.

4. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ.

Sự hình thành biểu trưng của thn, như 1b, 2b, khác sự hình thành biểu trưng của tục ngữ, như 5, 9 như thế nào?

Sự khác nhau về đặc điểm cơ bản của chúng, thành ngữ phản ánh các khái niệm, tục ngữ phản ánh các phán đoán, đã dẫn tới sự khác nhau cơ bản trong sự hình thành thành ngữ. Nghĩa của thành ngữđược hình thành qua sự biểu trưng nghiã của cụm từ. Nghĩa của tục ngữđược hình thành qua sự biểu trưng nghĩa của một câu. Hầu hết các câu trên đều có quan hệđề-thuyết. Chính cặp đề- thuyết này biểu thị một quan hệ. Vậy là, nghĩa của thành ngữđược hình thành qua sự biểu trưng các quan hệ. các thành ngữ không có thuộc tính ấy.

Trong thành ngữ “Được voi đòi tiên”, voi và tiên biểu trưng cho hai sự vật tốt, thứ sau tốt hơn thứ trước. Mặt khác, nghãi của thành ngữ ấy còn được hình thành qua cấu trúc-cú pháp “Được A đói B”. Cặp “được…đòi” không phải là một quan hệ, đó là khuôn cú pháp-ngữ nghĩa của những thành ngữ trỏ sự “đòi hỏi quá đáng, tham lam quá đáng”. Cứ tìm được cặp từ A, B nào có thể biểu cho cái tốt và B hơn A, đồng thời chúng tạo được một quan hệ hiệp vần với cặp được-đòi là chúng có khả năng được một thành ngữđồng nghĩa với “Được voi đòi tiên”. Chẳng hạn “được đầu voi đòi đầu ngựa”, “được cá mòi đòi cá chiên”. Khuôn cú pháp-ngữ nghĩa với được-đòi, chúng ta còn gặp có-đòi, như “có cá mói đòi cá chiên” , “có cháo đòi chè”. Thậm chí, nếu ai đó dùng “có voi đòi tiên” như một thành ngữ thì cũng không phải dùng sai

Như vậy, nghĩa là biểu trưng của loại thành ngữ có cấu trúc động ngữ trên đây gồm có hai phần. Phần thứ nhất là khuôn cú pháp-ngữ nghĩa, nó chung một lại thành ngữ. phần thứ là các từ ngữ biểu trưng, thường dùng riêng cho từng thành ngữ. Chỉ cần nghe “có A phụ B” là chúng ta có thề hiệu được nghĩa cơ bản của loại thành ngữ này. “Có được A, một cái mới và tốt, là coi thường và quên B, một cái cũđã gắn bó với mình”. Vì chỉ dùng để biểu trưng cho hai sự vật cùng loại và A trội hơn B. Oản trội hơn, bát sứ hơn bát đàn, trăng hơn đèn…thế là chúng ta có các thành ngữ có nghĩa cơ bản giống nhau “có oản phụ xôi”; “có bát sứ tình phụ bát đàn”, “có trăng phụđèn”,… Từ câu ca dao “Được mùa chớ phụ ngô khoai…” chúng ta thấy là có thể dùng lúa và ngô, khoai thay thế cho A và B trong thành ngữ trên “có lúa phụ ngô”; “có thóc phụ khoai” những câu này vẫn có dáng dấp của một thành ngữ, chúng ta có khuôn cú pháp-ngữ nghĩa của nhiều thành ngữ đã biết. Chúng ta nêu một kiểu hình thành biểu trưng của những thành ngữ âm tiết liên quan tới các từ trỏ bộ phận thân thể, xét thành ngữ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1)mặt hoa da phấn

Đứng trên, mặt hoa không thể làm nên một thành ngữ, da phấn cũng vậy. Như vậy có một đặc điểm quan trọng của hàng loạt thành ngữ 4 âm tiết tiếng việt là: Nghĩa biểu trưng được hình thành theo phương pháp sóng đôi “Ax By” hoặc “xAyB”, ởđó A, B là hai từ trỏ sự vật, hành động hoặc thuộc tính cùng phạm trù; cặp x,y cũng vậy. Nếu A,B là hai bộ phận của thân thể thì x, y là thuộc tính của chúng

Để biểu trưng ngoại hình, bề ngoài của con người, chúng ta thường dùng mặt, mày, mắt, da… vậy khuôn hình “mặt x da y” có thể được dùng đề miêu tả ngoại hình của một con người. Ngoại hình đó thế nào? Cặp (x,y) sẽ có chức năng miêu tả đặc điểm ngoại hình bằng phương thức biểu trưng: hoa, phấn biểu trưng cho cái đẹp (mặt hoa da phấn), bủng, chì nói về màu sắc, biểu trưng cho bệnh tật , ốm yếu (mặt bủng da chì)

Để biểu trưng nội tâm, ý nghĩa của con người, chúng ta thường dùng các từ lòng, ruột, tim, gan, phổi, bụng, dạ… chính vì vậy mà các thành ngữ “x ruột y gan” đều nói về nội tâm. Sự biểu trưng các sắc thái khác nhau của nội tâm (x, y) đảm nhận, phần lớn các trường hợp y đồng nhất với x. chúng ta gặp các từ nở, nát, tím, bầm, cháy, sôi, nóng, héo, để biểu trưng cho sự hài lòng, thỏa mãn (nở, mát), căm giận, uất ức(tím, bần), đau xót (cháy, nát). Cùng trỏ về sự nóng, nhưng sôi cao hơn nóng, vì vậy “sôi ruột sôi gan” trỏ sự rất giận dữ, còn “nóng ruột nóng gan” lại trỏ sự không yên tâm. Nóng và sôi đồng nghĩa, chính vì vậy “sôi ruột sôi gan” cũng trỏ sự không yên tâm.

Như vậy, trong thành ngữ “Ax By” nếu có một yếu tố biểu trưng cho ngoại hình, một yếu tố biểu trưng cho nội tâm thị thành ngữđó thường noí về sựđối lập giữa hình thức và nội dung: “mặt sứa gan tim”, “miệng thơm thớt dạ ớt ngâm”, “miệng mặt lòng dao, “miệng hùm gan thỏ”, “mặt người dạ thú”

Thế là nghĩa biểu trưng của loại thành ngữ 4 âm tiết Ax By cũng được hình thành bằng hai biểu trưng (A, B) và x,y). Khuôn hình cú pháp của nó không ảnh hường tới việc hình thành nghĩa biểu trưng nữa; các yếu tố nào đứng cạnh nhau và theo thứ tự trước sau thế nào không còn giữ vai trò quan trọng gì miễn là tạo được một thứ tự có thể chấp nhận được; nói “ghi lòng tạc dạ”, “tạc dạ ghi lòng”… cũng đều được.

Những điều vừa trình bày cho ta một tiêu chí quan trọng để phân biệt thành ngữ với tục ngữ;

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 131 - 134)