ĐĂNG TRÊN CÁC BÁO VÀ TẠP CHÍ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 131)

M ỘT SỐ HÌNH ẢNH SÁCH, LUẬN ÁN VÀ LUẬN VĂN NGHIÊNCỨU VỀ TỤC NGỮ VIỆT NATỪ 1975 ĐẾN NAY

ĐĂNG TRÊN CÁC BÁO VÀ TẠP CHÍ.

Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ- sự vận dụng

Nguyễn Đức Dân I.Vấn đề

(…)Trong bài này, chúng tôi muốn tìm hiểu quá trình hình thành nghĩa biểu trưng của các thành ngữ và tục ngữ, qua đó chúng tôi muốn chứng minh rằng những kiểu vận dụng sáng tạo, linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ trước hết ở chỗ người sử dụng cảm nhận được các quy luật tạo nghĩa của chúng . Nắm bắt được những quy luật đó, chúng ta sẽ tạo ra được, về lí thuyết, các biến thể của từng dạng thành ngữ và tục ngữ. Chúng tôi sẽ không bàn về cách dùng đúng chỗ, hợp lí của các thành ngữ, tục ngữ và cũng không bàn về cách sửa đổi nội dung của chúng cho phù hợp với một quan niệm, một tình huống giao tiếp nào đó. Có điều cần lưu ý là những tri thức và quan niệm được đúc kết lại qua tục ngữ chỉ là tương đối. Nó chỉđúng cho đại bộ phận các trường hợp, vậy cũng có nghĩa là trong một số trường hợp còn lại, người dùng được phép sửa đổi lại nội dung tục ngữ cho thích hợp với tình huống., hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trong truyện ngắn “Ông chủ bảo rằng chúng bằng lông”, Nguyễn Công Hoan đã viết “Nhưng vì tôi tin là bụt chùa cũng thiêng, nên…”. Vậy là tác giả cũng dùng đảo ngược lại tục ngữ “bụt chùa nhà không thiêng”. Khi viết “im lặng không hề là vàng”, Triệu Xuân đã dựa vào một tục ngữ Hêbrơ “ lời nói là bạc, sự im lặng là vàng”. Chẳng cứ ở Việt Nam, trong những tác phẩm văn học nước ngoài cũng thường có hiện tượng sửa đổi lại tục ngữ. Với tục ngữ Pháp “Những người vắng mặt luôn là những người sai lầm” Jules Renard đã “bổ sung” thành “Những người vắng mặt luôn sai lầm khi trở về”

Quan sát các thành ngữ, tục ngữ chúng ta thấy có những câu đơn nghĩa, chỉ có một nghĩa đen, như “đen như củ súng”, “chuồn chuồn bay thấp thì mưa”, “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần…” hầu như không có các biến thể. Từ những câu ấy không thể sáng tạo những câu mới. Nói thật chính xác, một số thành ngữ, tục ngữ loại này vẫn có biến thể. Chún ta nói “Câm như thóc”, “Câm như thóc đổ bồ”, nhưng cũng có thể nói “ Câm như thóc tẩm ba mùa”. Cả ba thành ngữ này theo chúng tôi chỉ cùng một sự sánh “câm như thóc”. Chúng tới quan tâm tới những câu không có nghĩa biểu trưng này, và do đó cũng không xem xét các biến thể của chúng. Chúng tôi sẽ quan tâm tới những câu có hai nghĩa, một nghĩa cụ thể và một nghĩa khái quát, hay nói cách khác một nghĩa đen và một nghĩa bóng, một nghĩa cụ thể và một nghĩa liên tưởng… cũng có thể gọi nghĩa khái quát là nghĩa biểu trưng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)