So sánh tục ngữ ngườiViệt và tục ngữ các dân tộc thiểu sốn ước ta:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 67 - 69)

C T (Dn) (Dn)

4.2.1 So sánh tục ngữ ngườiViệt và tục ngữ các dân tộc thiểu sốn ước ta:

Tục ngữ Việt Nam có giá trị về nhiều mặt, được đúc kết từđời sống cộng đồng của từng dân tộc và từ những mối quan hệ với cộng đồng các dân tộc anh em. Lý giải mối quan hệ đó để tìm ra những nét đặc sắc riêng mang bản sắc văn hóa của từng dân tộc thể hiện qua tục ngữ, có các công trình như sau:

Công trình so sánh tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc thiểu số có thể kểđến là quyển “Tc ng người Vit và tc ng các dân tc thiu s phía Bc Vit Nam” do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Hà Nội , xuất bản năm 2004 của Nguyễn Nghĩa Dân. Ông đã tiến hành khảo sát 836 câu tục ngữ người Việt và 901 câu tục ngữ của 8 dân tộc thiểu số, kết quả người viết nhận thấy có 29,8% các câu tục ngữ của người Mường và người Việt là hoàn toàn giống nhau, chiếm tỷ lệ cao nhất. Trên cơ sở đó, tác giả tìm hiểu sự tương đồng của tục ngữ các dân tộc qua nhiều cấp độ: lối nghĩ (các kiểu phán đoán), lối sống (nội dung các kinh nghiệm) và lối nói (cách diễn đạt, các hình ảnh). Năm 2010, quyển sách “Tc ng dân tc Kinh và các dân tc thiu s Vit Nam” của Nguyễn Nghĩa Dân đã được Nxb Thanh Niên phát hành. Có thể nói đây là công trình phân tích và so sánh tương đối toàn diện tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu sốở nước ta trong mối

liên hệ nội dung và thi pháp. (Trước đó, từng vấn đề trên đã được tác giả công bố qua các bài viết

So sánh tc ng v thiên nhiên và lao động sn xut ca người Vit và ca các dân tc thiu s phía bc nước ta” trên tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội, số 4, năm 2006 và bài viết “Tìm hiu cách biu hin ca tc ng người Vit Nam so sánh vi tc ng mt s dân tc thiu s nước ta” trong Thông báo Văn hóa dân gian, năm 2007). Phần đầu, tác giả so sánh nội dung thống nhất và đa dạng của tục ngữ người Việt với tục ngữ một số dân tộc thiểu số qua những biểu hiện trong các quan hệ với thiên nhiên, lao động sản xuất và xã hội. Phần tiếp theo, người viết tìm hiểu thi pháp của tục ngữ người Việt so sánh với một số dân tộc thiểu số. Phần so sánh này được tiến hành trên nhiều mặt khác nhau về ngữ nghĩa, biện pháp tu từ, sử dụng hình ảnh đến cấu trúc, đối, nhịp, vần trong tục ngữ. Đó là tổng thể các yếu tố thuộc về nội dung, cấu trúc và thi pháp mà tục ngữ của người Việt cũng như tục ngữ các dân tộc thiểu số nước ta có những thống nhất và khác biệt, tạo nên sựđa dạng trong biểu hiện. Kết quả: trong nội dung cũng như hình thức của tục ngữ người Việt và các dân tộc thiểu số giống nhau “không chỉ song phương giữa tục ngữ người Kinh với một dân tộc thiểu số mà còn có hiện tượng đó giữa các dân tộc với nhau” [36,85]. Ví dụ: tục ngữ người Việt có câu: “Đèn nhà ai nấy rạng”; người dân tộc thiểu số cũng có câu: “Đèn nhà nào rạng nhà ấy” (Thái), “Đèn nhà ai rạng nhà ấy” (Mường), “Đèn nhà ai sáng nhà ấy” (Dao)...

Cũng như Nguyễn Nghĩa Dân, Triều Nguyên trong công trình “Kho lun v tc ng người Vit” (2007) đã so sánh tục ngữ người Việt với tục ngữ Mường, Chăm về nội dung và phương thức phản ánh. Sự so sánh này đã mang lại kết quả bước đầu: Mường và Việt do có quan hệ gần về mặt ngôn ngữ (cùng tiêu chí Việt Mường, họ Nam Á) nên tục ngữ Việt và tục ngữ Mường gần gũi với nhau hơn là tục ngữ Việt và Chăm. Theo tác giả: “Giữa tục ngữ ba dân tộc đều có một sốđường nét chung về thể dạng (cấu trúc sóng đôi, vần, nhịp…) và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, phản ánh qua việc cùng sử dụng một mô hình cấu trúc chung...kết quả ấy nếu xét ở nội dung được phản ánh sẽ cho thấy quan niệm, tính cách của mỗi dân tộc, còn nếu xét ở phương thức phản ánh sẽ nhận ra đặc điểm, bản chất của thể loại tục ngữ” [150,315].

Tìm hiểu sự tương đồng cũng như dị biệt giữa nội dung tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc thiểu số còn được thể hiện qua các công trình nghiên cứu của Cao Sơn Hải trong “Tc ng

Mường Thanh Hóa”, “Tc ng dân ca Mường Thanh Hóa” năm 1999 của Minh Hiệu, “Tc ng, thành ng, câu đố Chăm” của Insara. Các tác giả đã cho chúng ta thấy được tục ngữ Mường, Chăm là sản phẩm, là cái khôn, cái khéo của cộng đồng dân cư nông nghiệp lúa nước, bám nương rẫy, săn bắt và hái lượm. Qua bài viết “Nhng nét tương đồng gn gũi gia thành ng, tc ng

khơ-mervà thành ng, tc ng người Vit”, Lê Đức Đông đã tìm hiểu những câu tục ngữđúc kết kinh nghiệm trồng trọt, kinh nghiệm sống, đối nhân xử thế và nhận thấy rằng có những nét tương đồng rất gần gũi, thân thuộc giữa người Khơ-me và người Việt. Nhìn chung, Cao Sơn Hải, Lê Đức

Đông, Nguyễn Nghĩa Dân đã có cùng một hướng triển khai, đó là tìm những nét tương đồng chủ yếu về nội dung thể hiện qua tục ngữ các dân tộc. Kết quả các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những nét tương đồng lớn giữa cách sống, cách nghĩ, cách thể hiện của các dân tộc về những vấn đề trong đời sống. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những nét khác biệt mang bản sắc của một số dân tộc được hình thành từ các đặc điểm vềđịa lý, lịch sử và tộc người.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)