Tìm hiểu nội dung các công trình:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 84 - 86)

C T (Dn) (Dn)

4.6.1 Tìm hiểu nội dung các công trình:

Theo Chu Xuân Diên trong công trình “Tc ng Vit Nam” thì “vốn tục ngữ của mỗi dân tộc bao giờ cũng được hình thành từ một nguồn chính: đó là những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội của bản thân nhân dân, dân tộc ấy”[37, 59]. Bên cạnh đó, ông còn nhận thấy tục ngữ người Việt cũng được hình thành từ nguồn vay mượn. Theo tác giả, nguồn vay mượn này có thể chia thành hai dòng: một dòng là những tư tưởng của nền văn hóa chính thống đã được dân gian hóa. Ví dụ những câu: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, “Ngày vui ngắn chẳng tầy gang”…là những câu trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Dòng thứ hai là những câu vốn là tục ngữ của các dân tộc khác đã được Việt hóa. Chẳng hạn: tục ngữ Việt có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt”, thì tục ngữ Pháp cũng có câu: “Bắt đầu tốt thì diễn viên tốt”, “Vào việc tốt thì kết thúc tốt”…, tục ngữ Nga cũng có câu: “Phần đầu tốt thì phần sau trôi chảy”…Ông đã giải thích nguyên nhân sự trùng hợp trên giữa tục ngữ người Việt và các dân tộc khác là do sự vay mượn lẫn nhau diễn ra trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc cũng như nguồn gốc chung trong lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc đó. Ngoài ra, nó còn do “nguyên nhân về những điều

kiện lịch sử, xã hội giống nhau trong đó nhân dân các dân tộc ấy đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần phản ánh những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội của dân tộc mình” [37, 59].

Theo quan niệm của Vũ Ngọc Phan trong công trình “Tc ng, ca dao dân ca Vit Nam” thì tục ngữ xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết.

Hoàng Tiến Tựu trong công trình “Văn hc dân gian Vit Nam” vàcác tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong “Văn hc dân gian Vit Nam” đều cho rằng nguồn gốc của tục ngữ có thể quy vào ba nguồn chính: thứ nhất, tục ngữ được sinh ra từ cuộc sống của nhân dân và do nhân dân trực tiếp sáng tác, đây là nguồn chủ yếu đồng thời là nguồn sớm nhất và thường xuyên liên tục nhất; nguồn thứ hai gồm những câu tục ngữ được tách ra từ các sáng tác dân gian khác như ca dao, vè, truyện dân gian, chèo…Chẳng hạn, câu “Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho” vốn bắt nguồn từ truyện “Sự tích con mối hay con Thạch Sùng”; nguồn thứ ba gồm những câu có lời đẹp, ý hay trong các tác phẩm văn học viết được nhân dân lưu truyền, dân gian hóa thành tục ngữ. Chẳng hạn, câu “Chữ tài liền với chữ tai một vần” vốn bắt nguồn từ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Theo Nguyễn Văn Nở trong luận án tiến sĩ “Biu trưng ca tc ng Vit Nam”, tục ngữ được sinh ra dựa trên những tri thức, kinh nghiệm được hình thành và đúc kết từ những phong tục, tập quán trong nền văn hóa và xã hội. Một bộ phận tục ngữ Việt được hình thành từ sựđúc kết kinh nghiệm của cá nhân phản ánh trong các áng văn chính luận hoặc văn chương. Tục ngữ còn được hình thành qua nguồn vay mượn từ Trung Quốc hoặc Việt hóa tục ngữ của các dân tộc khác (“Họa do khẩu xuất, bệnh do khẩu nhập”…), tác giả còn cho rằng: “Hiện nay tục ngữ vẫn tiếp tục sinh thành như chính cuộc sống không bao giờ ngừng lại. Đấy là nguồn bổ sung rất lớn vào kho tàng tục ngữ” [174,24]. Trong “Tc ng Vit Nam”, Chu Xuân Diên cũng đã phân tích vấn đề tục ngữ mới trong chương “Di sản tục ngữ và thời đại mới”, Nguyễn Thái Hòa trong Tc ng Vit Nam cu trúc và thi pháp đã cho rằng sự sáng tạo tục ngữ là mô phỏng và triển khai các khuôn hình. Tục ngữđược mô hình hóa ngày nay là cả một quá trình gia công, gọt giũa, là kết quả của tư duy, sự trải nghiệm từ cuộc sống, thói quen thẩm mỹ.

4.6.2 Nhận xét:

Qua tìm hiểu 7 công trình nghiên cứu về nguồn gốc tục ngữ, chúng tôi nhận thấy, các ý kiến không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, nhiều tác giả đã tập trung phân tích, lý giải được nguồn gốc tục ngữ. Trong sốđó, có tác giả tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề như Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu…

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu nguồn gốc tục ngữ còn có một tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao vì đã tạo điều kiện, cơ sở cho việc xác định nghĩa cũng như tiếp nhận nội dung tục ngữ một cách chính xác, đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)