GHI CHÉP MANG TÍNH CHỦ QUAN CỦA TÁC GIẢ

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 94 - 96)

Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác không chỉ mang nặng cảm xúc của tác giả

khi phải rời quê lên kinh đô mà còn là những nhận xét riêng của tác giả khi bước chân vào phủ chúa Trịnh. Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được ông miêu tả rất tỉ

mỉ. “Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng… Ở đây, cột đều sơn son thiếp vàng”

[59, tr.32]. Tác giả kể và nêu nhận xét riêng của mình khi quan Chánh đường “san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia” [59, tr.34].

Đến lúc bắt mạch cho thế tử Cán, Lê Hữu Trác lại đưa ra nhận xét: “… theo ý tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. Vả lại, bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức”

[59, tr.35]. Cách tác giả bình luận, nêu nhận xét cho thấy cuộc sống giàu sang nơi phủ

chúa không khác gì cung vua và chính sự giàu sang đó là nguyên nhân gây ra căn bệnh cho thế tử.

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là một nét riêng trong phong cách ký của ông. Viết về điều gì Phạm Đình Hổ cũng giải thích cặn kẽ và đưa ra những lời nhận xét để người đọc cùng suy ngẫm. Bài ký về Hoa thảo, tác giả viết: “Đời xưa gọi lan là vương giả hương, vì hoa lan thanh nhã bất phàm; những thứ hoa kỳ quái dễ làm cho người ta say mê không thể ví với nó được”. Phạm Đình Hổ còn giải thích thêm:

“Xưa kia, ông Khuất Nguyên đi trên bờ đầm mà hát, kết hoa lan để đeo; đức Khổng Phu Tử dừng xe trước một hẻm núi, cũng đàn hát thương cho cây lan có vẻ thơm tho mà đời không ai biết, từ đó lan mới nổi tiếng là quốc hương” [21, tr.23]. Viết về Hoa thảo phải chăng Phạm Đình Hổ muốn chúng ta hãy tôn trọng bản tính tự nhiên vốn có của loài vật đừng nên tỉa tót, uốn éo mà phá đi tính tự nhiên của chúng bởi “bàn tay nhân tạo càng khéo, thì cái thú thiên nhiên lại càng kém!” [21, tr.26].

Khi nói tới hôn lễ, Phạm Đình Hổ khảo từ đời Phục Hy cho tới ngày nay. Ông còn

đưa ra nhận xét “Đời nay lắm kẻ đình hoãn việc tang lại mà đón dâu, gọi là cưới chạy tang. Thói ấy thực là thương luân bại lý, các bực tiên hiền từng đã biện bác đi rồi. Còn như cái thói tiền cưới không đủ, bắt phải viết văn khế xin cưới, thường sinh ra kiện

tụng lôi thôi” [21, tr.55]. Nói vềCách uống chè, Phạm Đình Hổ không chỉ miêu tả khá tỉ mỉ mà còn đưa ra những nhận xét và kinh nghiệm uống chè. Ông viết: “Chè tàu thú vịở chỗ tinh nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm chè tàu ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục” [21, tr.33].

Phạm Đình Hổ không chỉ đưa ra nhận xét mà ông còn nhìn ra được vấn đề, thấy cái được và chưa được của dân tộc. Ông tiếc cho người cầm quyền nước không biết lưu ý đến việc công nghệ, sản vật của đất nước. Sản vật nước ta thật phong phú nhưng dân ta vẫn còn nghèo đó cũng là điều mà Phạm Đình Hổ luôn trăn trở. “Nếu người cầm quyền nước biết nhân cái sản vật tự nhiên mà khéo dùng nó, chế biến ra các thứ cần dùng thì so với Trung Hoa, ta cũng chẳng kém gì mấy” [21, tr.37].

Là người luôn lo lắng cho thời cuộc, Phạm Đình Hổ đã đưa ra phương án cải tổ. “Ta thường muốn kén chọn những người thiếu niên anh tuấn ở những làng đã quen làm nghề nghiệp như làng La Khê, Yên Thái, Bát Tràng, Trúc Khê và các xã duyên sơn, cho cạo đầu hoá trang theo khách buôn sang Trung Hoa đem tiền bạc đi mà học lấy những nghề khéo… khi nào xem xét đã tinh rồi thì trở về nước, phân cho mỗi người coi một việc mà chế tạo ra đồ dùng. Hết thảy các đồ mặc đều cứ theo lệ ấy mà cho người đi học để phát minh thêm ra, tưởng độ mười năm thì người nước ta, về các nghề nghiệp, cũng đã tinh xảo” [21, tr.38]. Thế nhưng tư tưởng tiến bộ của Phạm

Đình Hổ lại không được người cầm quyền nước quan tâm tới bởi “Kẻ gặp thời làm

được thì không có chí, những kẻ có chí thì không gặp thời. Ta e rằng việc thiên hạ

không phải là việc kẻ hèn mọn được nói leo” [21, tr.38].

Mỗi tác giả có một cách nhận xét riêng nhưng đều hướng đến một mục đích tăng giá trị chuyện kể. Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh cuộc tranh ngôi đọat quyền giữa tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và cuộc nổi dậy đầy khí thế của phong trào Tây Sơn. Tác phẩm phản ánh khá trung thực các sự kiện lịch sử đồng thời qua đó các tác giả cũng đưa vào những lời nhận xét của mình. Những lời mở đầu cho một hồi đều mang tính chủ quan của tác giả. Chẳng hạn như ở hồi 1, tác giả họ Ngô viết:

Đặng Tuyên phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung Vương thế tử bị truất ngôi, ra ở nhà kín.

Có thể nói, việc cho nhân vật Đặng Thị Huệ xuất hiện ngay từ hồi đấu không phải là ngẫu nhiên. Chính sự kiện nàng được yêu dấu có tác dụng như một cú hích đã

gây ra việc bỏ con trưởng lập con thứ và nhiều chuyện rắc rối khiến cho “phủ chúa dần dần sinh ra bè nọ cánh kia” [39, tr.12].

Khi nói đến việc Trịnh Tông lên ngôi chúa là nhờ vào đám kiêu binh tác giả còn nói rõ tấn hài kịch chúa ngồi trên một cái mâm vẫn bày cỗ lộc đểđám kiêu binh chốc chốc lại nâng lên đặt xuống cho mọi người xem (hồi 2). Vậy mà khi nhận xét về việc lên ngôi chúa của Trịnh Tông các tác giả chỉ đưa ra một câu nói: “Kinh kỳ hôm ấy vì thế phải nghỉ phiên chợ” [39, tr.46].

Viết về nhân vật Nguyễn Huệ các tác giả không chỉ ghi chép người thật, việc thật mà còn cho người đọc thấy một anh hùng vừa lớn lao mà cũng thật gần gũi. Thế

quân do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã khiến cho quân Thanh đại bại. “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ các danh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau qua cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa” [39, tr.361].

Tóm lại, ngoài cách ghi chép sự kiện các tác giả còn đưa ra những lời nhận xét với lối viết riêng. Chính những nhận định mang tính chủ quan thể hiện cái tôi trữ tình

đã làm cho những trang viết không rơi vào sự đơn điệu nhàm chán thường thấy ở

những bài ký vốn mang tính chất phản ánh người thật, việc thật. Tác phẩm ký không chỉ hấp dẫn người đọc ở tính hiện thực mà còn ở giá trị chuyện kể.

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)