Mục đích của Lê Hữu Trác trong Thượng kinh ký sự chỉ là ghi lại hành trình lên kinh đô chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm. Thế nhưng trong thời gian ở kinh đô ông
đã gặp lại người của hơn 30 năm trước bây giờ đã là nhà sư nữ chùa Huê Cầu. Chính sự tình cờ ấy mà người đọc có cơ hội hiểu hơn về con người Lãn Ông - một tâm hồn có chung có thuỷ, giàu chất thơ và sức sống. Lê Hữu Trác có dịp bộc bạch tâm sự của mình với người học trò và nhờ anh ta giúp đỡ. “Lúc ta còn nhỏ, nhà có dạm hỏi cô con gái con quan Thừa tự tham chánh ở Sơn Nam. Đã làm lễ vấn danh và ăn hỏi rồi. Nhưng có việc trở ngại, ta phải từ hôn về ở luôn ở Hương Sơn. Năm, sáu năm sau, ta lên kinh nghe tin quan Thừa tự tham chánh đã qua đời. Còn người con gái thì đến nay ta vẫn lấy làm lạ… Nghe nói trước kia có một công tử nào đó đã hỏi, đã đủ lục lễ rồi nhưng sau không thành. Cô ta nói: Mình đã có người dạm hỏi, tức là đã có chồng. Nay vô duyên bị chồng bỏ, còn mặt mũi nào mà lấy chồng nữa. Bèn thề suốt đời không lấy ai” [59, tr.101].
Khi biết sự việc như vậy Lê Hữu Trác trong lòng hoảng hốt bởi vì thu xếp công việc không chu đáo nên mới xảy ra cơ sự này. Đến nay gặp lại nhau khiến tác giả
cảm thấy như mình là người có tội và mong được chuộc cái tội ngày xưa.
Lê Hữu Trác thực sự xúc động khi được biết tâm sự của nhà sư nữ chùa Huê Cầu. “Tôi dám đâu tìm đường ấm no một mình, đi xa lánh quê người. Xin ông về thưa với cụ: tôi chưa được ân huệ của người, nhưng tấm lòng của người đã hiểu cho tôi như thế,
cũng là đủ an ủi cái cảnh lênh đênh cô độc của tôi rồi”. Lê Hữu Trác thương cảm vô cùng, bèn làm một bài thơđể bày tỏ lòng mình:
“Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa! Kim nhật tương khan khổ tự ta. Nhất tiếu tình đa, lưu lãnh lệ; Song mâu xuân tận, hiện hình hoa. Thử sinh nguyện tác càn huynh muội; Tái thếưng đồ tốn thất gia.
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã, Túng niên như thử nại chi hà? Dịch
Lầm người, sự bởi vô tâm,
Nhìn nhau, nay những luống thầm thở than! Một cười giọt lệ chứa chan,
Mắt trông, xuân hết hoa tàn thương thay. Anh em kết nghĩa kiếp này;
Kiếp sau cầm sắt bén dây hoạ là. Trót vì người phụ lòng ta,
Ôi thôi, đành vậy, biết là làm sao?” [59, tr.102]
Bài thơ là tất cả nỗi niềm và tâm sự của Lê Hữu Trác đối với nhà sư nữ chùa Huê Cầu. Tác giả nhận ra đấy là người đã từng hứa hôn với mình ngày trước nhưng sau hôn sự không thành. Điều làm tác giả băn khoăn ở đây là người con gái của ba mươi năm trước đó coi như mình đã có chồng và ở vậy suốt đời.
Mối tình của Lê Hữu Trác cũng như bao cuộc hôn nhân trong xã hội phong kiến. Tác giả cũng được gia đình dạm hỏi cô con gái quan Thừa tự tham chánh ở Sơn Nam và đã làm lễ vấn danh, ăn hỏi. Sự môn đăng hộ đối giữa hai gia đình đã được cha mẹ
chọn lựa thế nhưng do có việc trở ngại nên Lê Hữu Trác phải từ hôn về ở luôn ở
Hương Sơn. Năm, sáu năm sau, tác giả trở lại kinh đô nghe tin quan Thừa tự tham chánh - cha cô gái đã qua đời, còn cô thì nói mình có người dạm hỏi tức là đã có chồng, nay duyên bị từ hôn thì thề suốt đời không lấy ai nữa. Sau mấy chục năm xa cách, Lê Hữa Trác tình cờ gặp lại người cũ thì người đẹp năm xưa đã trở thành nhà sư
nữ chùa Huê Cầu. Sự vô tâm của tác giả đã làm lỡ một đời người và người con gái ngày trước phải sống cảnh lênh đênh cô độc khiến ông cảm thấy băn khoăn.
Lê Hữu Trác đã có gia đình ở Hương Sơn còn người cũ thì cô độc khổ sở cho nên ông muốn “nuôi dưỡng bà cho trọn tuổi đời để mong chuộc cái tội ngày xưa” [59, tr.101]. Ở Hoan Châu, trong vườn nhà của tác giả cũng có một nơi thanh u tịch mịch, có một ngôi chùa do người anh dựng, nhà sư có thể cung phụng đèn nhang ở đó. Lê Hữu Trác muốn báo đáp cái tiết hạnh cao quý của người cũ nhưng khi hiểu sự tình
đành kết tình anh em.
Vậy là hơn 30 năm mới gặp lại người cũ nhưng giờ đây tình nghĩa chỉ còn biết gửi vào cỗ áo quan xứ Nghệ tặng lại cố nhân. Rồi mai này tác giả lại về với Hương Sơn còn nhà sư nữ lại tiếp tục với công việc mà bà đã chọn. Sự tình cờ gặp lại nhau và cách cư xử có tình có nghĩa giữa hai người là những trang viết mang đậm cảm xúc của tác giả.