CẢNH SỐNG NƠI CUNG VUA PHỦ CHÚA

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 25 - 32)

Lối sống giàu sang xa hoa hoang phí

Tính hiện thực của cảnh sống nơi cung vua phủ chúa được các tác giả ghi lại một cách chân thực sống động. Lần đầu tiên khi bước chân vào phủ chúa Lê Hữu Trác cũng phải choáng ngợp vì sự xa hoa tráng lệ. Hải Thượng nghĩ bụng “mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là mình chỉ nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường!” [59, tr.31].

Phủ chúa trong Thượng kinh ký sự được Lê Hữu Trác quan sát từ cửa sau. Điều gây ấn tượng mạnh đối với ông là nhiều cửa, nhiều lầu gác, nhiều hành lang. Người truyền mệnh dẫn ông qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm “Hậu mã quân túc trực”,

đi bộ đến một cái cửa lớn, qua dãy hành lang phía tây đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Ở cửa nào cũng có vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ. Ngoài mấy nhà rộng trên còn có nhà “Đại đường” còn gọi là “Quyển bồng”, “gác tía” nơi Thế tử “dùng trà” nên gọi là phòng chè (số là ở đây kiêng danh từ “thuốc” nên gọi là “chè”). Phía ngoài lầu gác đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương… Khung cảnh tự nhiên ở đây tạo cho Lê Hữu Trác một cảm giác như “ngư phủ nhập đào nguyên”.

Lối sống xa hoa không chỉ ở những công trình kiến trúc với những ngôi nhà cao rộng, các hành lang quanh co uốn lượn, các bao lơn lượn vòng kiểu cách xinh

đẹp… mà còn ở cách trưng bày những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Các đồ quí giá được bày biện khắp mọi nơi. Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng, sập thiếp vàng, võng điều đỏ, mâm vàng, chén bạc… Trước sự lộng lẫy xa hoa của phủ chúa kiến cho Lê Hữu Trác bấy giờ mới biết “cái phong vị của nhà đại gia” mà chính ông cũng phải thốt lên “Cả trời Nam sang nhất là đây”.

Khác với Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Lê Hữu Trác đã thu hẹp diện miêu tả trong Thượng kinh ký sự. Khi lọt vào chốn thâm cung, tác giả không khỏi ngỡ ngàng đi theo quan Chánh đường. “Đột nhiên thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thiếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người

đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Xem chừng thánh thượng vẫn ngồi trên ghế rồng này, nay người rút lui vào màn

để tôi xem mạch cho Đông cung cho thật kỹ” [59, tr.34].

Ở đây Lê Hữu Trác tập trung miêu tả nhân vật Trịnh Cán còn Trịnh Sâm chỉ hiện ra thấp thoáng. Khi xem mạch cho thế tử Cán, Lê Hữu Trác nhận xét: “… theo tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ

yếu đi. Vả lại, bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức” [59, tr.35].

Dưới điểm nhìn của Lê Hữu Trác thì Trịnh Cán xuất hiện trong khung cảnh vương giả, thâm nghiêm được vây bọc giữa vàng son. Thế nhưng phòng ở đây không có ánh sáng trời mà phải thắp những ngọn nến lớn. Trịnh Cán chỉ độ năm, sáu tuổi nhưng rất có uy. Những người hầu chỉ đứng hai bên và đám cung nhân cũng đứng xúm xít thì thào to nhỏ; ai vào cũng phải lạy bốn lạy, khi ra lại lạy bốn lạy nữa. Thầy thuốc nổi danh như Lê Hữu Trác được mời vào xem bệnh, vẫn phải “nín thởđứng chờ ở xa” khi

được phép mới “khúm núm đến trước sập xem mạch”, lại được phép mới được xem xét thân hình thể trạng.

Theo cách miêu tả của Lê Hữu Trác thì quyền lực tất cả tập trung trong tay chúa Trịnh Sâm. Mọi việc trong phủ chúa khẩn trương hay chậm rãi là hoàn toàn không do công việc mà chỉ trông vào ý chúa. Thế nhưng Trịnh Sâm cũng không hoàn toàn tự

do, chủ động mà phải dựa vào quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo. Đơn của Lê Hữu Trác kê lên, quan vẫn chỉ bỏ túi không vội dùng và không cho các thầy lang khác xem bởi “phương thuốc và lập luận của cụ khác chúng ta nhiều” [59, tr.37]. Trong phủ chúa hầu hết mọi người đều lo cho chỗ đứng của mình. Các quan ngự y thì đêm ngày chầu chực ở “phòng chè” dựa vào ý của quan Chánh đường để bốc thuốc còn quan Chánh đường thì lại phụ thuộc vào thế tử Cán. Vì thế sau này khi Lê Hữu Trác thông báo: “Tinh thần suy kiệt lắm rồi! Thế không qua được đâu!” thì Chánh đường “thở dài một tiếng, nằm vật xuống sập” [59, tr.132].

Ngòi bút hiện thực của Lê Hữu Trác đã dựng lên cảnh sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh cuối thế kỷ XVIII. Mọi cảnh vật mà ông thoáng nhìn qua dường như được khắc nổi hẳn lên. Đó là những dãy hành lang quanh co ngoằn ngoèo trên những lối đi trong vườn, đến những khoảng rừng rậm có tiếng chim ríu rít và ngạt ngào mùi thơm, từ cái

điếm hậu có “những cây cỏ lạ và những hòn đá dị kỳ”, có “cột bao lơn lượn vòng thật xinh đẹp”, cho đến những dãy lầu góc nguy nga tráng lệở chỗ nào cũng chói lên màu sơn son thiếp vàng. Tất cả những núi non, cây cỏ, hồ ao, đình đài không chỉ hợp thành một khung cảnh rực rỡ mà ở đấy còn là hình ảnh của những tên thị vệ và người có việc quan chạy đi chạy lại như mắc cửi, những cái cáng chạy vào phủ như ngựa

lồng… Cuộc sống trong phủ chúa Trịnh cuối thế kỷ XVIII qua những nét miêu tả của Lê Hữu Trác là những tư liệu sử học có giá trị cao.

Trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ thì lối sống xa hoa thời vua Lê chúa Trịnh cũng được thể hiện rất rõ nét. Đó là sự ăn chơi thỏa thích hoang phí của chúa Trịnh Sâm. Chẳng hạn bài ký Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ghi lại “Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các ly cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. Việc xây dựng đình đài cứ làm liên tục. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thuỵ Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ

hồđể bán…

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì” [21, tr.12].

Chính sự ăn chơi xa hoa của chúa khiến cho bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm để lấy tiền. “Các nhà giàu thì bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ

hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ” [21, tr.13].

Lối ăn chơi hoang phí này không phải chỉ đến Trịnh Sâm mà trước đó Trịnh Giang, Trịnh Cương đều có cả. Chúa Trịnh Sâm thích đi ngự chơi, đi thưởng hoa, đi câu cá thường có Nguyễn Khản cùng đi. Nguyễn Khản cũng là bậc phong lưu tiến sĩ

thời bấy giờ và được nhà chúa đặc ban cho được đi lại ra vào trong cung cấm. “Những ngày rỗi, chúa Trịnh lên ngự chơi Hồ Tây, kẻ thị thần vệ sĩ bày hàng quanh cả bốn mặt hồ, nhà chúa chỉ cùng với bà Đặng Tuyên Phi ngồi trên thuyền, mà Nguyễn Khản thì ngồi hầu ngang trước mặt, cùng thưởng lãm, cười nói, không khác gì bạn bè, người nhà. Trong cung có bày bể cạn, núi non bộ và cảnh hoa đá gì, đều phải qua tay ông Nguyễn Khản điểm xuyết thì mới vừa ý nhà chúa” [21, tr.153].

Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái

Hoàng Lê nhất thống chí các tác giả họ Ngô đã miêu tả cảnh lục đục trong phủ

chúa. Có thể đây là dụng ý của các tác giả bởi quyền hành lúc bấy giờ đều tập trung trong tay chúa Trịnh. “Họ Trịnh đời đời kế tiếp tước Vương, nắm giữ hết quyền bính trong tay, hoàng gia mỗi ngày một suy yếu dần” [39, tr.7]. Trịnh Sâm được miêu tả

“là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán sáng suốt, trí tuệ hơn người, có đủ tài về

lên ngôi chúa, từ kỷ cương trong triều đến chính trị trong nước, hết thảy đều được sửa

đổi” [39, tr.7]. Chúa cho mình có công lớn, đã làm cho bốn phương yên ổn hơn hẳn mọi đời chúa trước nên “Chúa dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích” [39, tr.8].

Với Hoàng Lê nhất thống chí thì nơi cung cấm cũng chẳng phải là chốn thâm nghiêm, an lành. Sự thao túng, chuyên quyền của phủ chúa kiến cho hoàng tộc họ Lê chỉ còn là “hữu danh vô thực”. Có thể coi vụ án Thái tử Lê Duy Vỹ là điển hình của sự

hãm hại lẫn nhau giữa phủ chúa và triều vua. “Thái tử xưa vóc người đẹp đẽ, tư chất thông minh. Thấy nhà vua bị mất quyền, Thái tử căm tức lắm, thường vẫn khảng khái nuôi chí thu phục lại quyền bính. Thái tử lại từng xem khắp kinh sử, yêu mến các nho sinh; nên hào kiệt trong thiên hạ không ai là không ngưỡng vọng. Trong lúc Thịnh Vương còn là Thế tử, chỉ vì tranh giành trên dưới mà vương có bụng ghét Thái tử.

Thế tử bảo với Thái tử:

- Hai chúng ta sẽ phải một người sống, một người chết. Vua ấy cũng không nên

đứng cùng chúa này! [39, tr.58 - 59].

Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Sâm “vu cho Thái tử Vỹ thông dâm với cung nữ của Ân Vương”, rồi cho người kéo vào cung bắt Thái tử trước sựđau xót nhưng bất lực của vua Lê Hiển Tông. Trịnh Sâm đã tìm đủ mọi cách để trừ khử Thái tử. Sau đó đã vu cho Thái tử âm mưu làm loạn để buộc Thái tử thắt cổ.

Trịnh Sâm truyền ngôi cho Trịnh Cán con của Tuyên phi Đặng Thị Huệ thay vì cho Trịnh Tông là con trưởng. Trịnh Cán nối ngôi chúa nhưng tất cả quyền hành đều tập trung trong tay của Thị Huệ và Quận Huy. “Lúc Vương tử Cán đầy tuổi tôi, cốt cách tướng mạo khôi ngô, đẫy đà khác hẳn người thường. Đến khi biết nói, Vương tử

Cán đối đáp gãy gọn, cử chỉ không khác gì người lớn. Mỗi khi các quan văn võ vào thăm, vương tử tiếp đón với dáng điệu nghiêm chỉnh. Có người cách hàng năm mới gặp, vương tử cũng nhớ rất rõ họ, tên lại kể chuyện cũ vanh vách” [39, tr.9]. Lúc nhỏ

là thế nhưng khi lớn “Vương tử Cán rất tuấn tú, thông minh nhưng vốn người yếu

đuối. Lúc còn ẵm ngửa, vương tử đã mắc chứng cam, bụng to, rốn lồi, da nhợt, gân xanh, chân tay gầy khẳng khiu” [39, tr.24]. Chúa đã từng cho người tìm danh y khắp nơi về chữa cho Trịnh Cán. Trong Thượng kinh ký sự Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng ghi lại việc được triệu vào kinh để chữa bệnh cho Cán.

Việc vương tử Cán nối ngôi khiến cho triều chính bắt đầu có sự lung lay, nội chiến đã ngấm ngầm xảy ra dẫn đến cuộc nổi dậy của đám kiêu binh. “Danh nghĩa nổi dậy là chính đáng nhằm khôi phục lại kỷ cương, bảo vệ nhà chúa, nhưng trái lại nó là sự biến mở đầu cho sự sụp đổ cơ đồ họ Trịnh và kéo theo cả sự sụp đổ của nhà Lê” [43, tr.273].

Trịnh Tông được lên ngôi chúa là nhờ vào đám Kiêu binh nổi loạn cho nên khi làm chúa, Trịnh Tông luôn bị đám binh lính hành tội và lúc nào cũng chỉ lo đối phó với chúng. Trịnh Tông không chịu nổi sự nhiễu nhương của đám loạn quân và cũng chẳng có tài cán mưu chước gì cuối cùng phải tự kết liễu đời mình để giữ uy thế cho dòng họ Trịnh. Trịnh Tông chết đi ngôi chúa bỏ trống. Trịnh Lệ định mưu thoán nghịch nhưng ý định kế nghiệp chúa cũng không thành. Trịnh Bồng thì “tính nết hiền từ khoan hậu, được nhiều người yêu mến… Đến lúc Thế tử Tông lên ngôi, kiêu binh mấy lần muốn phò dựng Côn Quận công, họ vào tận nhà để thúc ép và đón rước ông ta, khiến ông ta phải lẩn vào phủ chúa kể rõ đầu đuôi với Đoan Nam Vương, rồi mới dám về nhà” [39, tr.148]. Trịnh Bồng thích sống an nhàn và cũng chẳng có biệt tài gì cho nên cuối cùng phải bỏ ngôi chúa nương nhờ nơi cửa Phật. Trịnh Bồng tự nhủ: “Giàu sang ở kiếp phù sinh, đều là cảnh mộng. Bởi vậy, ngày xưa đã có người thề xin

đời rằng đừng sinh vào nhà đế vương… Thế rồi chúa Trịnh gột sạch ma chướng ở đời, tự xưng là Hải Đạt thiền sư, dạo khắp các chùa ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng” [39, tr.256]. Vậy là đúng với lời tiên đoán về đất phát tích của tổ tiên họ Trịnh: “Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ” [39, tr.95]. Và đến Án Đô Vương Trịnh Bồng thì nghiệp chúa hết.

Mặc dù các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã cố gắng thể hiện quan điểm và mong muốn của mình khi viết về những nhân vật đại diện Hoàng tộc nhà Lê nhưng vẫn không làm sai lệch hiện thực lịch sử. Vua Lê Hiển Tông được miêu tả với những đường nét của bậc chí tôn “Nhà vua râu rồng, mũi cao, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non; tính nết hiền từ, giản dị” [39, tr.123]. “Sau khi nhà vua lên ngôi, bốn phương dần dần dẹp xong, thiên hạ lại bình yên” [39, tr.124]. Người kế nghiệp vua Lê Hiển Tông là vua Lê Chiêu Thống. Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã gắn cho ông vua này có diện mạo và phẩm chất của một chân chúa. “Hoàng tôn mày rồng mắt phượng, tiếng nói như chuông quân lính thấy vậy đều khen: Thật đúng là bậc thiên tử ?” [39, tr.62].

Thế nhưng ngoài những chi tiết miêu tả về một tướng mạo có khí tượng đế

vương thì hai nhân vật này cũng có không ít những biểu hiện đáng xấu hổ. Với vua Lê Hiển Tông, trong những năm trị vì ông chỉ buông tay rủ áo mặc cho chúa Trịnh chuyên quyền thao túng. “Lúc nhà vua ở ngôi, chẳng qua chỉ rủ áo khoanh tay, tìm trò vui chứ không có việc gì phải lo. Nhà vua lại giỏi về các kỹ nghệ lặt vặt. Bao nhiêu cung điệu Nhạc phủ, nhà vua đều chế ra bài mới, âm thanh cực kỳ du dương, trong sáng. Thường khi nhà vua lại còn treo tranh Tam quốc sai các cung nữ mặc áo trận, cầm giáo mác, chia thế trận ba nước Ngụy, Ngô, Thục, rồi dạy họ các cách ngồi,

đứng, đâm, đỡđể mua vui trong lúc thư nhàn.” [39, tr.124].

Thế nhưng những năm tuổi già, nhà vua bị Thánh Tổ Trịnh Sâm đè nén đủ đường, người khác hẳn phải tức giận không thể chịu nổi, nhưng nhà vua thì vẫn vui

đùa như thường. Nhà vua cho rằng “chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa, tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì?” [39, tr.125].

Quả thật với lối sống vô trách nhiệm như thế thì Lê Hiển Tông sao xứng là minh quân là dòng dõi của Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông. Chưa hết, đến khi triều đình được trao cho Lê Chiêu Thống thì tình hình còn bi đát hơn. Đứng trước tình hình ngày một

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)