Trái ngược với cuộc sống xa hoa hoang phí, tranh quyền đọat lợi nơi cung vua phủ chúa là đời sống cùng cực của người dân. Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII là một xã hội vừa có vua lại vừa có chúa nên trong nội bộ xâu xé tranh giành quyền lực lẫn nhau. Giai cấp thống trị đàng ngoài cũng như đàng trong ra sức vơ vét tiền của thóc gạo và sức lao động của dân để ăn chơi hoang phí sa đọa. Thời hoàng kim của một quốc gia phong kiến thịnh trị không còn nữa mà thay vào đó giai cấp phong kiến đã rơi vào sự bế tắc. Đời sống của người dân ngày một bần cùng.
Đời sống người dân luôn bị nạn đói đe dọa
Lúc bấy giờ giai cấp phong kiến thống trị đàng ngoài lao rất nhanh vào con
đường ăn chơi xa xỉ. Để có đủ tiền cung phụng cho những cuộc ăn chơi các chúa Trịnh đã đánh thuế rất nặng. Chính vì điều này càng khiến đời sống của nhân dân ngày một tồi tệ hơn. “Thực tế bi đát nhất của đàng ngoài trong thế kỷ XVIII là hàng vạn nông dân bị tước đọat ruộng đất, bị đuổi khỏi quá trình sản xuất và trở thành lớp người được sử cũ gọi là “dân vong mạng” (dân phải bỏ quê cha đất tổ mà trốn đi nơi khác). Đó là thực tế không thể nào tránh khỏi, bởi ở đàng ngoài công điền dần dần trở thành cơ sở nuôi lính của chúa Trịnh. Số ruộng công ít ỏi còn lại không đủ để
chia cấp cho xã hội, đã thế lại còn liên tục bị giai cấp địa chủ tìm cách bao chiếm” [55, tr.16].
Những con số cụ thể về mức độ phá sản và phiêu bạt hàng loạt của nhân dân các làng đã được sử cũ ghi chép.
Năm 1730, toàn đàng ngoài có 527 làng dân dắt díu nhau bỏ đi phiêu tán gần hết. Chúa Trịnh Giang phải sai 12 viên đại thần đi chiêu tập dân về nguyên quán làm
Năm 1741, số làng xã của đàng ngoài bị phá sản và phải phiêu tán lên tới 3691 làng, trong đó có 1730 làng được coi là “đặc biệt điêu tàn” vì vắng người, thôn xóm và ruộng đồng đã trở nên hoang dã.
Sang nửa sau của thế kỷ XVIII, thì tình hình phá sản và phiêu tán của nông dân các làng xã vẫn còn rất nặng nề.
Xã hội loạn lạc, giai cấp thống trị tranh quyền đọat lợi khiến cho đời sống nhân dân đói khổ lầm than. Trước thời cuộc xã hội đó Lê Hữu Trác đã chọn cho mình một hướng đi riêng “là hành nghề y” để cứu đời, giúp dân. Ông đã từng nói: “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”. Bằng con đường đã chọn Lê Hữu Trác giúp làm xoa dịu bớt nỗi đau, bớt đi cảnh khổ về bệnh tật của người dân.
Chưa bao giờ nạn đói kém xảy ra khủng khiếp và liên tục như trong thế kỷ
XVIII. Ở trấn Hải Dương quê hương của Lê Hữu Trác nạn đói diễn ra thật trầm trọng. Trước hiện thực của xã hội Việt Nam, Lê Hữu Trác đã quyết vứt bỏ “miếng đỉnh chung” mà quay về sống giữa quần chúng. Lê Hữu Trác quan tâm đến nhân dân theo cách quan tâm của người thầy thuốc. “Nhà làm thuốc chỉ biết theo thứ tự gấp hay chậm. Hiện nay cụ Quận Tào bệnh tình trầm trọng, cần phải đi thăm trước. Còn phu nhân của Văn quốc sư bệnh tình dai dẳng đã lâu, còn có thể hoãn được. Sáng mai, tôi xin đến cụ Quận Tào trước, ngày kia sẽđến nhà Văn quốc sư” [59, tr.86].
Nạn đói kém xảy ra khủng kiếp và liên tục trong thế kỷ XVIII mà đặc biệt nghiêm trọng nhất là nạn đói năm 1741. Có thể nói trong Vũ trung tùy bút Phạm Đình Hổ thu thập lại mớ tài liệu sống về những năm kinh khủng ấy. “Hồi loạn năm Canh Thân, Tân Dậu (1740 - 1741) tỉnh Hải Dương ta chịu hại về việc binh đao đến mười tám năm, ruộng đất hầu thành rừng rậm. Giống gấu chó, lợn lòi sinh tụ đầy cả ngoài
đồng. Những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn. Mỗi một mẫu ruộng chỉ bán được một cái bánh nướng. Tổng Minh Luân ta có một bà cụ goá mà giàu, người làng bầu cụ làm hậu thần. Vì tiền của bà cụ chất như núi, nên tục gọi là “bà hậu Núi”. Gặp năm mất mùa, nhà hết cả thóc ăn, bà mang năm bao bạc đi đổi thóc không được, phải chết đói ở bên xóm chùa Bình Đê” [21, tr.120].
Viết về sự kiện gì Phạm Đình Hổ cũng trình bày cặn kẽ khiến người đọc ngày nay vẫn còn nhức nhối cùng ông về những sự thật đau lòng. “Các cụ nho làng ta ngày xưa, như ông nho sinh Phạm Diên Bá, thường nói chuyện với ta rằng: đương lúc loạn
lạc, ông đi đường về tỉnh Đông, có vào nghỉ nhà hàng cơm bên đường, thấy mùi thịt rất tanh, trên mặt nước bát canh thịt nổi sao lên như hình bán nguyệt. Hỏi người hàng cơm thì họ nói đó là thịt lợn lòi. Khi ăn đến nửa chừng, thấy có con rận chết ở trên mặt bát, mới biết là thịt người, vội vàng ra móc cổ thổ ra. Ôi! Đời xưa bảo rằng “thú
ăn thịt người” cũng chưa đến nỗi quá tệ như thế!” [21, tr.121].
Đời sống người dân ngày một bần cùng thế nhưng nhiều cung điện và chùa chiền vẫn được xây cất liên tục. Bao nhiêu sức người sức của đều phải cung phụng cho sự ăn chơi sa đọa của giai cấp thống trị đương thời. Quan quân ỷ thế làm càn, dân ở trấn Hải Dương phải đi phu lấy đá về làm nhà từ đường cho bọn chúng. Tất cả bốn phủ
thuộc tỉnh Hải Dương phải cung cấp dịch khiêng vác, hễ anh đi thì em mới được về. Ba huyện ở phủ Thượng Hồng dân phải chịu phu dịch rất nặng, không thể kham
được. Có thể nói một số những ký sự hồi ức mà Phạm Đình Hổ ghi lại đã phản ánh cuộc sống cùng quẫn của người dân.
Đời sống nhân dân bịđe dọa bởi nạn cướp bóc, lừa đảo
Bên cạnh nạn đói khủng khiếp thì thói bóc lột của các chúa Trịnh và quan lại ngày một thêm tệ. Trong Lục Hải Phạm Đình Hổ ghi: “Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dẫy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề
lĩnh đi túc trực nơi các điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt” [21, tr.14].
Hiện thực lịch sử khó mà che đậy được. Chỉ là những ghi chép ngắn gọn nhưng
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh cũng phản ánh rõ tình trạng xã hội lúc bấy giờ. “Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì... Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng ra ngoài dọa dẫm” [21, tr.12]. Thói bóc lột của chúa Trịnh và các quan lại thật trắng trợn khiến lòng người hoang mang.
Nạn trộm cướp hoành hành khiến người dân khó lòng sống yên ổn. Những quân trộm cắp hay thừa cơ cướp giật, có khi thò tay vào túi người ta móc lấy hết cả. Có khi chúng cố ý làm cho ồn ào, đổ xô nhau mà chạy để rồi cắp bọc áo người ta, hoặc khuân đồ vật hàng hóa. Có khi chúng phao tin là voi lồng ngựa xổ để các người chợ
búa và người đi đường xô nhau chạy; hàng hóa đồ vật bừa bãi, lúc biết là chúng phao tin láo thì quân kẻ cắp đã phỗng hết cả rồi. Những lối ăn cắp lừa dối không thể kể hết
được. Trong Vũ trung tùy bút Phạm Đình Hổ có kể: “Ở phường Đông Các (Hàng Bạc) có một bà lớn đi võng mành mành cánh sáo, đầy tớ lính hầu rậm rịch, đến trước cửa một nhà hàng bạc, truyền thị tỳ dừng võng lại hỏi mua mấy chục nén bạc. Mà cả
giá chưa xong, bà lớn ngồi trong võng truyền vú già hãy cầm chục nén bạc đem về
dinh, trình quan lớn xem qua, sẽ định giá. Chủ nhà hàng cũng không ngờ gì. Một lát, thị tỳ và lính hầu lẻn dần đi hết, hai tên lính khiêng võng cũng cút mất. Trời đã gần tối, chờ mãi chẳng thấy người vú già cầm bạc trở lại. Nhà chủ mới đến trước võng hỏi bà lớn để đòi bạc, mở mành mành ra xem thì té ra là một mụ lão ăn mày mù cả
hai mắt, mặc áo nhiễu điều, ngồi chễm chệ trong võng, bấy giờ mới hoảng lên không biết nói ra sao. Nhà chủ chỉ bắt được có cái võng, lại là võng cũ mà nát, hỗ giá không
đáng mười quan tiền, cho đi tìm khắp mọi nơi không còn thấy tăm hơi đâu cả” [21, tr.70 - 71]. Trước sự việc này Phạm Đình Hổ đã giành những từ ngữ sắc sảo để bình luận: “Cái tài giỏi của kẻ gian cũng lắm lối rất buồn cười, xem thế đủ hiểu cái thịnh suy của đời thăng bình vậy” [21, tr.71].
Tai họa đến với người dân ở đây là sự tranh quyền đọat lợi của giai cấp thống trị.
Hoàng Lê nhất thống chí ghi lại một Nguyễn Hữu Chỉnh đi đến đâu và làm việc gì đa số đều không được dư luận đồng tình. “Bấy giờ, tiền tệ trong nước phần nhiều bị các nhà giàu cất giấu, nhân dân đều khốn khổ về nạn khan tiền, hàng hóa không lưu thông, vật giá cao vọt. Chỉnh bèn xin với triều đình, ra lệnh thu vét hết tượng đồng, chuông
đồng ở các chùa, miếu đem về Kinh sư, mở lò đúc tiền. Rồi Chỉnh thả cho thủ hạ đi khắp nơi, cướp bóc chuông tượng của các thôn ấp. Người nào mà dám giấu giếm, tức thì bị chúng tra khảo, trừng trị” [39, tr.191]. Việc làm của Chỉnh khiến cho trăm họ ai cũng ta thán. Hoặc một Vũ Văn Nhậm khi kéo quân vào thành đã “làm cho kinh thành nhao lên, nhân tình tan rã, vội vàng mang xách, bồng bế nhau ra ngoài thành để trốn, phố phường đều đóng cửa thôi buôn bán, đường sá cũng ít người đi lại, trong chốn đài sảnh chỉ còn có người có chức vụđi lại mà thôi” [39, tr.261].
Chưa bao giờ cảnh tượng người dân lại hỗn loạn như lúc này. Dân chúng dắt díu nhau cùng chạy thêm vào đó bọn vô lại thừa cơ cướp giật, tiếng kêu khóc ai oán. Họ
tranh nhau đến chết những lúc qua sông qua đò. “Bất cứ kẻ sang người hèn, ai mạnh thì được sang sông trước. Ở trong bãi cát, mọi người giẫm đạp lẫn nhau, có người bị
ngã rồi bị xéo đến chết. Các tay lái đò chèo không kịp, hoặc có thuyền vì chở nặng quá mà bị đắm. Tiếng khóc kêu vang động trời đất. Kinh thành rối loạn lung tung. Bọn vô lại ùa vào trong cung, phủ, cướp bóc bừa phứa” [39, tr.269]. Khi đã vào thành Vũ Văn Nhậm cho quân lính lùng khắp các nhà dân ở phố phường, lấy được của báu rất nhiều, đến cả của tư cũng đều lấy hết. Thậm chí, Nhậm còn sai bắt dân quanh vùng Kinh kỳ đắp thành Đại La. “Ngày đêm đốc thúc, không cho nghỉ ngơi chút nào,
đến nỗi có người đang đội đất mà ngã sụp xuống. Làm lụng mệt nhọc, đói khát, ai cũng ta oán” [39, tr.282].
Bên cạnh đó còn có những Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Tế lúc thua trận cho lính về các thôn xóm cướp bóc rất tàn bạo. Chẳng hạn Đinh Tích Nhưỡng sau trận thua ở huyện Kim Động bèn bỏ hết thuyền bè, thất thểu chạy về
miền đông, giữ trấn thành Hải Dương. “Nhưỡng không khéo vỗ về trăm họ, lại thả
lỏng cho bộ hạ cướp bóc xóm làng, nên dân chúng hai phủ Thượng Hồng, Hạ Hồng
đều căm giận” [39, tr.247]. Không chỉ cướp bóc mà hắn còn giết hại không biết bao nhiêu người mà kể, đến nỗi thây nằm ngổn ngang đầy đồng. Sự tàn nhẫn của hắn khiến người dân Hải Dương ai cũng coi hắn là kẻ thù.
Đời sống nhân dân không yên ổn vì chiến tranh
Trong Hoàng Lê nhất thống chí hình ảnh người dân hiện lên là bằng chứng sống
động, minh chứng cho sự sụp đổ của chế độ phong kiến tất yếu xảy ra. Bên cạnh đó hình tượng nhân dân hiện lên thật bi thương với cuộc sống đầy lo âu và khốn khó. Khi cả nước là một bãi chiến trường thì cuộc sống người dân không còn yên ổn nữa. Sự kiện Trịnh Cán lên ngôi chúa khiến cho người trong nước không khỏi có ý ngờ.
Hoàng Lê nhất thống chí ghi lại sự kiện này như sau: “Ở phố phường người ta tụm năm tụm ba bàn tán. Kẻ nói chúa mới bị bệnh rất nặng, chưa biết chừng ngày nào đó trong cung sẽ có biến, Quận Huy uy quyền lớn quá, không khéo hắn sẽ cướp nước mất. Người bảo chính cung tư thông với Huy, ả sắp đem xã tắc giao phó cho Quận Huy. Bấy giờđầu đường xó chợ có câu ca dao như sau:
Trăm quan ít sáng, nhiều mờ Để cho Huy Quận vào rờ chính cung.
Huy nghe tin, bèn sai quan Đề lĩnh đem móc sắt và kéo treo khắp các chợ, dọa rằng những ai còn dám tụ họp nói chuyện thì sẽ móc lưỡi cắt đi. Do đó, ở ngoài
đường sá người ta chỉ dám ghé mắt ngó nhau, dân chúng kinh kỳ đều sợ nơm nớp” [39, tr.34].
Trong Hoàng Lê nhất thống chí nhân dân là loại “nhân dân đám đông”, nhân vật cộng đồng. Họ có tiếng nói tố cáo mạnh mẽ và sâu cay nhất. Họ lo lắng sẽ có biến loạn xảy ra bởi “Nhà chúa bỏ con cả lập con út” khiến mọi người điều bất bình. Khi những cuộc tranh quyền đọat lợi xảy ra chỉ có người dân là gánh chịu tất cả hậu quả đau thương. Ở kinh thành khi có báo động khiến lòng người nơm nớp lo sợ. Cuộc sống người dân luôn bị xáo trộn khiến họ không thể yên ổn làm ăn.
Sự kiện tháng 10 năm Nhâm Dần (1782) kiêu binh nổi lên giết chết Quận Huy Hoàng Đình Bảo rồi mở cửa nhà giam rước Trịnh Tông về cung gây náo động cả kinh thành. Bọn kiêu binh còn chia nhau ra cướp phá các nhà thân thuộc của Quận Huy và
Đặng Thị Huệ làm náo động kinh thành trong suốt mấy ngày. Trịnh Tông nhờ đám kiêu binh nổi loạn mà được lên ngôi nên lại càng ưu đãi chúng khiến chúng càng thêm kiêu căng. Chúng tụ nhau để cướp phá nhân dân xung quanh thành phố và ở thôn quê. Bọn kiêu binh hoành hành quá đáng, chúng sai khiến các quan, hễ ai đụng đến chúng là chúng phá nhà và giết.
Hoàng Lê nhất thống chí ghi lại cuộc sống của người dân trong kinh hết sức nhốn nháo mỗi lần có tin những toán quân sắp kéo vào kinh là lập tức phố phường
đóng cửa không buôn bán, người ta dắt díu nhau chạy trốn về các miền quê. Cảnh “dân làng phố kẻ chợ đều dắt díu bồng bế nhau ra ngoài thành chạy trốn” có lẽ đã trở thành thường nhật nên đã tạo cho người dân một sự ứng đối mau lẹ và nhanh chóng đến thế. Vì nếu chậm trễ sẽ vạ lây vào thân. “Trong một ngày, người ta nhốn nháo bỏ chạy đến ba bốn lần. Lòng người nơm nớp lo sợ. Dân chúng trong thành khuân chuyển đồ đạc, dắt già bế trẻ, tranh nhau chạy trốn về các vùng thôn quê, quan quân ngăn cấm cũng không được” [39, tr.184].
Trong khi ở triều đình các quan phải thúc thủ trước loạn kiêu binh thì bên ngoài dân chúng đang bị đói lớn. Hai xứ Thanh - Nghệ và cả bốn trấn hiện đang bị đói lớn, dân chúng đều ta oán kêu khổ, dân với lính chẳng ưa gì nhau và xem nhau như cựu thù. Lúc bấy giờ “Giá gạo ở kinh kỳ cao vọt lên quá chừng. Những người nghèo khó đi hết cửa quyền nọ đến nhà sang kia cũng không sao kiếm được một chỗ làm thuê. Tại kinh