NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 1 NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 82 - 89)

3.2.1. NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ trong các tác phẩm ký trung đại trước hết mang nét chung của ngôn ngữ nghệ thuật phương đông, Hán tự luôn giữ vị trí quan trọng trong các sáng tác văn học. Bằng phương tiện chữ viết, từ rất sớm người Việt đã tiếp xúc trực tiếp với di sản văn hóa triết học, văn học Trung Quốc. Chính vì thế mà yếu tố Hán là một trong những đặc điểm nổi bật trong văn học nước ta, nhất là ở thời kỳ văn học trung đại.

Tuy nhiên quá trình phát triển của lịch sử trung đại tạo điều kiện cho bước phát triển của cá tính sáng tạo trong văn học nghệ thuật. Thế kỷ XVIII - XIX có một bước tiến đánh dấu sự ra đời của ký đích thực. Mặc dù chịu sự chi phối chung nhưng ngôn ngữ văn học thời kỳ này cũng đã có những dấu hiệu của sự bứt phá vượt trội như Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, Lý Văn Phức…

Các tác giả ký đã tách tác phẩm của mình khỏi lối viết truyện như trước đây. Người sáng tác trở thành nhân vật trung tâm trong tác phẩm để có thể quan sát, đánh giá, miêu tả, cái tôi của người cầm bút được bộc lộ một cách rõ ràng hơn, trực tiếp hơn. Ngôn ngữ trong các tác phẩm ký vì thế cũng mang dấu ấn cá nhân hơn, cái tôi cá nhân tác giả bộc lộ mạnh mẽ hơn. Các tác phẩm ký cũng không còn vương vấn đến văn học chức năng mà thay vào đó là những tác phẩm ký nghệ thuật đích thực. Mặc dù ký viết về hiện tại, về những sự kiện nhưng không vì thế mà ngôn ngữ trong các tác phẩm ký khô khan mà trái lại những tác phẩm ký vẫn mang đậm chất trữ tình. Chính cách dùng từ, đặt câu của tác giả ký đã tạo nên một văn phong vừa giàu cảm xúc trữ tình vừa mang tính chính xác của tư duy khoa học.

Ngôn ngữđậm chất trữ tình

Khảo sát qua ba tác phẩm Thượng kinh ký sự, Vũ trung tùy bút, Hoàng Lê nhất thống chí ta thấy các tác phẩm ký đều mang nét đặc trưng riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Mỗi tác phẩm ký còn là nơi để người viết bộc lộ tâm trạng của mình. Chính vì vậy mà ngôn ngữ trong các tác phẩm ký mang đậm chất trữ tình bộc lộ cái tôi cá nhân.

Câu văn trong các tác phẩm ký thường là những lời bộc bạch tâm trạng và cảm xúc của tác giả. Trong Thượng kinh ký sự kiểu câu cảm thán được sử dụng khá nhiều. Các sự kiện xảy ra trong suốt gần mười tháng trời chỉ là cái cớ để Lê Hữu Trác bộc lộ

tâm trạng của mình với thời cuộc.

- Thầm nghĩ đã ba mươi năm nay, mình xem cái trò danh lợi như ngọn nước chảy xuôi; chỉ lo vui chơi nơi rừng, suối, tự do thế là đắc sách! Ai ngờ lòng mình

đã không màng danh lợi, mà cái thân lại mắc vào chốn lợi danh! [59, tr.14]

- Tôi là một kẻ quê mùa dại dột ở nơi sơn dã, dám đâu so sánh với đời! [59, tr.29]

- Thơ là để nói lên cái chí của mình”. Chí của con người như thế nào, thì thơ

cũng như thế. Tôi có làm được đôi bài nhưng chẳng qua chỉ là lời lẽ quê mùa, đâu dám múa rìu qua mắt thợđể mua lấy tiếng cười! [59, tr.49]

- Than ôi! Tôi đau lòng nhớ đến các bạn tôi ngày nay đã là người thiên cổ. Ngày hôm nay ngắm cảnh, tôi bỗng sinh tình… Ruột gan tôi có là sắt đi nữa thì cũng phải mềm. [59, tr.89]

- Tôi sống trong cảnh thứ lữ cũng buồn rầu khôn xiết… Đến một nơi nào tôi cũng băn khoăn suy nghĩ [59, tr.113]

- Than ôi! Giàu sang như đám mây bay! Đền vũ tạ, thú ca lâu phút chốc thành nơi hoang phế” [59, tr.143]

Dường như con người Lê Hữu Trác luôn mang một tâm trạng nên ngôn ngữ

trong Thượng kinh ký sự cũng tràn đầy cảm xúc, đậm chất trữ tình. Trong tác phẩm Lê Hữu Trác luôn dùng thơ để bộc bạch tình cảm của mình. Đó cũng là nét đặc sắc riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

Cách sử dụng ngôn ngữ của Lê Hữu Trác trong Thượng kinh ký sự cho thấy ông hoàn toàn làm chủ ngòi bút, cái tôi cá nhân được bộc lộ rõ nét. Khi tác phẩm đã khép lại rồi, người đọc vẫn thấy “hình tượng Lãn Ông hiện lên sừng sững. Đấy là một thi

nhân, một ẩn sĩ thanh cao, một danh y lỗi lạc đã đặt mình ra ngoài vòng cương tỏa, nghe tới hai chữ “công danh” thì sợ đến “dựng cả tóc gáy” bởi mắc vào rồi “trời cứu cũng không thoát được” [35, tr.51]

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ tuy mang nội dung học thuật, khảo cứu nhưng qua cách sử dụng ngôn ngữ, những lời bình luận trữ tình đã tạo cho tác phẩm

đậm chất ký. Tác giả sử dụng khá nhiều những lời cảm thán, lời nhận xét để bày tỏ

tình cảm, thái độ trước các sự kiện.

- Ôi! nếu như trời sinh ra cây ra đá mà làm hệt như hình cầm thú thì tạo vật cũng

đến phải hết nghề, còn có gì đáng thưởng ngoạn nữa! [21, tr.26]

- Ấy, những kẻ chỉ biết trách người mà không biết xét mình như thế, thực đáng thương thay! [21, tr.28]

- Ta nhân thế lại tiếc cho người cầm quyền nước, xưa nay không biết lưu ý đến việc công nghệ dân ta. Tiếc thay! [21, tr.35]

- Ta e rằng việc thiên hạ không phải là việc kẻ hèn mọn được nói leo! [21, tr.38] - Nay cái quán ấy đã đổ nát, ta thì còn phải lưu lạc chưa trở về làng, đất khách quê người, đêm khuya ngẫm nghĩ, khôn xiết bồi hồi! [21, tr.122]

- Ôi! Cái lễ giáo của đấng tiên vương khi xưa đã mất rồi, thế tục sinh ra lắm điều mê tín, nào có phải riêng một làng ấy thờ thần trẻ con đâu! [21, tr.129]

- Ôi! Người đàn bà quê mùa ấy chăng trách làm chi, nhưng các ngài là bậc văn học, làm nên quan, mà để cho dân đến nỗi thế, thì nỡ lòng nào! [21, tr.149]

- Ôi! Đó là loài cây cỏ vô tri mà còn báo tin không sai như thế thì cũng lạ thay! [21, tr.158]

- Làm cái cách thẳng tuột cứng đờ như thế mà vẫn dương dương tự đắc rằng ta hiếu cổ, thực buồn cười lắm thay! [21, tr.174]

Cách sử dụng ngôn ngữ của Phạm Đình Hổ cho thấy ông muốn làm một điều gì đó nhưng đành bất lực trước thời cuộc. Phạm Đình Hổ luôn suy tư về lẽđời, về nền học vấn nước nhà, về trách nhiệm của kẻ sĩ và về nghĩa vụ con người. Tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán để bộc lộ thái độ tình cảm của mình.

Bằng lời văn nhẹ nhàng, cách sử dụng ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là minh chứng cho tính phong phú đa dạng của ký. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình, chất thời sự là nét riêng trong phong cánh ký của Phạm Đình

Hổ. Qua tác phẩm người đọc còn thấy được chân dung một nhà nho cuối thế kỷ

XVIII - đầu thế kỷ XIX.

Với tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả rất chú ý đến phương diện ngôn ngữ, lời nói trong khi miêu tả, khắc hoạ tính cách nhân vật. Do đặc trưng của tác phẩm nên ngôn ngữ trong Hoàng Lê nhất thống chí thường là lời nhân vật. Các tác giả họ Ngô đã ghi chép và phản ánh các sự kiện lịch sử nhưng đồng thời qua

đó cũng bộc lộ thái độ tình cảm của mình trước thời cuộc.

Bên cạnh việc sử dụng câu văn thì từ ngữ trong các tác phẩm ký cũng mang tính chủ quan của các tác giả. Mỗi tác phẩm ký còn là nơi để người viết bộc lộ tâm trạng của mình với thời cuộc. Thượng kinh ký sự mang nét đặc trưng riêng trong việc sử

dụng từ ngữ của tác giả. Tác phẩm mang nặng những cảm xúc của tác giả khi nhận

được lệnh lên kinh đô. Mọi sự kiện trong tác phẩm đều quy tụ về một cái tôi cá nhân. Tác giả hoàn toàn làm chủ ngòi bút qua cách sử dụng từ ngữ: tôi thấy, tôi nghĩ, tôi cho rằng, tôi bùi ngùi, tôi chỉnh đốn hành lý, tôi ngồi trong thuyền, tôi bước lên bờ, tôi đem tùy tùng đi trước, tôi bảo, tôi mời, tôi làm thơ…

Lê Hữu Trác hoàn toàn làm chủ ngòi bút của mình. Cái tôi cá nhân của tác giả

bộc lộ một cách mạnh mẽ, rõ ràng trong Thượng kinh ký sự. Cái tôi đó càng bộc lộ

mạnh mẽ hơn khi Lê Hữu Trác về tới quê nhà “Lại về núi cũ, lại nằm yên trên đá, lại ngủ dưới hoa. Đang khi mơ màng lại nghe đến việc xảy ra, giật mình bừng tỉnh. Tôi nghĩ bụng: “ mình không đến nỗi bị thiên hạ chê cười, chỉ nhờ “không tham” đó thôi!” [59, tr.143].

Cùng với Thượng kinh ký sự, từ ngữ trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ

cũng mang tính chủ quan của tác giả. Khi viết về điều gì Phạm Đình Hổ cũng trình bày cặn kẽ và đưa ra lời giải thích. Bài ký về Hoa thảo, Phạm Đình Hổ khẳng định: “Đời xưa gọi lan là vương giả hương, vì hoa lan thanh nhã bất phàm; những thứ hoa kỳ quái dễ làm cho người ta say mê không thể ví với nó được”. Và ông đưa ra lời giải thích vì sao lan lại là loại hương của vương giả. “Xưa kia, ông Khuất Nguyên đi trên bờ đầm mà hát, kết hoa lan để đeo; đức Khổng Phu Tử dừng xe trước một hẻm núi, cũng đàn hát thương cho cây lan có vẻ thơm tho mà đời không ai biết; từ đó hoa lan mới nổi tiếng là quốc hương” [21, tr.23]. Viết về điều gì Phạm Đình Hổ cũng đưa ra lời nhận xét, đánh giá. Ở Vũ trung tùy bút không chỉ là cách sử dụng từ ngữ mang tính chủ quan của tác giả mà còn là thái độ ghi chép nghiêm túc, khoa học.

Câu chuyện trong Hoàng Lê nhất thống chí vẫn còn nóng hổi không khí thời đại nhưng từ ngữ trong tác phẩm vẫn mang tính chủ quan của tác giả. Trong quá trình xây dựng tác phẩm, các tác giả họ Ngô đã cố gắng thể hiện quan điểm, mong muốn của mình khi viết về hoàng tộc nhà Lê. Nhà vua Lê Hiển Tông được miêu tả hết sức tôn kính “râu rồng, mũi cao, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như

non; tính nết hiền từ, giản dị”. Đối với vua Lê Chiêu Thống các tác giả miêu tả

“Hoàng tôn mày rồng, mắt phượng, tiếng nói như chuông”. Đến lúc kết thúc tác phẩm, các tác giả họ Ngô tả trái tim của vị vua này thật kỳ lạ “các bề tôi mở quan tài vua Lê Chiêu Thống thì thấy da thịt đã nát hết, chỉ có trái tim không nát, mà màu sắc hầu như vẫn còn tươi”. Khi đưa di hài về đến Thăng Long thì “thấy trái tim vẫn còn y nguyên” [39, tr.403].

Ngoài ra, phép so sánh - một biện pháp tu từ nghệ thuật mà các tác giả sử dụng trong tác phẩm không chỉ giúp thể hiện nội dung mà còn góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm. Chẳng hạn, những câu văn sử dụng phép so sánh sau:

(1) “… bên kia bờ hồ có tiếng kêu lanh lảnh, réo rắt, véo von, thanh khiết, như

ve đang uống sương, khi đứt khi nối, trong vắt như sương sa mùa thu” (Thượng kinh ký sự).

(2) “… vầng trăng chiếu sáng như bạc, hoa cỏ trước sân hạt sương trĩu nặng, hương đưa ngào ngạt” (Thượng kinh ký sự).

(3) “… trông xa ra những làng xóm Dưỡng Hiền bên sông Nhuệ Giang, thấy có chỗ đốt pháo thăng thiên, lốm đốm như sao sa bay lưng chừng trời” (Vũ trung tùy bút).

(4) “ Sông Hát Giang vòng quanh phía đông như một dải lụa trắng, … Lác đác như

lá tre điểm xuyết trên tấm lụa… lại trông lờ mờ như quả muỗn di động trên bãi cát, ấy là những bóng người đi lại và trẻ chăn trâu” (Vũ trung tùy bút).

(5) “Trai gái trong Kinh nghe tin rủ nhau đi xem đông như ngày hội” (Hoàng Lê nhất thống chí).

(6) “… các bề tôi mở quan tài vua Lê Chiêu Thống thì thấy da thịt đã nát hết, chỉ có trái tim không nát, mà màu sắc hầu như vẫn còn tươi” (Hoàng Lê nhất thống chí).

Bằng sự quan sát tinh tế, khả năng liên tưởng độc đáo các tác giả ký đã đưa ra những hình ảnh so sánh thấm đẫm chất trữ tình. Như ở ví dụ (4) dòng “sông Hát

Giang vòng quanh phía đông” được phạm Đình Hổ so sánh như “một dải lụa trắng”. Cách sử dụng biện pháp so sánh cho thấy chủ quan của tác giả. Có thể nói, sự tinh tế, khéo léo trong cách sử dụng hình ảnh so sánh khiến cho ngôn ngữ ký mang đậm chất trữ tình.

Như vậy, chất trữ tình trong tác phẩm ký đã tạo ra độ lắng sâu trong lòng người

đọc. Và có thể nói, chưa bao giờ cái tôi cá nhân lại bộc lộ mạnh mẽ như lúc này. Đây là một bước phát triển mới trong ký trung đại Việt Nam vì các tác giả ý thức được giá trị của mình, ý thức và chịu trách nhiệm về cái tôi của mình trước cuộc sống.

Ngôn ngữ chính xác khoa học

Mục đích của các tác phẩm ký là ghi chép hiện thực, kể lại các sự kiện lịch sử

nên ngôn ngữ mang tính chính xác cao. Các tác phẩm ký được viết với nhiều phong cách nhưng trên hết lịch sử vẫn được ghi lại một cách trung thực. Trước hiện thực cuộc sống người ghi chép ký có cái nhìn khách quan và phản ánh chân thực lịch sử.

Cách sử dụng ngôn ngữ của y học trong Thượng kinh ký sự đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin quý giá. Chẳng hạn, khi nào phủ chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm, Lê Hữa Trác đưa ra nhận xét khách quan về bệnh tình của thế tử

Trịnh Cán “tinh khí khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò… nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức… mạch lại tế sác… âm dương đều bị tổn hại”. Hơn nữa, Lê Hữu Trác còn cho người đọc hình dung ra một thế tử Cán ốm yếu qua cách kê đơn thuốc: “Sáu mạch tế sác và vô lực, hữu quan yếu, hữu xích càng yếu hơn. Ấy là tì âm hư, vị hỏa quá thịnh, không giữ được khí dương nên âm hỏa đi càn. Vì vậy bên ngoài thì thấy cổ trướng, đó là tượng trưng ngoài thì phù trong thì trống” [59, tr.36].

Bên cạnh đó, Lê Hữu Trác còn sử dụng từ ngữ chân xác để diễn tả sự thật khách quan. Những từ ngữ như: “qua mấy lần cửa nữa”, “những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau”, “đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm Hậu mã quân túc trực” rồi lại “qua dãy hành lang phía Tây… lại qua một cửa nữa”… Cho đến hiện nay những di tích về thời vua Lê chúa Trịnh hầu như không còn giữ lại

được mấy thì những nét miêu hoạ mà Lê Hữu Trác ghi lại trong Thượng kinh ký sự là những tài liệu sự học quý giá giúp người đọc có thể hình dung ra khung cảnh phủ

chúa Trịnh. Nơi đó có rất nhiều cửa, nhiều lầu gác, những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Tác giả phải đi qua mấy lần cửa mới đến cái điếm “Hậu mã quân

túc trực”. Qua dẫy hành lang phía tây đến một cái nhà lớn thật cao và rộng. Bắng cách quan sát tỉ mỉ và sử dụng từ ngữ chân xác, Lê Hữu Trác đã ghi lại một cách khách quan về đời sống phủ chúa dưới thời Lê - Trịnh.

Cách sử dụng ngôn ngữ trong Vũ trung tùy bút ítnhiều giúp cho người đọc có thể

hình dung ra cuộc sống và không khí xã hội những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê Trịnh ở Thăng Long. Viết vềđiều gì Phạm Đình Hổ cũng trình bày cặn kẽ ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan của sự vật. Chẳng hạn như, khi bàn về lối viết chữ

Phạm Đình Hổ căn cứ vào những chữ còn sót lại trên bia đá, trên chuông đồng và căn cứ trên thư tịch ông lần lượt nhận xét về các kiểu chữ từ thời Lý Trần, thời Lê sơ, thời

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)