NHỮNG ĐIỀM BÁO

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 58 - 61)

Những điềm báo có thể là những điềm tốt, nhưng cũng có thể là những điềm gở. Có thể nói đứng trên góc độ khoa học thì khó lý giải nhưng nó lại mang dấu vết văn hóa, niềm tin dân gian.

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ được viết tương đối tự do cho nên tác giả

không sắp xếp theo một hệ thống. Có những đề mục ông trình bày rất cặn kẽ nhưng có cái ông chỉ ghi vắn tắt vài chi tiết, có cái ông dẫn ra sách này, sách nọ nhưng có cái ông viết theo trí nhớ hoặc theo lời kể của người khác. Viết về Điềm cây đa, Phạm

Đình Hổ cho rằng “loài cây cỏ vô tri mà còn báo tin không sai như thế thì cũng lạ

thay”. Nguyên miếu thần làng tác giả có cây đa to; khi nào trong làng có người đỗđại khoa thì cành đa tự nhiên mọc ra một cái rễ nhỏ vòng quanh thân cây như là đeo đai. Năm Nhâm Thìn (1772), đời Cảnh Hưng, cây đa lại mọc đai và khoa ấy có Võ Hương Tôn đỗ. Không chỉ vậy mà ở “làng Cổ Bi cũng có một cây gạo to, trong làng có ai thi đỗ thì cây gạo mới nảy hoa. Năm Nhâm Thìn, cây gạo ấy cũng nảy hoa” [21, tr.158]. Có thể nói, quan niệm vạn vật hữu linh, địa linh nhân kiệt, khí thiêng sông núi đã trở thành ngọn nguồn của ý niệm thiêng liêng trong tâm hồn con người Việt Nam và chi phối đời sống tâm linh của họ.

Bên cạnh Điềm cây đa, Phạm Đình Hổ còn ghi lại cả những điềm báo mà ông

được biết. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên có thể gây ra những tai họa cho con người và cuộc sống. Tuy nhiên không phải lúc nào thiên nhiên cũng đối xử hung bạo, khắc

nghiệt với con người. Dường như giữa con người và trời đất luôn có một sự linh ứng

đặc biệt báo trước mọi điềm sắp xảy ra. “Mùa hè năm Kỷ Dậu (1789) chúa Tây Sơn lấy được Bắc Thành, vào đóng ở Khang Công phủ. Gặp khi ấy mấy ngày mưa luôn, nhà tiền đường nước sâu hơn một thước, phút chốc nước rút, giữa sân thấy một đám

đất sụt xuống sâu rộng đến vài thước. Quan Đại tư mã là Nguyễn Văn Dụng đóng ở

trong thành; đang ngồi ở nhà ngoài làm việc chợt thấy trên không có một đàn chim

đánh nhau, có một con chết sa xuống giữa sân. Được ít lâu, ông dời dinh ra đóng ở

ngoài thành, phường Phúc Phố, về phía đông bắc phủ chúa Trịnh. Một hôm, trời không có mây mà tự nhiên sét đánh vào nhà ngoại đường, vỡ tan cái cột ngoài hiên” [21, tr.150]. Điềm báo này tương ứng với hiện tượng tự nhiên xảy ra rất lạ. Chẳng thế

mà sau đó Nguyễn Văn Dụng đến cửa sông Hoàng Giang để bố trí việc phòng thủ đường thuỷ, sai đắp đồn luỹ ở trên bãi sông, nửa đêm tự nhiên đất sụt, mất ba khẩu súng đại bác.

Những chuyện kỳ lạ này xảy ra thật khó có thể lý giải. Có những chuyện Phạm

Đình Hổ chứng kiến nhưng cũng có những chuyện mà ông được nghe kể và ghi lại. Chẳng hạn như chuyện xảy ra vào đời Cảnh Hưng năm Giáp Ngọ (1774) khi Phạm

Đình Hổ mới lên bảy tuổi, theo hầu đấng tiên đại phu ra nhà riêng ở phố Hà Khẩu. Một hôm ra chơi ngoài đường, thấy người hàng phố đứng trông lên trời. Tác giả cũng trông theo, thì thấy bóng mặt trời đã xế, sắc đỏ như huyết và tách ra làm hai. Sau lại nghe các bạn hữu nói chuyện rằng năm Giáp Ngọ kéo quân vào đánh trong Nam, chúa Trịnh Thịnh Vương (Trịnh Sâm) ra ngự lầu Ngũ Long để tiễn quận Việp đem quân đi. Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ kể rằng: “Bấy giờ Dương Ương

đương làm quan ở Kinh. Khi mới tan buổi chầu, mặt trời xế chiều rồi, Dương công mới rẽ sang hướng bắc về Phú Thị, gặp người học trò là Nguyễn Hán. Dương công hỏi: “Nhà ngươi có trông thấy gì không?” Nguyễn Hán thưa rằng: “Có trông thấy hai con rồng trắng bay từ bắc sang nam, chốc lại thấy bay từ nam sang bắc, dễ thường

đương lúc nhà chúa đem quân đi chăng?” Dương công nói: “Lần đi này thì tất là thắng trận, nhưng thiên đạo hảo hoàn từ đây mới gây nên việc binh tranh” [21, tr.150]. Cuộc trò chuyện giữa Dương Công và Nguyễn Hán về điềm bạch long như

báo trước trong nước sẽ có loạn lạc. Lúc bấy giờ Phạm Đình Hổ còn ít tuổi, trong nước vẫn yên ổn, thấy các bậc tiền bối vẫn lo loạn lạc đến nơi thì cho là chuyện vu vơ. Thế nhưng sau này chính bản tác giả lại gặp buổi loạn lạc. Mặc dù xuất thân trong

gia đình khoa bảng, từng ăn lộc triều đình nhà Lê, nhưng cuộc đời Phạm Đình Hổ lại trôi nổi trong những năm suy sụp của vương triều này. Với điềm bạch long, Phạm

Đình Hổ đã đưa ra nhận định: “Nhà nước hưng vong vốn có số định trước, trời đã lấy

điềm quái dịđể cho mà răn sợ, thực là lòng trời nhân từ lắm thay!” [21, tr.150].

Hoàng Lê nhất thống chí các tác giả họ Ngô ghi chép hiện thực lịch sử đồng thời cũng ghi chép những hiện tượng diễn ra trong tự nhiên. Sự kiện kiêu binh nổi loạn giết quận Huy phò Trịnh Tông lên ngôi chúa xảy ra trùng hợp với sự thay đổi của tự nhiên. “Mấy hôm trước, ngày nào trời cũng u ám. Hôm ấy bỗng dưng bầu trời lại trong sáng, mọi người đều cho đó là cái điềm thái bình, thánh chúa” [39, tr.46].

Thế nhưng khi Trịnh Tông lên ngôi chúa điềm lành không thấy chỉ có điềm gở

thì nhiều. “Ngày rằm tháng một năm Nhâm Dần (1782) ở trong cung bỗng dội ra một tiếng rất to rền vang đến hơn một khắc, làm rung chuyển cả đất trời” [39, tr.87]. Rồi “Năm Quý Mão (1783), núi vua Hùng tự nhiên sập xuống hơn hai chục thước. Tháng sáu năm ấy, con sông Thiên Đức cạn hẳn một ngày đêm. Năm Giáp Thìn (1784), giữa

đêm mồng một tháng mười, trong hồ Thuỷ Quân thình lình có tiếng phát ra như sấm, nước hồ sủi lên sùng sục, sớm mai bao nhiêu tôm cá đều chết sạch. Cũng trong năm

ấy, trên cây cối trong phủ chúa, thường có hàng vạn con quạ ở đâu kéo đến bay lượn lao xao, ngày đêm kêu gào quang quác. Rồi ở quãng bờ thành phía ngoài cửa cái của phủ đường, bỗng dưng cũng sụt xuống hơn mười trượng” [39, tr.87]. Những điềm báo này phải chăng là những dự báo về những biến cố dồn dập sẽ xảy ra trong phủ

chúa. Năm Nhâm Dần (1782) có biết bao sự kiện lịch sử lớn nhỏ. Năm đó, chúa Trịnh Sâm qua đời, chưa được bao lâu thì đám kiêu binh nổi lên, phế Trịnh Cán, giết Huy Quận Công và tôn lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Khi mà “tử cung” chúa Trịnh Sâm chưa an táng thì trong phủ chúa đã xảy ra cuộc đảo chính giữa anh em Trịnh Tông, Trịnh Cán làm náo loạn cả kinh thành. Năm Bính Ngọ (1786) xảy ra biến cố

lớn lao của lịch sử nước nhà. Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã tiến thẳng ra Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh, tôn phù nhà Lê. Chỉ với một cuộc tấn công nhớp nhoáng Nguyễn Huệ đã dập tan toàn bộ lực lượng của họ Trịnh, dựng lại cơ đồ của họ Lê vốn dĩđã đổ nát trước đó hàng trăm năm.

Hoàng Lê nhất thống chí còn ghi lại chuyện kỳ lạ liên quan đến Tuyên phi

Đặng Thị Huệ - người được chúa yêu dấu nhất hậu cung. Sau khi Trịnh Sâm qua

Thái phi sai người bắt tuyên phi đến trước mặt mình kể tội và bắt lạy tạ, đánh đập và nhổ nước bọt vào đầu vào mặt rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng ở vườn sau. Các tác giả họ Ngô đã ghi lại chuyện kỳ lạ xảy ra “Năm sau trong nhà tẩm miếu trong nhà Thịnh phúc, tự dưng bao nhiêu đồ thờ bằng gỗ, bằng vàng hễ động tay vào là nát mủn như bùn” [39, tr.85]. Trước sự việc này Thái phi cho đòi cô đồng vào hỏi và được biết chính việc làm của chúa đã gây ra tai biến đó. Thái phi sợ hãi và báo với chúa. Chúa bèn sai quan đến tế lễ tạ tội, rồi cho Tuyên phi được trở lại làm cung tần nội thị vào thờ phụng tẩm miếu.

Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí ghi lại sự kiện khi Trịnh Sâm lên cầm quyền đã tìm mọi cách để buộc thái tử vào tội chết. “Trước đó, trong giếng Tam Sơn

ở mé sau điện bỗng có tiếng nổ như sấm. Thái tử dùng thuật số để bói, biết mình sắp gặp nạn, bèn đến nói với Hoàng thượng. Hoàng thượng cũng lấy làm lo, vẫn phải luôn luôn cầu nguyện cho con” [39, tr.59]. Đến khi thái tử bị khép vào tội chết thì “ngày hành hình, bầu trời tự nhiên tối tăm, giữa ban ngày mà chỉ cách nhau gang tấc cũng không trông rõ. Chừng hơn một khắc mới lại sáng sủa. Già, trẻ, trai, gái trong thiên hạ, không ai là không rơi nước mắt. Họ đều cho rằng đó là việc trái ngược nhất, bi thảm nhất từ xưa đến nay” [39, tr.60]. Đây là một hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong tự

nhiên được các tác giả họ Ngô ghi lại. Điều kỳ lạ này xảy ra dường như để tỏ rõ nỗi oan khuất của thái tử Duy Vỹ và cái ác tâm của Trịnh Sâm.

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)