KẾT CẤU KỂ SỰ KIỆN

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 75 - 78)

Ký là loại hình văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ ký lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh… Ký của Việt Nam khá đa dạng, phong phú và thực sự ra đời vào thế kỷ XVIII. Cách ghi chép sự kiện của Thượng kinh ký sự,

Vũ trung tùy bút, Hoàng Lê nhất thống chí giống nhau. Đó là những ghi chép về

những sự kiện lịch sử có thật. Ở Hoàng Lê nhất thống chí tuy có khác về hình thức nhưng cách làm cũng giống với các tác phẩm kia.

Mở đầu Thượng kinh ký sự, Lê Hữu Trác kể về sự kiện tháng giêng năm Nhâm Dần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43 khi mà tác giả nhận được triệu chỉ rời quê lên kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tác phẩm mởđầu bằng một khung cảnh u nhã,

đưa người đọc vào một thế giới mộng mơ của một ẩn sĩ lánh đời. Khung cảnh thang tĩnh bỗng chốc bị phá tan bởi lệnh chỉ của chúa vời Lãn Ông vào kinh. Tiếp theo đó là các sự

việc cứ từng ngày diễn ra theo thời gian cho đến khi tác giả lên đến kinh thành. Với lối kết cấu kể sự kiện, tác giả sắp xếp các chi tiết một cách hợp lý, chủ yếu kể theo trật tự

thời gian. Ở đoạn ký Giã nhà lên kinh, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na nhận xét:

“…giả sử có ai đó gọi đoạn này là bài ký phong cảnh cũng được” [45, tr.48].

Với lối kết cấu kể sự kiện, Lê Hữu Trác đã kể lại quang cảnh nơi phủ chúa từ

những điều trực tiếp mắt thấy, tai nghe nên rất cụ thể và sống động. Từ cảnh bên ngoài đến cảnh nội cung với trướng gấm, màn là rồi nhiều thủ tục nhiêu khê như cảnh mọi người hầu thế tử, cảnh chào lạy và xem hầu mạch, khám bệnh cho thế tử… Cách kể sự kiện diễn ra trong phủ chúa cho thấy đó không chỉ là cảnh sinh hoạt giàu sang mà còn nói lên uy quyền tối thượng nơi phủ chúa.

Kết thúc Thượng kinh ký sự, Lê Hữu Trác kể về sự kiện cả nhà quan Chánh

đường (Quận Huy) bị đám kiêu binh sát hại. Lê Hữu Trác cảm thấy buồn, thương cho cho cả nhà quan Chánh đường vì một chữ danh mà mất mạng. Ông mừng cho bản thân và thấy con đường ông chọn là đúng. Bằng lối kết cấu kể sự kiện Lê Hữu Trác

đã kể lại một bức tranh sống động và chân thực về phủ chúa Trịnh những năm tháng tàn lụi cuối cùng.

Nếu Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là một tác phẩm ký sự dài ghi lại hành trình tác giả lên kinh đô thì Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ghi lại những sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn. Có đoạn tác giả viết theo lối tự thuật kể về

đến phong tục, từ chữ viết đến thể văn, thể thơ, từ điềm kỳ dịđến phép thi cử, khảo từ

nhân vật đến quỷ thần, tang lễ, cưới xin, đất đai phong vật, nhân tình thế thái…

Mở đầu tác phẩm Vũ trung tùy bút là một bài ký Tự thuật Phạm Đình Hổ thuật lại vài kỷ niệm thời ấu thơ gắn với cha mẹ, anh em, gắn với chí hướng và tâm tưởng của mình. Mặc dù viết theo lối tự thuật nhưng tác giả không thiên về kể sự việc, về

cuộc đời và sự nghiệp của mình mà tác giả chỉ thuật lại một vài kỷ niệm thời ấu thơ

nên văn ông thấm chất trữ tình.

Ngoài phần Tự thuật, Vũ trung tùy bút là những bài ký được Phạm Đình Hổ ghi chép ngắn gọn có khi chỉ mấy dòng nhưng cũng có cái ông viết đến năm, bảy trang. Vì viết theo lối tùy bút nên kết cấu tác phẩm khá tự do. Tuy nhiên ở mỗi đề mục ông trình bày cặn kẽ và có so sánh với thực tại.

Hoàng Lê nhất thống chí cũng là ghi chép các sự kiện nhưng lại được viết theo lối tiểu thuyết chương hồi của Trung Hoa. Hoàng Lê nhất thống chí viết về

những sự kiện lịch sử vừa mới xảy ra chứ không phải là những sự kiện lịch sử xa xưa, cho nên tất cả con người, sự kiện, năm tháng ở đây đều có thực và chính xác. Hiện thực lịch sử được đề cập trong tác phẩm so với thời điểm tác phẩm ra đời có khoảng cách thời gian không đáng kể. Các tác giả gần như chính là những người đã chứng kiến hiện thực lịch sử rồi đưa vào trong tác phẩm của mình. Ngô Thời Chí viết tác phẩm này với tư cách là người trong cuộc, Ngô Thời Du viết tiếp 10 hồi cuối cũng là người cùng thời. Chính vì vậy mà hiện thực lịch sử gần như được phản ánh một cách trung thực trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả sự kiện là chính chứ không phải tính cách nhân vật. Trong sự kiện có con người, năm tháng chính xác. Tác giả họ Ngô đã kết hợp việc kể lại sắc thái cũng như không khí của các sự kiện. Khi nói đến việc Trịnh Tông lên ngôi chúa là nhờ vào đám kiêu binh tác giả còn nói rõ tấn hài kịch chúa ngồi trên một cái mâm vẫn bày cỗ lộc để đám kiêu binh chốc chốc lại nâng lên đặt xuống cho mọi người xem (Hồi 2).

Bên cạnh đó các tác giả họ Ngô còn dành hẳn bốn hồi 12, 13, 14 và 15 để miêu tả toàn bộ chiến dịch phản công của quân Tây Sơn đối với quân xâm lược Mãn Thanh do Lê Chiêu Thống “rước về”. Hoàng Lê nhất thống chí đã ghi lại việc vua tôi Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu viện cho đến việc nhà Thanh tổ chức đưa quân sang, việc Tây Sơn chống cự thắng lợi và cuối cùng là kế sách giảng hòa của nhà Tây

Sơn. Để tái hiện toàn bộ chiến dịch với qui mô như thế, các tác giả dựng lên và liên kết những mảng không gian xã hội bên ngoài từ Việt Nam cho đến Trung Quốc. Thế

nhưng nơi diễn ra những đợt phản công của Tây Sơn từ Tam Điệp cho tới biên giới phía Bắc nước ta được ghi lại rõ nét hơn cả. Sau trận Hà Hồi, quân Tây Sơn tiến đánh Ngọc Hồi. “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Quân Tây Sơn thừa cơ chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại” [39, tr.360].

Nhìn chung, cách ghi chép sự kiện của các tác phẩm đều có nét tương đồng, nhưng riêng Hoàng Lê nhất thống chí có điểm khác về hình thức. Tuy được viết theo lối kết cấu chương hồi Trung Hoa nhưng tính xác thực lịch sử của những sự kiện

được tôn trọng. Đối với thể loại ký, điều quan trọng là người viết phải biết vận dụng thích hợp kiểu kết cấu để đạt được giá trị phản ánh và tầm nhận thức mà thể loại mang lại.

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)