KẾT CẤU THỜI GIAN

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 78 - 82)

Văn học Trung đại có cách cảm nhận và thể hiện riêng về thế giới, phù hợp với tư duy nghệ thuật trung đại. Thời gian nghệ thuật của ký bao giờ cũng cụ thể, gắn với những sự kiện và con người được được đề cập tới. Bên cạnh đó, các tác giả ký còn

đặt vấn đề, sự kiện ở nhiều trục thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

Trước hết, đó là cách kết cấu thời gian chính xác và chi tiết đến từng ngày. Trong Thượng kinh ký sự, các sự việc cứ từng ngày theo thời gian đè nặng lên tâm trạng Lê Hữu Trác. Cuộc hành trình lên kinh đô sao quá dài phải chăng do chính tâm trạng tác giả cũng không hào hứng với nó. Ông ghi lại: ngày 17 (tháng giêng) nhổ

neo ra đi; ngày 18 lên bờ yết kiến quan thự trấn; ngày 20 quan văn thư đi theo; ngày 21 khởi hành từ sáng sớm. Mưa! Ngày 22 đến núi Long Sơn, 23 đến Đền Cờn, 24 tiếp tục lên đường, 25 cũng vậy, ngày 26 qua đò Đài Liên, 27 đến đèo Ba Dội. Hôm

đó, từ gà gáy mọi người đã phải ra đi, “Trên đường, toàn là núi non bao bọc. Khói mây mù mịt, hươu nai thấy khách đi đường hoảng chạy. Chim đêm nghe tiếng người bay vụt ra. Đấy là Ba Dội. Lên đến đỉnh núi, mặt trời mới nhô lên, sương đêm chưa tản hết. Người đi quần áo ướt át. Đứng trên cao nhìn ra xa, trong lòng man mác…” [59, tr.22]. Ngày 30 đến cầu Thịnh Liệt, coi nhưđã tới kinh thành.

Thời gian chính xác đến từng ngày còn thể hiện rõ trong đoạn ký Trở về quê cũ. Cách kết cấu thời gian chính xác thể hiện bản chất ghi chép người thật việc thật của

thể ký. Đoạn ký sự từ giã kinh thành được tác giả ghi lại bằng một niềm vui sướng hân hoan bởi “lòng về như mũi tên, cứ muốn đi nhanh”. Thời gian được Lãn Ông ghi lại:

+ Ngày 12 tháng 10, từ sáng tinh mơ, chúng tôi đi bộ ra Đình Ngang… Tôi đi bộ đến Tràng Tín rồi xuống thuyền xuôi. Ngồi trong thuyền trông ra, nhìn cảnh vật bốn bề, vừa uống trà vừa nói chuyện thoải mái chẳng khác gì chim sổ lồng, cá thoát lưới [59, tr.139].

Ngày 16, tôi về làng Nguyễn Xá, huyện Hoài An để thăm hỏi họ hàng bên vợ. Ngày 18, buổi sáng tôi đến Nguyễn Xá [59, tr.141].

Ngày 19, tôi từ biệt lên đường… Từ hôm ấy, cứ sáng đi, tối nghỉ, vài ngày đã

đến Vĩnh Dinh [59, tr.141 - 142].

Mồng 2 tháng 11 vềđến nhà. Vợ con mừng rỡ, kể lể tâm tình.

Được vài hôm, nghe tin cả nhà quan Chánh đường bị hại.

Than ôi! Giàu sang như đám mây bay! Đền vũ tạ, thú ca lâu phút chốc biến thành nơi hoang phế [59, tr.143].

Bên cạnh thời gian chính xác, thời gian trong tác phẩm ký còn có sự kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Đó là khoảng thời gian Lê Hữu Trác được về thăm quê nội. Mặc dù xa cách quê nhà nay bấm đốt 30 năm những kỷ niệm của 30 năm về

trước tác giả vẫn còn nhớ như in. Lê Hữu Trác bồn chồn hồi tưởng lại quá khứ: “Đây là phòng ngủ của thầy tôi ngày xưa. Vườn cam này xưa là nhà khách, nhà sảnh.

Đằng sau là nhà trong. Bên tả là nhà bếp, bên hữu là nhà học. Di tích móng nhà cũ, gạch ngói vẫn còn, đều có thể tìm ra dấu vết” [59, tr.113]. Từ thời gian hiện tại Lê Hữu Trác hồi tưởng lại quá khứ thế nhưng mạch văn của tác phẩm vẫn đi theo đúng quỹ đạo của vấn đề đặt ra. Những ngày ở quê, tác giả đi thăm thú cảnh vật cùng bạn bè, anh em ruột thịt. Tác giả còn cùng anh em bạn bè chuẩn bị một cuộc du ngoạn bằng thuyền trên sông nhưng chưa kịp đi thì có thánh chỉ triệu về. Tác giả lại quay về

với hiện tại, về chữa bệnh cho Thế tử, cho chúa. Tuy không đi theo trình tự thời gian nhưng kết cấu tác phẩm vẫn chặt chẽ và thống nhất.

Kết cấu thời gian trong Vũ trung tùy bút không theo thứ tự thời gian bởi tác phẩm

được viết một cách tương đối tự do. Trương Chính trong lời giới thiệu Vũ trung tùy bút

có giải thích: “Tùy bút là viết theo ngọn bút, gặp đâu nói đó, không có hệ thống”. Phạm

không biết làm gì cả. Ý tác giả muốn thông báo rằng mình không làm công việc của người sáng tác văn chương. Vũ trung tùy bútđa dạng về bút pháp, có lúc tác giả viết theo lối tự thuật và có lúc viết theo kiểu khảo cứu. Có những đề mục ông trình bày rất cặn kẽ

nhưng có cái ông chỉ ghi vắn tắt vài chi tiết, có cái ông dẫn ra sách này, sách nọ nhưng có cái ông viết theo trí nhớ hoặc theo lời kể của người khác. Đang bàn về Lối viết chữ, Cách uống chè ông chuyển sang bàn vềĐịa mạch và nhân vật, Đêm rằm tháng tám, rồi

Bàn về âm nhạc, Bàn về lễ, Phong tục sau đó lại chuyển sang viết về Nguyễn Nghiêu Minh, Đường sĩ hoạn, Đàn, Cá voi, Mấy năm được mùa

Viết theo kiểu tự thuật, tác giả không theo thứ tự thời gian và thường viết về

những kỉ niệm thời thơ ấu. Tuy nhiên, thời gian trong Vũ trung tùy bút cũng là sự kết hợp giữa hiện tại và quá khứ. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài Tự thuật.

Ta sinh năm Mậu Tý (1768) niên hiệu Cảnh Hưng.

Năm ta lên sáu tuổi, đấng tiên đại phu ta mới thăng làm Tuần phủ Sơn Tây, bổng lộc đã dư dụ, song những cách chơi cây, đá, hoa, chim, ta không để bụng ham mê.

Nay đến bước cùng lận đận, biết còn đội gạo vì ai, chỉ than thở cùng trời xanh, chứ còn biết gửi lòng mình vào ai nữa?

Năm Giáp Thìn (1784) ta mắc bệnh có nguy cơ đến tính mệnh, khỏi dậy anh trưởng ta mới dạy ta đánh cờ tướng, ta học đến vài năm nhưng hễ đánh với ai là thua.

Năm ngoài hai mươi tuổi, cùng với các bạn bè chơi cờ, lúc bấy giờ mới hiểu được cái thế công thủ trong cuộc cờ, nhưng lại không muốn để trí vào nữa.

…Ta nay đã ngoài ba mươi, bốn điều răn ấy đã phạm mất ba. Đêm thanh vắng, suy xét, hối hận vô chừng. Ta vẫn mong cố gắng sửa đổi, để khỏi phụ lời tiên huấn.

Ta khi mới lên chín tuổi, đã học sách Hán thư, được bốn năm thì đấng tiên đại phu ta mất [21, tr.9 - 10].

Tuy là viết theo lối tự thuật nhưng Phạm Đình Hổ không thiên về kể sự việc, kể về cuộc đời và sự nghiệp của mình. Tác giả chỉ thuật lại vài kỉ niệm thời ấu thơ

không theo thứ tự thời gian. Bài tự thuật thiên về tả cảnh vật và cảm xúc về cảnh vật với những lời cảm thán nên đượm chất trữ tình.

Hoàng Lê nhất thống chí các tác giả họ Ngô lại ghi thời gian theo một hướng khác. Có khi thời gian được ghi rất kỹ, đến cả ngày tháng năm (can chi) niên hiệu, tuế

thứ, nhưng đôi khi rất sơ sài, chỉ có can chi. Khảo sát 4 hồi đầu trong Hoàng Lê nhất thốngchí ta sẽ thấy rõ điều này:  Hồi 1: - Năm Đinh Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng 38 (1777) [39, tr.9] - Năm Quý Mùi, Cảnh Hưng 24 (1763) [59, tr.10] - Năm Ất Dậu (1765), năm Bính Tuất (1766) [59, tr.12] - Năm Giáp Ngọ (1774) [59, tr.13]

- Ngày 15 tháng 8 năm canh Tý (1780) niên Cảnh Hưng [59, tr.17]

 Hồi 2:

- Ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Dần (1782) [59, tr.31] - Ngày 24 tháng 10 năm Nhâm Dần (1782) [59, tr.42]

 Hồi 3:

- Ngày 20 tháng chạp, năm Tân Mão, niên hiệu cảnh Hưng (1771) [59, tr.60]

 Hồi 4:

- Năm Nhâm Dần (1782) [59, tr.80]

- Khoảng năm Thịnh Đức (Lê Thần Tông 1653 - 1657) [59, tr.80] - Năm Giáp Ngọ (1774) niên hiệu Cảnh Hưng [59, tr.81]

- Ngày rằm tháng một năm Nhâm Dần (1782) [59, tr.87] - Năm Quý Mão (1783), năm Giáp Thìn (1784) [59, tr.87] - Qua năm Bính Ngọ (1786), khoảng cuối mùa xuân [59, tr.88] - Từ năm Giáp Ngọ (1774) [59, tr.89]

- Đến tháng tư năm Bính Ngọ (1786) [59, tr.90]

- Ngày 14 tháng 5 năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Cảnh Hưng [59, tr.93] - Ngày mồng 6 tháng 6 năm ấy (1786) [59, tr.96]

- Ngày 27 tháng 6 năm Bính Ngọ (1786) [59, tr.106]

Qua khảo sát bốn hồi đầu thì Hoàng Lê nhất thống chí có cách ghi thời gian cũng không theo trật tự. Về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na nhận xét: “Sau Nguyễn Khoa Chiêm, lối biên niên trong tiểu thuyết chương hồi Việt Nam dần dần bị loại bỏ và tới Ngô gia văn phái, dường như nó không còn được tuân thủ nữa.

Đọc Nhất thống chí ta thấy, họ Ngô Thì đã “vi phạm” nguyên tắc biên niên trên hai bình diện: một mặt, niên đại không được đặt lên đầu các sự kiện, mặt khác cách ghi niên đại cũng hết sức tùy tiện, lúc thì ghi đủ cả ba yếu tố: niên hiệu, tuế thứ, can chi

lúc lại chỉ ghi can chi hoặc chỉ có niên hiệu” [36, tr.68]. Và chính cách ghi thời gian như vậy đã khiến cho “Những hồi ức ngược dòng về quá khứ đã tạo thành chất keo quyện kết các sự kiện, các nhân vật, các tình tiết… thành một hệ thống chặt chẽ, khiến câu chuyện hấp dẫn. Bước chuyển quan trọng về nhận thức thời gian nghệ thuật

đó đã đưa tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thoát dần lối tư duy trung đại và tiến gần tới tiểu thuyết cận hiện đại” [36, tr.71].

Nhìn chung, về phương diện xử lý thời gian trong tác phẩm, các tác giả đã phản ánh đúng đặc trưng thời gian nghệ thuật của thể ký. Mặc dù những tác phẩm ký có sự

kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ nhưng thời của ký bao giờ cũng là thời gian cụ thể, gắn với những sự kiện và con người đang được đề cập tới.

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)