MỐI TÌNH TRỊNH SÂM ĐẶNG THỊ HUỆ

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 68 - 72)

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ không viết về những mối tình nhưng những gì ông viết cũng cho người đọc thấy rõ sự say mê của chúa Trịnh Sâm đối với Đặng Thị Huệ. Từ một cung nữ bình thường Thị Huệ đã chiếm hết cả tình yêu của chúa. Mỗi lần chúa đi thăm các thắng cảnh hoặc chơi thuyền thế nào cũng có nàng cùng theo và ngồi cùng một kiệu. Vũ trung tùy bút đã ghi lại việc này như sau: “Những ngày rỗi, chúa Trịnh lên ngự chơi Hồ Tây, kẻ thị thần vệ sĩ bày hàng quanh cả bốn mặt hồ, nhà chúa chỉ cùng với bà Đặng Tuyên Phi ngồi trên thuyền” [21, tr.153].

Mặc dù trước đây chúa đã có hai vợ. Chính phi Hoàng Thị Ngọc Khoan người xã Linh Đường, huyện Thanh Trì. Chính phi sinh được hai người con gái là Ngọc Anh và Ngọc Lan, rồi mất. Thứ phi Dương Thị Ngọc Hoan, người xã Long Phúc, huyện Thạch Hà, sinh ra Trịnh Khải. Thế nhưng từ khi gặp Đặng Thị Huệ - cô gái làng Phù Đổng, chúa thấy nàng có nhan sắc thì để ý và quyến luyến nàng. Từ một cung nữ bình thường Thị Huệđược thăng lên làm tiệp dư và Thị Huệ đã chiếm hết cả

tình yêu của chúa.

Đến với Hoàng Lê nhất thống chí người đọc càng thấy rõ hơn sự yêu dấu của chúa đối với tuyên phi Đặng Thị Huệ. Các tác giả họ Ngô đã thuật lại mối tình giữa Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ bằng ngọn bút rất tài tình. Cách ghi chép của ký hoàn toàn khác sử mặc dù trong sử cũng nói về mối tình này nhưng người đọc không thấy được

việc chúa Trịnh Sâm sủng ái Đặng Thị Huệ như thế nào. Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép về sự kiện này hết sức sinh động.

Đặng Thị Huệ chỉ là một trong số rất nhiều phi tần thị nữ được tuyển chọn từ khắp nơi trong thiên hạđưa về chốn hậu cung. Một lần Thị Huệ bưng khay hoa đến trước nơi chúa ngồi, chúa trông thấy nàng “mắt phượng mày ngài, vẻ người mười phần xinh đẹp” nên đem lòng yêu mến đặc biệt. Chính vì xinh đẹp mà “Thị Huệ càng ngày càng được nhà chúa yêu quý, ả nói gì chúa cũng nghe và hễ có việc gì là chúa cũng bàn với ả” [39, tr.8]. Như vậy, chỉ một lần chúa Trịnh Sâm gặp Thị Huệ rồi bất giác sinh ra quyến luyến nàng. Từ đó chúa không muốn cho phi thiếp nào đến gần nữa mà chỉ cùng với Thị Huệ

xoắn suýt suốt ngày đêm. Từ một cung nữ bình thường Thị Huệ được thăng lên làm tiệp dư, chức mà các chúa Trịnh đặt ra để chỉ những vợ lẽở dưới ngôi vương phi một bậc.

Chúa Trịnh Sâm không chỉ quyến luyến Thị Huệ vì nhan sắc mà còn âu yếm chiều chuộng nàng hết mực. Nàng được ở chung một nơi với chúa, xe kiệu, áo quần của nàng cũng được sắm sửa hệt như đồ dùng của chúa. Thị Huệ không chỉ được chúa yêu quý mà nàng còn nũng nịu giận hờn khiến chúa phải rối lòng. Chẳng thế

mà:

“Chúa có một viên ngọc dạ quang lấy được trong khi đánh dẹp phương Nam, vẫn thường xâu ở trên đầu khăn làm đồ trang sức. Một hôm Thị Huệ lấy tay mân mê viên ngọc. Chúa nói:

Nhè nhẹ tay chứ, đừng làm ngọc sây sát!

Thị Huệ bèn ném viên ngọc xuống đất mà khóc rằng:

- Làm gì cái hạt ngọc này! Chẳng qua vào Quảng Nam kiếm giả chúa hạt khác là cùng. Sao chúa nỡ trọng của khinh người như vậy?

- Rồi ả tự ý bỏ ra ở cung khác, từ chối không gặp chúa nữa. Chúa phải dùng nhiều cách dỗ dành cho ả vui lòng, lúc ấy ả mới chịu làm lành với chúa” [39, tr.8 - 9].

Đối với các vua chúa khó có thể nói đến tình yêu như quan niệm của chúng ta ngày nay nhưng cũng phải thừa nhận rằng có một lúc nào đó họ cũng rung động thật sự và dành tình yêu của mình cho một người. Mối tình giữa Trịnh Sâm và Đặng Thị

Huệ cho thấy chúa dường như chưa từng say đắm, chung tình với một ai trong số phi tần thị nữ được kén vào trong cung trước kia. Thị Huệ không chỉ xinh đẹp, thông minh mà nàng còn biết làm duyên, nũng nịu giận hờn. Yêu thương, giận hờn là những

cung bậc của tình yêu nhưng trong chốn hậu cung tình yêu đó có thể bền vững chăng?

Mối tình giữa Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ kết tinh thành một vương tử Trịnh Cán. Từ khi vương tử Cán ra đời, thế tử Tông có ý bực tức vì sợ mình không được lập làm chúa. Thị Huệ biết điều đó và “thấy chúa càng yêu quý vương tử Cán bội phần, do đó Thị Huệ mới ngầm có ý cướp ngôi thế tử” [39, tr.9]. Vì sinh vào sủng phi

Đặng Thị Huệ nên Trịnh Cán được chúa yêu dấu hết mực. Bọn triều thần đoán biết rằng sự sinh hạ vương tử là một mối hạnh phúc của nhà chúa nên dâng khải về mừng. Có nhiều kẻ lấy câu “Tinh huy hải nhuận” nghĩa là sao sáng, biển hoà làm câu chúc mừng. Chúa cho rằng con mình là chỗ gặp gỡ của tất cả những tinh hoa trong vũ trụ

nên nhân khoa thi Hương năm ấy, chúa lấy hai câu “Sơn xuyên anh dục, hải hà tú chung” (Khí thiêng của sông núi tụ lại sự tốt đẹp của hồ biển đúc nên) để làm đề thi.

Chúa Trịnh Sâm không chỉ yêu dấu Đặng Thị Huệ mà còn chiều chuộng đáp ứng mọi yêu cầu của nàng. Để tạo thêm thế lực Thị Huệ bèn hỏi con gái chúa là công chúa Ngọc Lan cho em trai mình là Đặng Mậu Lân. Mặc dầu nàng biết Ngọc Lan

được chúa rất cưng chiều. Từ nhỏ Ngọc Lan vẫn được nuôi trong một cung riêng, chung quanh lát toàn thuỷ tinh nên gọi là thuỷ tinh cung, không cho ra đến cả nắng gió và kẻ hầu chúa cấm không cho nói to sợ kinh động đến nàng. Thế nhưng Đặng Thị Huệ vì thương em và muốn gây dựng phe cánh nên hết sức van xin. Chúa vì sợ

mất lòng nên bất đắc dĩ phải nhận lời gả công chúa cho Lân mà trong bụng vẫn còn có ý thương tiếc. Đặng Mậu Lân tuy lấy được công chúa Ngọc Lan nhưng mỗi lần vào với công chúa thì lại bị Sử Trung ngăn cản. Mậu Lân giết chết Sử Trung và toan chôn giấu cái xác ấy đi. Ngọc Lan nghe chuyện, sợ quá lập tức bảo một thị nữ về phủ

chúa báo tin. Chúa phải sai Quận Huy đem quân đến mới bắt được Lân và khép Đặng Mậu Lân vào tử tội. “Thị Huệ nghe tin, khóc lóc xin chết thay em. Chúa bất đắc dĩ

phải tha cho Lân tội chết và giảm xuống thành tội đi đày ở châu xa” [39, tr.24]. Có thể nói, chúa Trịnh Sâm làm mọi việc là vì Thị Huệ. Như thế đủ biết tình yêu của chúa giành cho nàng đến mức nào. Thị Huệ thì tìm đủ mọi cách để giữ tình yêu của chúa giành cho mình. Nàng phải nâng địa vị của em trai bằng cách gắn bó với con gái chúa rồi lại phải tìm cách cứu em để mong còn nhờ cậy về sau.

Tấm lòng của chúa đối với Đặng Tuyên phi ngày một sâu đậm và chúa có ý muốn nhường ngôi cho Trịnh Cán. “Nhiều người khuyên chúa giáng chỉ lập Vương

tử Cán làm thế tử cho yên sự mong mỏi của thiên hạ. Chúa nghe lời ngay” [39, tr.26]. Hơn nữa, chúa Trịnh Sâm còn lo lắng cho tương lai mẹ con Thị Huệ. Việc lập vương tử Cán làm Thế tử thể hiện khá rõ tình yêu của chúa giành cho nàng.

Từ khi gặp Thị Huệ, chúa Trịnh Sâm yêu nàng say đắm và đưa nàng bước vào quãng đời hạnh phúc mà không mấy phi tần có diễm phúc được hưởng. Đến khi bệnh tình thêm nặng, Trịnh Sâm vẫn lo lắng cho Thị Huệ và nghĩ đến duyên cầm sắt còn dang dở. Lời dặn của chúa trước phút lâm chung cho thấy tình yêu của chúa đối với Thị Huệ rất sâu đậm:

“Bệnh ta không khỏi, không ở được cùng khanh đến bạc đầu. Nay ta về chầu trời, khanh ở lại phụng thờ Thánh mẫu, nuôi nấng tự vương, còn duyên sắt cầm đành hẹn đến kiếp khác.

Thị Huệ nấc lên đến hơn một khắc, rồi ả cắt tóc thề rằng:

- Chúa thượng chẳng thương thiếp, nỡ bỏ thiếp vò võ một mình. Thiếp xin liều thân mà chết theo chúa. Thờ phụng Thánh mẫu đã có hai công chúa, giúp rập tự vương

đã có các quan đại thần, chúa đừng giao những việc ấy cho thiếp. Rồi thị khóc oà lên.

Chúa ngoảnh sang Thùy Trung hầu nói:

- Sau khi ta qua đời, các người phải nên khuyên giải chính cung cho khéo, chớ để nàng liều mình. Vạn nhất nếu không ngăn cản nổi ý chí của nàng, thì cứ để nàng chung thuyền với ta mà đưa đi, cho nàng được hầu hạ ta ở nơi lăng tẩm” [39, tr.30].

Những lời nói của Trịnh Sâm đối với Đặng Thị Huệ là những lời chân thật. Lúc sắp lìa đời chúa đã khóc vì kiếp này “duyên cầm sắt” đành dang dở và vì nghĩa tình của Thị Huệ đối với mình. Thị Huệ vừa thương chúa nhưng đồng thời cũng là thương mình bởi nàng càng được chúa yêu thì lại càng có nhiều kẻ ghen ghét. Thị Huệ được chúa thương yêu đó là diễm phúc của nàng nhưng vì quá được thương yêu thành ra nhiều kẻ thù ghét đó lại là nỗi lo của nàng. Chúa Trịnh Sâm qua đời thì chỗ dựa lớn nhất của nàng cũng không còn. Những giọt nước mắt khóc cho chúa phải chăng cũng là giọt nước mắt khóc cho nàng với những lo lắng trước cuộc đời đầy rối ren và biến

động.

Mối tình Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ lịch sử cho tội nơi Đặng Thị Huệ. Việc các tác giả họ Ngô cho nhân vật Đặng Thị Huệ xuất hiện ngay từ hồi đầu tác phẩm không phải là ngẫu nhiên. Sự kiện nàng được yêu dấu gây ra việc bỏ con trưởng lập

con thứ và nhiều chuyện rắc rối khác. Thế nhưng cũng phải thừa nhận rằng Trịnh Sâm yêu Thị Huệ say đắm và đã giành cả phần trái tim còn lại của mình cho một cung nữ bình thường như nàng.

Khi chúa Trịnh Sâm vừa qua đời, Trịnh Cán lên nối ngôi trong phủ xảy ra cuộc hỗn chiến tranh giành quyền lực. Kẻ thù của Thị Huệ ngày một đông hơn chờ dịp để

phế truất mẹ con nàng. Các tác giả họ Ngô đã tả lại thái độ cứng cỏi bất khuất của nàng trước sự trả thù của Ngọc Hoan, cũng như nàng nhận cái chết một cách dũng cảm. Thái độ cứng cỏi trước đòn roi và sự nhục mạ của Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan cho thấy Thị Huệ cũng là một người có bản lĩnh và tư cách. Thật ra, Thị Huệ

chỉ là một cung nữ phục vụ trong phủ chúa. Một lần nàng bưng khay hoa đến hầu chúa và được chúa đem lòng yêu mến đặc biệt. Từ đó Thị Huệ bước vào quãng đời hạnh phúc mà không trọn vẹn bởi nàng càng được chúa yêu thương thì lại có nhiều kẻ

ghen ghét. Mọi hành đồng của Thị Huệ đều nhằm mục đích giữ vững tình yêu của chúa và củng cố địa vị của mình. Nhiều người lên án nàng là một con người thâm hiểm bởi cách tranh quyền đọat lợi của nàng. Nhưng thiết nghĩ trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ Thị Huệ có toan tính như vậy cũng là lẽ thường tình.

Mất chính quyền, Đặng Tuyên phi còn có thể an ủi được bởi nàng còn có một vương tử Trịnh Cán. Nhưng đến khi con chết thì đời nàng trở nên đau khổ vô hạn. Sau khi trở về thân phận cũ của mình, nàng đã thờ chồng theo đúng đạo nghĩa. Cái chết của nàng mà theo như Nguyễn Hữu Chỉnh là “chết được đấy? Ta tưởng Tuyên phi chỉ có nhan sắc, không ngờ có tiết liệt như vậy” [39, tr.85].

Một phần của tài liệu Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XĨ (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)