Những chuyện nằm mộng, báo mộng xảy ra thật khó lý giải nhưng nó lại gắn liền với niềm tin dân gian, với tâm linh người Việt. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ có khá nhiều những chuyện kỳ lạ mà đôi khi ông cũng không thể lý giải được.
Nói về việc thi cử, Phạm Đình Hổ thuật lại: “Khoa thi hội Thịnh Khoa năm Kỷ
Hợi (1779), có người mộng vào trước điện đình, thấy truyền lô xướng danh các quan tiến sĩ tân khoa, đến người thứ mười lăm thì tên là Ngô Tiêm. Những người cầm sổ
tên bảo nhau: “Tên này học vấn không giỏi lắm, nhưng phúc đức thì rất xứng đáng”. Khi người ấy tỉnh dậy, hỏi khắp hết bạn bè, không thấy có ai là tên Ngô Tiêm. Ngô Tiêm năm ấy mới đỗ khoa thi hương nên không mấy người biết. Sau cùng, đến kỳ đệ
tứ, ông vào thi, viết mãi đến tối mới được một đoạn cổ văn, còn đương cầm bút cấu tứ nghĩ ngợi, chợt thấy một quan Thể sát đến hỏi rằng: “Cửa trường đã đóng rồi mà quan tân tiến sĩ cớ sao vẫn ở trong lều?” Bấy giờ, ông mới biết là đã tối rồi, liền cầu khẩn xin giúp đỡ cho. Quan Thể sát bảo ông cầm bút nghiên đi theo. Đến chỗ sau nhà thập đạo, thấy trong nhà thập đạo đương soạn quyển, phía sau vách ló ra vệt ánh sáng. Quan Thể sát bảo rằng: “Cứ ngồi đấy mà làm văn cho xong quyển đi, rồi tôi bảo”. Ông cứ y theo lời. Quan Thể sát thỉnh thoảng lại đi ra thăm hỏi. Đến khi gà gáy sang canh ba, ông mới viết xong quyển, giao cho quan Thể sát cầm vào nộp lại cho phòng. Quan Thể sát lại đưa cho ông một cái mũ chữ đinh, bảo cứ đội mũ ấy vào rồi
đi theo lính tuần canh mà ra ngoài cửa trường. Về sau, quả nhiên đỗ tiến sĩ. Ông đến nơi trường thi cũ tìm dãy nhà tranh dưới gốc cây táo, hỏi thăm người đêm hôm ấy, thì không gặp ai cả, không biết là cớ làm sao” [21, tr.80].
Việc thi cử ngày trước là để chọn người hiền ra làm quan. Ngô Tiêm tuy học vấn không giỏi lắm nhưng phúc đức thì rất xứng đáng cho nên được báo mộng và quả
nhiên sau này đỗ tiến sĩ. Khoa giáp vốn có mệnh số hay điều này xuất phát từ niềm tin người hiền tài ắt sẽ đỗ đạt ra làm quan. Phạm Đình Hổ không lý giải về chuyện kỳ
lạ này mà ông chỉ ghi chép lại những điều ông biết hoặc theo lời kể của người khác. Do bắt nguồn từ niềm tin giữa người sống và người chết luôn có một mối liên hệ
với nhau nên người chết vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho người sống. Đấy là nét đặc thù của văn hóa người Việt. Cách ghi chép của các tác giả ký bắt nguồn từ
Các tác giả họ Ngô cũng ghi lại những chuyện kỳ lạ liên quan đến nằm mộng, báo mộng. Sau khi giết thái tử Duy Vỹ, Trịnh Sâm bắt đầu có chí thống nhất đất nước, định bắt cả ba con của thái tử giam vào một nơi. “Một hôm, chúa tắm gội ăn chay, rồi ngự ra hồ Tây để cầu thần báo mộng. Đang đi, chợt thấy trước mặt có một cái kiệu, trên kiệu có một người ngồi chĩnh chiện, nhìn kỹ thì té ra đó lá thái tử Vỹ. Chúa truyền hỏi quân lính có ai trông thấy xe kiệu gì ở trước mặt không. Quân lính
đều nói không thấy. Chúa lo lắm, liền sai quay ngay về cung.
Đêm ấy, chúa đang nằm trong màn bỗng thấy một người đội khăn hồng, mình vận áo đỏ, tay cầm một chiếc mái chèo, vạch màn ra rồi đứng ởđầu giường trừng mắt nhìn mình. Chúa vội hỏi ai thì người ấy đáp rằng:
- Ta là Duy Vỹ đây!
Chúa cả sợ, bấy giờ mới biết đó là linh hồn của thái tử Vỹ [39, tr.61].
Theo quan niệm của dân gian con người khi chết đi thì linh hồn vẫn còn. Thái tử
Duy Vỹ bị ghép vào tội chết là do ác tâm của Trịnh Sâm nên linh hồn chưa siêu thoát. Các tác giả họ Ngô không bàn đến vấn đề tâm linh mà chỉ ghi chép lại những sự kiện kỳ lạ xảy ra trong tác phẩm.
Hoàng Lê nhất thống chí kể rằng sau khi Thái tử Duy Vỹ bị Trịnh Sâm giết hại, một người đàn bà trong cung bế các con của Thái Tử chạy trốn về phía Hà Tây, vào ngủ nhờ nhà một người dân ở làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm. Và “người dân này
đêm trước đã mơ thấy có người bảo rằng:
Mày phải quét rửa nhà cửa sân đường cho sạch sẽ, thiên tử và Thái hậu sắp sửa tới nơi” [39, tr.61].
Chuyện một người dân ở làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm nằm mộng thấy thiên tử và thái hậu sắp sửa tới nơi là một điềm may mắn có các bậc chí tôn ngự tới. Người dân này đã đợi ở ngoài cổng mãi đến sẩm tối mới thấy một người đàn bà bồng con
đến trước cổng xin ngủ nhờ. Người đàn bà đó chính là cung phi họ Nguyễn và con là Duy Kỳ (Chiêu Thống sau này). Chuyện nằm mộng, báo mộng thật khó giải thích nhưng nó vẫn xảy ra trong đời sống.
Khi vua Lê Hiển Tông còn làm hoàng tử cũng có một chuyện kỳ lạ xảy ra. “Khi còn làm hoàng tử, vì việc ông hoàng Lê Duy Mật chống lại họ Trịnh, nên nhà vua bị
chúa Trịnh nghi ngờ, đem giam vào nhà viên nội thị Hồng Quận công. Đến năm Canh Thân (1740) Nghị Tổ lên làm chúa Quận Hồng ra trấn Sơn Nam, chúa liền chuyển
nhà vua đến giam ở nhà cậu mình là Bính Quận công. Khi chưa có lệnh ấy của chúa, một đêm Quận Bính bỗng mơ thấy thiên tử tới nhà, cờ quạt phấp phới, nhã nhạc vang lừng, rõ ra cảnh tượng của đời thái bình. Sớm hôm sau thấy Quận Hồng cho giải hoàng tử đến giam ở nhà mình, Quận Bính hết sức ngạc nhiên, nghĩ rằng giấc mộng ban đêm không phải là chuyện tình cờ, bèn vào kể lại với chúa. Bấy giờ bốn phương
đang loạn lạc, thế nước ngả nghiêng, chúa thấy điềm lành ấy, muốn nhờ vào phúc
đức của nhà vua để dẹp cho yên thiên hạ, liền cho đón về, lập nên ngôi và đặt hiệu là Cảnh Hưng” [39, tr.123].
Chuyện kỳ lạ này lại liên quan đến vua Lê Hiển Tông. Từ giấc mộng của Quận Bính chúa muốn nhờ vào phúc đức của nhà vua để dẹp yên thiên hạ. Sau khi nhà vua lên ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Hưng thì thiên hạ lại bình yên. Giấc mộng của Quận Bính đã báo trước một điềm lành sắp xảy ra.