Nội dung phản ánh của ký khá đa dạng và phong phú. Các tác phẩm ký có những mối liên hệ chặt chẽ, sâu xa với hiện thực xã hội. Những chuyện kỳ lạ trong tác phẩm liên quan đến hiện thực và cũng là hiện thực của cuộc sống. Dân gian cho rằng trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần thì trừu tượng, khó nắm bắt nên con người đã thần thánh hóa nó thành khái niệm “linh hồn” và linh hồn trở thành
đầu mối của tín ngưỡng. Cũng theo dân gian, hồn của người này (đã chết lâu) có thể
nhập vào xác của người kia (mới chết), sinh ra chuyện Hồn Trương Ba da hàng thịt
(truyện dân gian). Do cho rằng trong con người có phần xác và phần hồn, sau khi chết chỉ có xác là tiêu tan còn hồn tiếp tục tồn tại trong một cõi khác.
Văn hóa tâm linh người Việt gắn liền với việc thờ cúng thần linh và ngược lại thần linh có trách nhiệm phù hộ độ trì cho con người. Người Việt không chỉ thờ thần trong gia đình mà còn có các thần linh chung của thôn xã hoặc toàn dân tộc. Văn hóa Việt Nam cũng rất coi trọng việc thờ thần Thành Hoàng. Thành Hoàng trong một làng là vị thần cai quản, che chở, định đọat phúc hoạ cho làng đó. Không có làng nào là không có thần Thành Hoàng. Cái “lệ làng” này mạnh đến mức năm 1572 (đời Lê Anh Tông), triều đình phải giao cho Nguyễn Bính (nguyên là Hàn lâm viện Đông các
đại học sĩ) sưu tầm và soạn ra thần tích của thần Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong thần cho các vị này. Được phong thần là những vị có tên tuổi, tước vị rõ ràng, đó là những người có công lập ra làng xã, những vị anh hùng dân tộc từng sinh ra, sống hoặc mất đi ở làng. Ngoài những vị thần Thành Hoàng được thừa nhận nhiều làng thờ làm thần những người vốn là trẻ con, người ăn mày, ăn trộm, người mù… Sở
dĩ những người này được thờ là vì họ (theo niềm tin của dân gian) chết vào giờ thiêng nên đã gây ra dịch bệnh, hỏa hoạn… khiến cho mọi người lo sợ.
Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cũng có những bài ký kể ngắn gọn về việc thờ các thần ở quê tác giả như: Đền thờ làng Tuấn Kiệt, Đền Đế Thích, Đền thờ Cao tướng công, Thần hổ, Thần trẻ con, Miếu bà Chúa ngựa...
Như vậy để lý giải được những ghi chép về những chuyện kỳ lạ trong các tác phẩm ký thì phải gắn nó với văn hóa tâm linh của người Việt. Những chuyện kỳ lạ