Các tác phẩm ký đã ghi lại hiện thực đời sống xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ
XVIII và đầu thế kỷ XIX. Những mối tình trong các tác phẩm ký phần nào cũng nói lên
được đời sống hiện thực lúc bấy giờ. Chính vì viết về những mối tình có thật nên các tác phẩm ký đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ.
Trong xã hội phong kiến vấn đề hôn nhân không đơn htuần là việc hai người lấy nhau mà là việc hai bên cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái. Điều này xuất phát từ
quan niệm người Việt Nam là con người của cộng đồng cho nên mọi việc liên quan
đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng nó lại kéo theo việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, trong hôn nhân việc đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể mà là lựa chọn một gia đình, một dòng họ xem nhà cửa hai bên có tương xứng không, có môn đăng hộ đối hay không luôn là vấn đềđược đặt ra.
Như vậy, lịch sử truyền thống hôn nhân của Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng. Những cuộc hôn nhân như Mỵ Châu với Trọng Thủy, công chúa Huyền Trân với vua Chàm Chế Mân, công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ…, rồi những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa các triều đại
được triều đình gả cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia; cho đến các cuộc hôn nhân của thường dân đều là làm theo ý nguyện của tập thể
cộng động.
Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được đáp ứng lúc bấy giờ nhu cầu riêng tư mới được đặt ra. Việc xem tuổi được thực hiện trong lễ vấn danh (ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ dạm). Đa số các cuộc hôn nhân đều không xuất phát từ tình yêu nhưng phải thừa nhận rằng có một lúc nào đó họ cũng yêu thực sự, rung động thực sự và dành cả tình yêu của mình cho một người mà thôi.