- Xây dựng thống nhất một trung tâm chuyển mạch quốc gia để kết nối các liên minh thẻ đang tồn tại thành một liên minh duy nhất. thẻ đang tồn tại thành một liên minh duy nhất.
3.4. Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM
3.4.1. Thực hiện chiến lược marketing cho sản phẩm thẻ.
3.4.1.1. Tăng cường công tác marketing
Có thể khẳng định rằng thẻ không phải là một dịch vụ mà bất cứ tổ chức nào muốn là thực hiện được ngay bởi điều kiện triển khai không hề dễ dàng. Bởi trước hết đây là một dịch vụ đòi hỏi các ngân hàng phải có đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ, mạng lưới cũng như nhân sự. Bên cạnh đó, những thành viên lâu năm nhất trong lĩnh vực dịch vụ này đều là những ngân hàng giàu tiềm lực và kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng tại thị trường Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ là vô cùng gay gắt. Tuy nhiên, thẻ vẫn là một dịch vụ vô cùng hấp dẫn đối với nhiều ngân hàng.
Cho tới nay, thẻ đã không còn quá xa lạ với người dân. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ trong thanh toán vẫn còn rất hạn chế. Trong thời gian tới, các NHTM phải có một kế hoạch marketing cụ thể với một chương trình hoạt động rõ ràng và tỉ mỉ hơn. Cần phải kết hợp việc thống kê, khảo sát và các chương trình khuyến mại để thu hút lượng khách hàng và đáp ứng tốt các nhu cầu của họ.
Ngoài các hoạt động marketing cụ thể, cần có bộ phận marketing chuyên về thẻ. Các cán bộ, nhân viên của bộ phận này ngoài nghiệp vụ chuyên môn về thẻ vững vàng, còn phải có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực khác, có khả năng thống kê, dự
báo, phân tích một cách logic và khoa học để có thể đưa ra những chiến lược marketing về thẻ thích hợp nhất. Việc phối hợp đồng bộ phận marketing về thẻ và các bộ phận tác nghiệp khác của ngân hàng sẽ đảm bảo tính hệ thống, thống nhất trong việc triển khai thực hiện những kế hoạch khuyếch trương, phát triển dịch vụ thẻ thanh toán, nhờ vậy mà phát triển dịch vụ thẻ hiệu quả.
3.4.1.2. Xác định thị trường mục tiêu để có những chính sách phù hợp
Các NHTM cần phải phân tích thị trường để xác định đúng đối tượng khách hàng mà mình đang hướng tới, và địa bàn hoạt động của ngân hàng mình. Từ đó nắm được lượng khách hàng của mình, quy mô thị trường ra sao, để đưa ra được giải pháp hợp lý, linh hoạt.
Như Vietcombank có đối tượng khách hàng mục tiêu là những người làm việc trong một số ngành có thu nhập cao như dầu khí, hàng không, tài chính – ngân hàng, làm việc trong các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, người nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam nên các loại thẻ đưa ra không chỉ có hạn mức lớn mà còn phải đẹp về hình thức và tiện dụng ở cả trong nước và nước ngoài.
3.4.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo, tiếp thị về thẻ thanh toán
Nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo, tiếp thị về thẻ thanh toán thông qua việc đẩy mạnh tiếp thị trực tiếp tại các hội chợ triển lãm, các trường đại học, doanh nghiệp đông công nhân và các đơn vị cung ứng dịch vụ.
Với từng đối tượng khách hàng khác nhau, phải có chiến lược khác nhau.Ví dụ như với đối tượng khách hàng mục tiêu, ngân hàng nên tổ chức các chương trình giới thiệu và gửi thư mời trang trọng đến cá nhân hoặc tổ chức.
Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình, panô, áp phích trên đường phố, khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại… Thế mạnh của hình thức này là thu hút được sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần quảng cáo là không nhỏ, nên ngân hàng có thể kết hợp với các đại lý chấp nhận thẻ lớn để quảng cáo chung, vừa giới thiệu dịch vụ thẻ của ngân hàng, vừa quảng bá cho sản phẩm của các đại lý mà tiết kiệm chi phí. Điều này đang được ngân hàng ANZ kết hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, NHNo&PTNT phối hợp cùng Đài truyền hình Hà Nội tổ chức các sân chơi có liên quan trực tiếp đến thẻ ATM và các phương thức thanh toán bằng thẻ để từ đó quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của mình.
Hợp tác với các trường đại học để tổ chức các buổi hỏi đáp, toạ đàm với sinh viên về thẻ. Sinh viên là tầng lớp tri thức trẻ, dễ tiếp thu cái mới, hiện đại, là khách hàng tiềm năng của ngân hàng và cũng là cầu nối đưa những kiến thức về thẻ đến các đối tượng khác.
Đa dạng hoá các hình thức tờ rơi giời thiệu sản phẩm.Với từng nghiệp vụ, từng loại thẻ, phải có một tờ rơi hướng dẫn cụ thể, chi tiết các yêu cầu, nêu rõ quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng. Từ đó, nâng lên thành những quyển Cẩm nang về thẻ của Ngân hàng, phát hành rộng rãi nhưng có chọn lọc để thông tin đến được với người cần đến, và chính khách hàng là một kênh truyền tin, một kênh marketing đặc biệt hiệu quả.
Quảng cáo trên Internet, xây dựng trang riêng của ngân hàng trên mạng Internet, đây là một cách thức để khách hàng có thể tìm hiểu thêm thông tin về ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Đẩy mạnh khuyến mại bằng việc phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng hay tăng giá trị giải thưởng khi khách hàng mở thẻ tại ngân hàng. Ngân hàng công thương đã đưa ra giải thưởng lớn nhất cho khách hàng phát hành thẻ của hệ thống ngân hàng này là 5 cây vàng SJC cùng hơn 1000 giải thưởng có giá trị khác; NHTMCP Quốc tế đưa ra giải thưởng là chuyến du lịch châu Âu…
3.4.1.4. Đa dạng hoá sản phẩm, tạo hình thức độc đáo, ấn tượng, tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm. tranh cho sản phẩm.
Nhu cầu của khách hàng ngày một nhiều, và rất khác nhau, liên quan đến độ tuổi, thu nhập, trình độ … nên muốn mở rộng khách hàng thì phải phát hành thêm nhiều loại thẻ nữa. Đưa ra cho khách hàng nhiều thương hiệu thẻ khác nhau như: Connect 24 của Vietcombank, Partner của Incombank, Plus của NHTMCP Quốc tế…
Với những sản phẩm đang triển khai, ngân hàng cần gia tăng các tiện ích bổ sung để khách hàng thấy không nhàm chán, thông qua các hình thức: thẻ liên kết, thẻ đa năng …nhằm tối ưu hoá các công dụng của thẻ và nâng cao chất lượng phục vụ đối với thẻ.
Với những sản phẩm, dịch vụ mới, ngân hàng cần marketing để khách hàng thấy rõ những điểm mới của nó, những giá trị nổi bật riêng có.
Sản phẩm của ngân hàng là vô hình. Thẻ cũng vậy, những dịch vụ mà nó mang lại chỉ thực sự được khách hàng biết đến và đánh giá về chất lượng khi khách hàng sử dụng nó, còn cái mà họ tận mắt thấy được là chiếc thẻ với hình dáng, màu sắc, và chất liệu… Cho nên, nếu có được một chiếc thẻ trông hiện đại, dáng vẻ sang trọng … dường như cũng là dấu hiệu của một sản phẩm, dịch vụ tốt.
3.4.1.5. Xây dựng thương hiệu của Ngân hàng
Trong vài năm gần đây, các NHTM Việt Nam đã và đang chú ý đến việc tạo lập thương hiệu. Nhiều ngân hàng đã gặt hái được thành công và đứng vững trên thương hiệu của mình. Tuy nhiên quá trình xây dựng thương hiệu của các NHTM vẫn
chưa thực sự chuyên nghiệp và còn mang tính tự phát. Việc xây dựng thương hiệu có thể được thực hiện bằng các biện phát sau:
- Học hỏi cách thức tạo lập thương hiệu của các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới. Ví dụ như Citibank là một trong những ngân hàng lớn đã tạo ra thương hiệu của mình bằng các hoạt động kinh doanh mới mẻ sáng tạo. Citibank đã gây dựng được sự nổi tiếng của mình nhờ vào việc luôn tập trung vào những sản phẩm mới dựa trên việc khảo sát và nắm bắt rõ nhu cầu khách hàng. Các sản phẩm có chức năng vượt xa các sản phẩm khác: cung cấp thẻ tín dụng có khả năng bảo mật cao, cung cấp cho khách hàng một hệ thống các dịch vụ ngân hàng cá nhân hoàn thiện, gồm có thế chấp tài chính cá nhân và doanh nghiệp khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản gửi và đầu tư, Visa Traveller Money…
- Lựa chọn phạm vi xây dựng thương hiệu trên chiến lược phát triển thị trường của ngân hàng. Ví dụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chú trọng phát triển vào thị trường nông thôn, Vietcombank phát triển trên thị trường thẻ tín dụng quốc tế và thanh toán quốc tế…
- Xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên.
3.4.2. Nhóm giải pháp phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.
3.4.2.1. Giúp CSCNT thấy được những tiện ích khi thanh toán thẻ.
Ngân hàng nên giành cho CSCNT những ưu đãi trong hoạt động cho vay, thanh toán. Khi những ưu đãi này đem lại lợi ích thiết thực cho các CSCNT thì nhiều CSCNT khác sẽ muốn ra nhập mạng lưới này.
3.4.2.2. Hạ mức phí cho các ĐVCNT
Mức phí hiện nay được quy định của đa số các ngân hàng tại nước ta hiện nay là từ 2,5% - 3,6% tuỳ theo từng loại thẻ. Như vậy, khi bán hàng cho khách hàng sử dụng thẻ thì lợi nhuận của cơ sở giảm đi. Mà việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ cũng chưa thu hút thêm lượng khách hàng đáng kể cho các cửa hàng, nên việc giảm mức phí này là cần thiết dù nó sẽ làm giảm doanh thu của ngân hàng, nhưng nó sẽ tăng thêm số lượng các ĐVCNT.
Đặc biệt, đối với các cơ sở có doanh số thanh toán thẻ lớn, nếu được giảm phí, họ sẽ tìm cách khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ.
3.4.2.3. Nâng cao uy tín với các ĐVCNT bằng các biện pháp marketing.
Các NHTM nên tăng cường hoạt động marketing để ĐVCNT thấy lợi ích trong chấp nhận thanh toán thẻ. Khi phát hành thẻ, nên kết hợp với quảng cáo các ĐVCNT.
Việc làm này sẽ giúp các cửa hàng, doanh nghiệp … tăng lượng khách hàng và nâng giá trị của mình.
3.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao tiện ích của thẻ
3.4.3.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Việt Nam có thị trường là hơn 80 triệu dân - một thị trường tiềm năng đối với bất kì sản phẩm dịch vụ cá nhân nào. Tuy nhiên nhu cầu dân cư cũng hết sức đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập, tập quán, địa lý …Việc đa dạng hoá sản phẩm thẻ phát hành là một yếu tố góp phần thúc đẩy hoạt động của nghiệp vụ thẻ trở nên linh động và hiệu quả. Có thể triển khai các dịch vụ thanh toán trên hệ thống ATM với các đối tác cung cấp dịch vụ như cung cấp các loại thẻ: