Về chất lượng thẻ được cung cấp

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 49)

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1.3.1. Về chất lượng thẻ được cung cấp

Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 32 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thương hiệu thẻ ghi nợ, 39% là các thương hiệu thẻ tín dụng và 2% là thương hiệu thẻ trả trước. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao kê, chi lương qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác.

Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22.959 POS, so với 2.500 ATM và 14.000 POS của năm 2006. Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm:

- Công ty Smartlink có 25 thành viên, với 2056 máy ATM (48%), 17.502 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%).

- Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS/EDC (57%)

- Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%).

Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Tuy nhiên có một thực tế là tại các điểm đặt máy ATM thường có 2 thậm chí 3 máy của 3 ngân hàng khác nhau cùng hoạt đông, trong khi nơi khác không có.

Thị trường thanh toán thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu

nước. Tuy các nhà phát hành thẻ đều ra sức quảng bá cho những tiện ích mà thẻ của mình đem lại cho khách hàng nhưng đều không thể phủ nhận rằng những tiện ích mà họ đưa ra đang bị hạn chế rất nhiều trong một thị trường còn thiếu liên kết như hiện nay.

Để tăng cường hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ (bắt đầu đưa vào triển khai từ đầu năm 2008). Trong khuôn khổ đề án phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV.

Nhìn chung, do đòi hỏi của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế đời sống

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 49)