tác về chức vụ, mức thu nhập và thời gian công tác tối thiểu là 12 tháng. VCB chỉ đòi hỏi mức lương 2.000.000đ nhưng bắt buộc cơ quan phải bảo lãnh. Riêng Sacombank chỉ cần cơ quan xác nhận thẳng vào giấy đề nghị phát hành thẻ với thời gian công tác tối thiểu là 9 tháng và mức lương tối thiểu là 4.000.000đ. Các ngân hàng như ACB, EIB, VPBank đòi hỏi mức lương tối thiểu 3.000.000đ.
Phí thường
niên (x1000đ)
ACB Sacombank ANZ VCB VPBank (thẻ chip EMV)
Chuẩn Vàng Chuẩn Vàng Chuẩn Vàng Chuẩn Vàng Chuẩn Vàng
MC2 Platinium Thẻ chính 200 300 200 300 250 350 100 200 220 600 Thẻ phụ 200 300 200 150 150 250 50 100 110 100 (Nguồn: Tạp chí Ngân hàng, 2007)
Thẻ do Vietcombank phát hành có mức phí và lãi vẫn bị đánh giá là cao. Phí thanh toán là 2,5%/tổng số tiền thanh toán, thậm chí ở một vài ĐVCNT còn cao hơn. Đây chính là yếu tố làm cho một số người e ngại khi lựa chọn thẻ của các ngân hàng, và có nên dùng thẻ để chi tiêu hay không. Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng chưa thực sự quan tâm tới việc ưu đãi trong tính phí, lãi với những khách hàng truyền thống, có uy tín và khả năng tài chính vững vàng để giữ chân họ. Hơn nữa, ngân hàng cũng chưa xác định việc thay đổi chính sác h này là một cách để thu hút khách hàng tiềm năng đến với ngân hàng.
• Hệ thống máy móc còn nhiều hạn chế
So sánh giữa số lượng máy ATM hiện có và số thẻ đã phát hành, đặc biệt trong thời gian tới khi việc trả lương qua tài khoản được thực hiện rộng khắp thì việc quá tải cục bộ tại một số máy ATM là không thể tránh khỏi. Hiện nay ở Việt Nam việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ cho thanh toán thẻ vẫn phải mời nhà cung cấp nước ngoài giúp đỡ khắc phục, nên không sửa chữa được kịp thời, làm gián đoạn việc phát hành thanh toán thẻ, gây tổn hại về thời gian, tiền bạc cho cả khách hàng, CSCNT và ngân hàng.
Để triển khai thành công một hệ thống thanh toán và phát hành thẻ đòi hỏi phải có một hệ thống kĩ thuật hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế với chi phí lớn, trong khi đó công nghệ lại thay đổi nhanh chóng. Những khó khăn về công nghệ hiện nay chủ yếu là do thiếu kinh phí đầu tư và kinh nghiệm trình độ quản lý còn yếu.
• Hệ thống công nghệ thông tin còn yếu
Tại các NHTM việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và kinh doanh đã được tiến hành từ nhiều năm nay nhưng cho đến thời điểm hiện nay khả năng ứng dụng và khai thác những tiện ích do công nghệ thông tin mang lại ở các ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Điển hình như trường hợp của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy ngân hàng đã được chú trọng đầu tư về công nghệ song do số lượng chi nhánh quá lớn, mạng lưới rộng cùng năng lực xây dựng và triển khai các dự án tin học hạn chế, chưa có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này nên việc tổ chức thực hiện còn yếu kém và nhiều lúng túng so với ngay cả những NHTM trong nước. Cho đến
nay, các sản phẩm Thẻ ATM của Agribank hầu như vẫn chỉ thực hiện được mỗi chức năng rút tiền mặt trong hệ thống NHNo&PTNT trong khi đây lại là ngân hàng cổ đông sáng lập lớn nhất của Công ty Banknet. Công ty này sau 3 năm đi vào hoạt động mới chỉ có vài chương trình thí điểm nhưng NHNN vẫn chưa tham gia được do chưa hội đủ điều kiện kỹ thuật. Các chương trình quản lý mạng hệ thống chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực hiện được việc gửi một nơi rút nhiều nơi cho khách hàng.
CHƯƠNG 3
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ
3.1. Các cam kết của Việt Nam về mở cửa dịch vụ ngân hàng trong WTO
3.1.1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ
Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được Việt Nam cho phép trong từng ngành cụ thể mà những ngành như thế là không nhiều. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được tự do lựa chọn đối tác trừ trường hợp được quy định khác trong Biểu Cam kết của Việt Nam. Các nhà đầu tư không có nghĩa vụ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Chúng ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.
3.1.2. Cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Theo cam kết gia nhập WTO, về lĩnh vực tài chính ngân hàng, Việt Nam đồng ý cho phép thành lập các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi nước ta gia nhập WTO. Chúng ta vẫn giữ hạn chế về mức mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam, không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.
3.1.2.1. Về mô hình tổ chức và hoạt động
Mô hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng và các hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác được điều chỉnh bởi Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật Sửa đổi và Bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức Tín dụng và một số văn bản pháp quy khác. Các luật này quy định rõ các yêu cầu về cấp phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt
động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài; công ty tài chính liên doanh, hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; công ty cho thuê tài chính liên doanh, hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
3.1.2.2. Về thời gian hoạt động
Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/2/2006 quy định về thời hạn hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam như sau: