Thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thờ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 90)

là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở ngân hàng.

Một NHTM nước ngoài có thể đồng thời có một ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh. Và một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ không được coi là một tổ chức hay cá nhân nước ngoài do đó sẽ được đối xử như một NHTM của Việt Nam.

3.1.2.5. Về việc mở các điểm giao dịch của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Cam kết nêu rõ một chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch, các điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh. Việt Nam không có hạn chế về số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, các điểm giao dịch sẽ không bao gồm các máy rút tiền tự động (ATM) ở ngoài trụ sở chi nhánh. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt nam được hưởng đầy đủ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia về lắp đặt và vận hành các máy ATM.

3.2. Đánh giá triển vọng của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam

3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới

Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm đã từng làm nản lòng nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên với thành công của việc gia nhập WTO và những thành tựu trong phát triển kinh tế của nước ta vài năm gần đây đã giúp các nhà đầu tư thấy được Việt Nam là mảnh đất thuận lợi và có nhiều cơ hội cho phát triển kinh doanh. Các nhà đầu tư trong ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài số đó, họ đã thấy được rất nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển ngành này tại Việt Nam.

Trong những năm qua nền kinh tế xã hội nước ta tiếp tục tăng trưởng ổn định và trong tương lai sẽ hứa hẹn cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Việc cuộc sống được cải thiện giúp người dân có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận các công nghệ hiện đại phục vụ cho cuộc sống, trình độ nhận thức của đại đa số người dân được nâng cao nên nhận thức về thanh toán không dùng tiền mặt và những lợi ích của nó cũng được cải thiện.

Chúng ta hiện có 5 NHTM Nhà nước, 34 NHTM Cổ phần, 35 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 11 công ty cho thuê tài chính.Từ ngày 1/4/2007, theo cam kết gia nhập WTO, các NHTM nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các NHTM Việt Nam thực sự đứng trước thách thức lớn về cạnh tranh, được mất ngay tại thị trường Việt Nam. Đối với các NHTM trong nước, việc gia nhập WTO đặt ra những thách thức trước áp

lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng hơn, có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Theo cam kết WTO, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy rút tiền tự động ATM và được phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.

Tuy nhiên ở thị trường thẻ thanh toán các ngân hàng trong nước lại có một phần lợi thế hơn so với các ngân hàng nước ngoài là đã có tên tuổi trở thành quen thuộc với người dân trong nước, phát triển được hệ thống chi nhánh lớn. Thẻ thanh toán sẽ được sử dụng nhiều hơn trong tương lai và sẽ tiếp tục được chứng minh là một phương tiện thanh toán hiện đại, văn minh; là nhân tố quan trọng góp phần tăng nguồn thu dịch vụ, nâng cao thương hiệu và uy tín của các ngân hàng trên thị trường quốc tế. Các liên minh thẻ lần lượt ra đời và sẽ được kết nối với nhau thành một liên minh thống nhất cho phép tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh của sản phẩm thẻ Việt Nam trước các tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thẻ.

Với một dân số lớn trên 84 triệu người, được dự đoán sẽ tiến tới 100 triệu người trong thập kỷ tới(tại thời điểm đó có tới 40% dân số dưới 20 tuổi) Việt Nam có những chỉ số về tháp dân số rất thuận lợi cho ngành dịch vụ tài chính. Không chỉ có khả năng cung cấp cho ngành này nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản mà đây còn là một lượng khách hàng tiềm năng của tất cả các tổ chức tài chính ngân hàng.

3.2.2. Tiềm năng của thị trường thẻ thanh toán Việt Nam

3.2.2.1. Đối với thẻ ghi nợ nội địa

Số liệu trong nước ước tính dân số đô thị Việt Nam hiện là 27 triệu chiếm gần ¼ dân số và phần lớn trong số này hiện đang trong độ tuổi lao động. Với lực lượng người trong độ tuổi lao động đông đảo như vậy, hiện nay chúng ta chỉ cần khuyến khích khoảng 10% - 25% số người này sử dụng phương thức thanh toán qua thẻ thanh toán mà trực tiếp là thẻ ghi nợ nội địa thì các NHTM ở trong nước đã có thể phát hành được từ 3 triệu đến hơn 5 triệu thẻ. Trong thời gian tới, khi thu nhập của người dân được nâng lên khoản 500-800USSD/năm và tỷ lệ dân số trẻ (những người có độ tuổi dưới 30) chiếm khoản 60% dân số sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển những sản phẩm mang tính công nghệ cao, trong đó có thẻ ATM và đặc biệt là hệ thống các thẻ ghi nợ nội địa.

Với mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân tối thiểu từ 500.000 đến 1.000.000 VND/tháng tính trên gần 4 triệu thẻ ghi nợ như hiện nay thì các ngân hàng đã có tổng doanh số sử dụng và thanh toán thẻ nội địa tà 2000-4000 tỷ VND/tháng. Mạng lưới

ĐVCNT hiện chưa rộng và chưa đa dạng, chưa phục vụ được cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, tỷ lệ thanh toán không sử dụng tiền mặt còn thấp nhưng trong tương lai tình hình này chắc chắn sẽ được cải thiện, do đó doanh thu của các NHTM từ dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa sẽ là rất lớn so với con số hiện nay. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường thẻ nội địa là rất lớn và đầy tiềm năng không chỉ cho các NHTM trong nước mà còn cho cả các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay một số ngân hàng nước ngoài sâu khi đã thâm nhập được vào thị trường Ngân hàng Việt Nam thì đang bận rộn với chiến dịch liên doanh thẻ tín dụng với ngân hàng trong nước để tranh thủ được cơ sở hạ tầng, hệ thống chi nhánh và mối quan hệ của các ngân hàng trong nước để phát triển và quảng bá thương hiệu riêng của mình.

Tuy nhiên hiện nay các ngân hàng cần phải cân nhắc kỹ giữa khả năng phát triển phát hành thẻ hay mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ; và thực chất thì việc phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa ở Việt Nam vẫn chưa thực sự mở rộng cho các ngân hàng nước ngoài.

3.2.2.2. Đối với thẻ tín dụng quốc tế

Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế rất cao trên thế giới, chúng ta có những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế.

Việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế còn gắn liền với công tác phát triển du lịch trong nước, đây là điểm đang được Việt Nam chú trọng trong những năm gần đây bởi du lịch còn được coi là ngành công nghiệp không khói, không chỉ góp phần thúc đẩy việc cải thiện cơ sơ hạ tầng, môi trường, hệ thống các dịch vụ đi kèm mà còn góp phần nâng cao vị thế của đất nước. Phát triển một thị trường thẻ hiện đại sẽ góp phần kéo được thêm nhiều du khách đến Việt Nam hơn do hầu hết các nước đều áp dụng chính sách hạn chế công dân của mình mang tiền mặt ra nước ngoài và khách du lịch vào nước ta phần lớn là từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU… là những nước thẻ thanh toán phát triển và được sử dụng rất phổ biến. Thẻ thanh toán quốc tế còn thúc đẩy du lịch bằng cách thúc đẩy việc tiêu tiền của du khách cho các dịch vụ, sản phẩm trong nước.

Theo kết quả điều tra của Visa International và ACNielsen công bố hiện mới có khoảng 330.000 thẻ tín dụng quốc tế được sử dụng tại Việt Nam, một con số quá nhỏ so với tiềm năng bởi theo Visa tại Việt Nam có khoảng 10,5 triệu người có đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng và được cấp thẻ ghi nợ.Từ năm 2002 đến hết năm 2006, giá trị giao dịch qua thẻ đã tăng vọt lên đến 200 triệu USD. Đặc biệt số tiền mặt du khách nước ngoài chi tiêu tại Việt Nam bằng thẻ tín dụng tăng 323%, tới 407 triệu USD. Và người dân Việt Nam cũng đã bắt đầu làm quen với với khái niệm vay tiền

ngân hàng để tiêu dùng. Đây là những căn cứ chứng tỏ Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm tài chính cao cấp.

Theo nhận định của AC Nielsen Việt Nam mức tăng trưởng thu nhập ở Việt Nam ngày càng đi lên cao hơn. Dự báo đến năm 2009 sẽ có khoảng 1/4 dân số có thu nhập hàng tháng trên 7 triệu đồng. Và số người có thu nhập khá này mỗi năm gia tăng về số lượng (năm 2006 là 12%, năm 2007 là 18%).

Nắm bắt được những thực tế này, năm 2005, Visa đã mở văn phòng đại diện và tính đến nay đã phát hành khoảng 160.000 thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thông qua hợp tác với 17 ngân hàng, gồm cả các NHTM quốc doanh (Vietcombank, Incombank, Agribank, BIDV), các ngân hàng cổ phần (ACB, EAB, VP Bank, VIBank, Sacombank…) lẫn các ngân hàng nước ngoài (ANZ Bank, Bangkok Bank, Citibank. HSBC…).

3.2.3. Thái độ tích cực của các ngân hàng thương mại

Tiềm năng to lớn của thị trường dịch vụ thanh toán qua thẻ của Việt Nam không chỉ được đánh giá qua tình hình phát triển của kinh tế-xã hội mà còn có thể nhận thấy qua thái độ của các NHTM đối với việc phát triển thị trường. Thái độ tích cực này đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định phương hướng, mục tiêu lâu dài của ngân hàng. Trước thách thức cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và tên tuổi hơn, các NHTM Việt Nam đã xác định được mục tiêu, phương hướng hành động của mình trong thời gian tới để giữ vững được thị phần, mở rộng địa bàn hoạt động, nâng cao doanh thu bằng các hành động cụ thể:

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 90)