Giải pháp về những công cụ hỗ trợ thẩm định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 80 - 82)

i. Đánh giá, kết luận dự án

3.3.6. Giải pháp về những công cụ hỗ trợ thẩm định

Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện ở mọi lĩnh vực của khoa học công nghệ toàn thế giới, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng đang ngày càng trở thành một xu thế tất yếu, một yêu cầu khách quan đòi hỏi đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh. Lợi ích của ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư thể hiện rõ nhất qua tính ưu việt mà nó mang lại khi thu thập, xử lý thông tin - một công cụ quan trọng bậc nhất của thẩm định. Các thông tin nếu được xử lý qua phần mềm hiện đại, chuyên dụng sẽ cho kết quả nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với cách truyền thống, rút ngắn được thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng thẩm định cho ngân hàng.

Chi nhánh NHNo&PTNT cần phải có sự nghiên cứu, đầu tư số vốn hợp lý cho đổi mới công nghệ thông tin, trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định. Đối với các cán bộ thẩm định, cần phải trang bị máy tính đồng thời cũng phải đảm bảo họ có khả năng sử dụng, ứng dụng công nghệ. Chi nhánh nên thực hiện việc nối mạng, cập nhật với phần mềm tính toán. Tùy theo quy mô, tính chất công việc mà đầu tư phù hợp, tránh lãng phí.

Lập ra quỹ thẩm định.

Thẩm định là một quá trình liên tục, gắn liền với cả vòng đời dự án. Do vậy, chi nhánh nên lập ra quỹ thẩm định riêng, dự trù tất cả các khoản chi phí có thể dùng đến hay phát sinh, tạo điều kiện cho việc thẩm định dự án diễn ra theo đúng quy trình, thủ tục và có chất lượng cao nhất.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay, phát triển công cụ phòng chống rủi ro.

Ngân hàng nên có sự theo dõi sát sao hoạt động của dự án cũng như doanh nghiệp trong suốt vòng đời dự án thông qua các báo cáo tài chính, tiền tệ, tình hình công nợ, để có biện pháp giải ngân, thu nợ hợp lý, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Sau mỗi dự án nên tổ chức đánh giá, phân tích nguyên nhân thành công, thất bại trong công tác thẩm định, rút ra những bài học kinh nghiệm, tích luỹ kiến thức để công tác thẩm định ngày càng tốt hơn.

Một trong những biện pháp chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội, cũng như các ngân hàng khác sử dụng để đảm bảo tính an toàn cho khoản đầu tư của mình là yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo. Thẩm định tài sản đảm bảo là một nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án đầu tưa, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng nếu nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi không được khách hàng thực hiện. Do vậy, nâng cao chất lượng thẩm định tài sản bảo đảm cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội.

Trước tiên, chi nhánh nên quán triệt nguyên tắc giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hó giá trị khoản vay. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý với cán bộ thẩm định giá trị ấy không phải phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô tài trợ dự án mà chủ yếu phụ thuộc vào quy mô rủi ro dự kiến. Đối với mỗi dự án nên xác định một loại tài sản cũng như hình thức bảo đảm phù hợp.

Chi nhánh nên đào tạo riêng những cán bộ cso chuyên môn về TSBĐ để hỗ trợ cho cán bộ thẩm định đưa ra được những đánh giá chính xác về giá trị, khấu hao tài sản, khả năng phát mãi… từ đó có những kết luận đúng đắn. Đối với những dự án lớn, phức tạp và độ rủi ro cao, chi nhánh cần phát triển thêm công cụ phòng chống rủi ro như thực hiện các biện pháp bảo hiểm tín dụng, đồng thời phối hợp với các ngân hàng khác để phân tán rủi ro.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w