i. Đánh giá, kết luận dự án
2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Công tác thẩm định được tiến hành theo một quy trình gồm 5 bước sau:
Bước 1:
Khi có nhu cầu xin vay, khách hàng sẽ nộp vào Ngân hàngđơn xin vay, trình bày rõ lý do và các hồ sơ, tài liệu dùng thuyết minh cho việc vay vốn. Cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và yêu cầu khách hàng
liên hệ với Ngân hàng vào một ngày xác định để trả lời về việc xin vay. Các giấy tờ, tài liệu ngân hàng yêu cầu gồm có:
+ Đơn xin vay
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp + Bảng tổng kết tài sản
+ Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh + Báo cáo tình hình công nợ
+ Báo cáo nghĩa vụ nộp ngân sách + Các hợp đồng kinh tế liên quan +…
Bước 2:
Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xử lý, thẩm định thông tin. Đây là bước rất quan trọng, quyết định chính các khoản vay có được hoàn trả hay không. Việc khảo sát cơ sở của doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về quy trình, công nghệ, cách thức tổ chức, trình độ quản lý của doanh nghiệp để từ đó có những đánh giá chính xác.
Bước 3:
Khi nhận được tờ trình thẩm định từ cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng phải tiến hành xét duyệt, thẩm tra những nội dung được đề cập trong tờ trình, kết hợp cùng cán bộ tín dụng khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Nếu đồng ý với đề nghị của cán bộ tin dụng, trưởng phòng tín dụng sẽ cho biết ý kiến và trong vòng 5 ngày phải trình lên cho giám đốc xét duyệt.
Bước 4:
Giám đốc chi nhánh chỉ xét duyệt cho vay nếu có đủ chữ ký của cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng trong phạm vi 5 ngày và trong phạm vi phán quyết. Trong trường hợp món vay vượt thẩm quyền, giám đốc phải gửi hồ sơ và tờ trình lên tổng giám đốc để xin ý kiến.
Bước 5:
Tổng giám đốc sau khi nhận hồ sơ và tờ trình của giám đốc chi nhánh phải xem xét và quyết định trong thời gian hợp lý. Nếu chấp nhận, Tổng giám đốc sẽ tiến hành cấp tiền, kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.
2.2.2. Nội dung thẩm định.
Khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định cần xem xét những vấn đề cơ bản sau:
2.2.2.1. Hồ sơ của khách hàng:
Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, từng khách hàng vay vốn mà cán bộ thẩm định xem xét các tài liệu sau:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp (áp dụng đối với DNNN) - Điều lệ doanh nghiệp
- Quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc, kế toán trưởng.
- Đăng ký kinh doanh
- Giấy phép hành nghề (đối với những ngành nghề quy định phải có). - Các thủ tục về kế toán theo quy định của Ngân hàng.
- Biên bản họp Hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên về việc thống nhất vay vốn ngân hàng, biên bản góp vốn, danh sách thành viên ( Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh, Công ty TNHH)
- Dự án, phương án kinh doanh… - Giấy đề nghị vay vốn.
- Các giấy tờ có liên quan khác.
2.2.2.2. Nội dung thẩm định.
Năng lực pháp lý của khách hàng Tình hình tài chính của khách hàng. + Các hệ số tài chính cần quan tâm
+ Kết quả kinh doanh + Dòng tiền doanh nghiệp
Các vấn đề liên quan trực tiếp tới dự án + Cơ sở pháp lý của dự án.
+ Địa điểm tổ chức thực hiện, những vấn đề về đất đai. + Vấn đề thị trường: - Thị trường đầu vào
- Thị trường đầu ra
- Những thuận lợi, khó khăn + Tình hình tài chính của dự án:
- Nhu cầu vốn
- Nguồn vốn
- Hiệu quả tài chính - Khả năng trả nợ + Công nghệ máy móc thiết bị
+ Môi trường, quản lý, rủi ro mà dự án có thể gặp phải, các biện pháp bảo đảm tiền vay…
2.2.2.3. Nhận xét đánh giá của cán bộ thẩm định.
+ Nhận xét tổng quan thẩm định + Đề xuất ý kiến cho vay hay không - Không cho vay vì sao
- Cho vay: số tiền, thời hạn vay, lãi suất + Các biện pháp bảo đảm tiền vay + Các đề xuất khác nếu có.