Giải pháp về thông tin thẩm định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 73 - 76)

i. Đánh giá, kết luận dự án

3.3.3. Giải pháp về thông tin thẩm định

Bản chất của thẩm định là quá trình phân tích, so sánh và đánh giá giữa các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong dự án với các thông tin, tài liệu, số liệu cơ sở mà cán bộ thẩm định thu thập được. Thông tin càng chính xác, cụ thể thì càng thuận lợi cho quá trình triển khai công việc và kết luận thẩm định. Thông tin thẩm định giữ vai trò quyết định đến chất lượng thẩm định dự án

đầu tư. Vì vậy nâng cao chất lượng thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin thẩm định phục vụ cho công tác nghiệp vụ là yêu cầu khách quan, cần thiết, xuất phát từ chính đòi hỏi thực tế của hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội hiện nay. Để đảm bảo tính hữu dụng của thông tin thu thập được, cán bộ của chi nhánh cần tiến hành phân tích, lựa chọn những thông tin chính xác, chân thực, có độ tin cậy cao và nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Dự án đầu tư là tài liệu đề cập đến nhiều nội dung khác nhau, do vậy thông tin cũng phải có tính đa chiều, phong phú. Cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Thông tin thực tế từ dự án và doanh nghiệp vay vốn.

Trên cơ sở thông tin về doanh nghiệp và tài liệu đầy đủ về dự án được cung cấp, cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra thực tế tính chính xác, cập nhật của nguồn tin và bổ sung kịp thời những dữ liệu còn thiếu cho việc ra quyết định đầu tư. Kiểm tra về nguồn hàng, kênh cung ứng sản phẩm, tính khả thi và năng lực sản xuất thực sự của dự án khi đi vào hoạt động, uy tín, vị thế doanh nghiệp trên thị trường, mối quan hệ của doanh nghiệp với bạn hàng. Người thẩm định phải trực tiếp tham quan, khảo sát hiện trạng, đi xuống cơ sở sản xuất để có kết luận chính xác. Cán bộ thẩm định cũng nên phỏng vấn trực tiếp người lập dự án vay vốn hay chủ doanh nghiệp. Thông qua phỏng vấn người thẩm định có thể có những đánh giá trực quan hơn về tính chân thực của dự án dựa trên sự quan sát, khéo léo và kinh nghiệm của mình. Muốn có kết quả cao nhất, cán bộ thẩm định nên thực hiện một số công việc sau:

- Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung phỏng vấn cùng các câu hỏi nhằm đạt mục đích đã đề ra.

- Tạo không khí buổi nói chuyện tự nhiên, thoải mái, có tính chất gợi mở để khai thác thêm nhiều thông tin bổ sung hơn.

- Có sự quan sát, so sánh và đánh giá mức độ thành thật cũng như sự am hiểu thực tế của chủ doanh nghiệp về dự án đầu tư, phát hiện kịp thời những biểu hiện gian lận, không thống nhất

- Thu thập thêm thông tin từ người sản xuất trực tiếp để có đánh giá cụ thể hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện công việc này đòi hỏi người cán bộ phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, vận dụng những kinh nghiệm đã trau dồi được để đưa ra kết luận khách qua chính xác nhất.

Thông tin từ các văn bản pháp lý, quy định, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành.

Đây chính là cơ sở pháp lý đảm bảo việc tài trợ dự án an toàn, hiệu quả. Cán bộ thẩm định cần thường xuyên tìm hiểu, cập nhật nắm vững nội dung, điều chỉnh của các quy định, quy tắc liên quan đến dự án và tài trợ dự án để có sự vận dụng, thực hiện đúng, tôn trọng pháp luật.

Thông tin từ bên ngoài.

Chi nhánh nên tăng cường sự hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin với các ngân hàng thương mại khác trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí. Chi nhánh nên thực hiện kết hối với các hệ thống thông tin khác của Ngân hàng Nhà nước, Bộ thương mại, Bộ công nghiệp…, trung tâm thông tin rủi ro của Ngân hàng nhà nước, các cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan thuế, chính quyền địa phương…

Cán bộ thẩm định có thể kiểm tra sự xác thực của số liệu doanh nghiệp cung cấp trong Báo cáo tài chính thông qua các công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, ngân hàng cần đẩy mạnh việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, rộng rãi với các chuyên gia về thị trường, kỹ thuật, kinh tế… để có được những ý kiến quý giá và hữu ích của các chuyên gia về từng lĩnh vực dự án. Đối với những thông tin thu thập được từ các phương tiện thông tin đại chúng: sách báo, tạp chí, truyền hình…cán bộ thẩm định cần có sự chọn lựa, sàng lọc, làm phong phú thêm cho hệ thống thông tin thẩm định.

Hiện nay, công nghệ tin học đang trên đà phát triển mạnh mẽ, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa để khai thác hiệu quả kênh thông tin quan trọng và hữu ích này, coi nó là công cụ mạnh trong công tác thẩm định. Nguồn thông tin từ Internet rất đa dạng, phong phú, từ tổng quát đến chuyên sâu, từ kinh tế, kỹ thuật… đến dự đoán, dự báo về thị trường. Cán bộ thẩm định cũng có thể điều tra thêm thông tin từ Webside riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là một khó khăn rất lớn của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội do

sự hạn chế rất lớn về trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ thẩm định cũng như sự lạc hậu thiếu thốn của những trang thiết bị hiện đại. Điều này đòi hỏi chi nhánh phải nhanh chóng có những biện pháp khắc phục, như đào tạo kiến thức cho cán bộ và ứng dụng công nghệ tin học vào ngân hàng (sẽ đề cập ở phần sau).

Sau khi thu thập đủ thông tin, số liệu để thẩm định dự án cụ thể, cần có sự sắp xếp, phân loại và lưu trữ các thông tin đó theo những tiêu chí nhất định nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác sử dụng khi cần thiết. Giữa các phòng ban trong ngân hàng phải có thông tin đa chiều. Đối với những thông tin cần qua khâu xử lý mới sử dụng được (như các số liệu thống kê về thị trường, biến động về sức mua, giá cả, thông tin dự báo…) cần xử lý ngay để kịp tiến độ đưa vào thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w