Giới thiệu về doanh nghiệp vay vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 44)

i. Đánh giá, kết luận dự án

2.3.1. Giới thiệu về doanh nghiệp vay vốn

2.3.1.1. Hồ sơ pháp lý Doanh nghiệp.

- Quyết định số: 616/QĐ-BXD ngày 16/11/2000 về việc tiếp nhận Công ty xây dựng tỉnh Gia Lai làm doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty xây dựng Miền Trung.

- Quyết định số 126/TCT - HĐQT ngày 14/11/2000 của Hội đồng qun trị Tổng Công ty xây dựng Miền Trung về việc bổ nhiệm Giám đốc Công ty xây dựng 2.

- Quyết định số: 21/TCT-TCLĐ ngày 27/02/2003 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Miền Trung về việc bổ nhiệm kế toán trưởng Công ty xây dựng số 2.

- Quyết định số 2605/TCT-HĐQT ngày 18/12/2000 của Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Miền trung về việc phê duyệt và ban hành điều lệ hoạt động của Công ty xây dựng số 2.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 110383 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai cấp ngày 24/11/2000.

2.3.1.2. Giới thiệu về doanh nghiệp vay vốn.

* Tóm tắt nhiệm vụ SXKD của Công ty xây dựng số 2:

Công ty xây dựng số 2 được thành lập theo quyết định số: 1616/QĐ- BXD ngày 16/11/2000 của Bộ Xây dựng, doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, là đn vị thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng miền Trung. Trụ sở giao dịch: 16 Lê Lợi, Thành phô Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhiệm vụ SXKD chính: Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, thủy điện, bưu điện, đường dây và các trạm

biến thế điện, đầu tư và xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, sn xuất kinh doanh vật tư, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng, dịch vụ cho thuê và sửa chữa thiết bị thi công, khai thác chế biến khoáng sn phục vụ xây dựng, kinh doanh phát triển nhà, khai hoang phục hóa đồng ruộng, thi công cầu đường, trang trí nội thất, đầu tư xây dựng, qun lý vận hành và kinh doanh các nguồn điện năng.

* Cơ cấu quản lý điều hành :

Công ty xây dựng số 1 là đơn vị thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Miền Trung. Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty là Giám đốc; hiện nay Giám đốc Công ty là ông: Nguyễn Đình Lễ, giữ chức vụ Giám đốc từ ngày 15/11/2000 (theo quyết định bổ nhiệm cán bộ số 126/TCT-HĐQT ngày 14/11/2000 của Chủ tịch Hội đồng qun trị Tổng Công ty XDMT.

2.3.2.3. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản.

Stt Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002

1 Vốn chủ sở hữu 2.524 2.318

2 Tài sản lưu động và ĐTNH 26.256 41.165

3 Vốn bằng tiền 1.638 921

4 Nợ dài hạn 1.551 2.209

5 Trong đó: Vay dài hạn 1.151 2.209

6 Nợ ngắn hạn 26.396 40.579

7 Nguyên giá TSCĐ 6.498 7.991

8 Hao mòn TSCĐ 7.493 4.141

9 Các khoản phải trả 27.562 42790

10 Các khoản phải thu 7.848 15.339

11 Tổng tài sản 30.086 45.108

12 Tổng doanh thu 14.678 22.589

13 Doanh thu thuần 14.676 25.708

14 Lợi nhuận trước thuế -550 15

2.3.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính.

- Tỷ suất tài trợ năm 2002 của Công ty là 5,1%. Yêu cầu hợp lý của chỉ tiêu này ít nhất là 8%. Doanh nghiệp có tỷ suất tài trợ yếu.

- Tỷ suất thanh toán hiện hành của Doanh nghiệp: 0,912, yêu cầu tối thiểu chỉ tiêu này là 1, Doanh nghiệp chưa đảm bảo yêu cầu thanh toán chung, vì hầu hết tài sản lưu động nằm trong các khoản phí thu và chi phí sản xuất dở dang, nên khả năng thanh khoản chậm.

- Khả năng thanh toán nhanh: 0,023, yêu cầu chỉ tiêu này phi lớn hơn hoặc bằng 0,5. Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Hệ số thanh toán vốn lưu động: 0,022, yêu cầu tối thiểu chỉ tiêu này là 0,1 đơn vị thiếu tiền thanh toán các nhu cầu về vốn lưu động.

- Khả năng sinh lời của Doanh nghiệp: Năm 2002: 15 triệu đồng, hiện nay số lũy kế lỗ là: 512 triệu đồng. Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, tuy nhiên từ khi xác nhập vào Tổng công ty xây dựng Miền Trung Công ty xây dựng số 2 đã hoạt động tương đối ổn định.

- Hệ số mức độ sử dụng vốn: 0,501 hệ số này cho biết để có 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng tài sản, theo lý thuyết hệ số này càng nhỏ càng tốt, với mức độ của Công ty là tưng đối cao, thể hiện đặc điểm SXKD của đn vị phi đầu tư lớn về tài sn.

- Hệ số tăng trưởng Doanh thu: 1,539 thể hiện hoạt động SXKD của Công ty có chiều hướng tăng trưởng tốt, mức độ tăng trưởng doanh thu cao hơn mức độ tăng trưởng nguồn vốn (mức tăng trưởng nguồn vốn 1,499).

- Tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu: 4,169 là tương đối cao, yêu cầu lý tưởng của chỉ tiêu này là 1.

* Nhận xét về điều kiện pháp lý và tình hình tài chính của Doanh nghiệp:

- Các hồ sơ pháp lý của Doanh nghiệp theo quy định hiện hành, hợp lệ, hợp pháp.

- Về tài chính của Doanh nghiệp: Nhìn chung tình hình tài chính của Doanh nghiệp thuộc loại trung bình, do vậy để cải thiện tình hình tài chính đơn vị cần phi tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên ít nhất là 8% so tổng nguồn

vốn, giảm thấp các khoản nợ phi thu và hàng hóa tồn kho để tăng cường khả năng thanh tóan.

- Mặt khác cũng cần lưu ý các khoản chi phí chờ kết chuyển của Doanh nghiệp có chiều hướng tăng là biểu hiện không tốt (năm 2002 tăng so năm trước: 1.721 triệu đồng), khoản mục này tăng sẽ không phản ánh đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.2.5. Tình hình vay vốn.

Dư nợ vay đến ngày 31/12/2003 của Công ty xây dựng 2 là: 9.663 triệu đồng. Trong đó :

- Dư nợ dài hạn: 2.209 triệu đồng (vay NHĐT Gia Lai). - Dư nợ ngắn hạn: 7.454 triệu đồng (vay NHĐT Gia Lai).

2.3.3. Về dự án đầu tư

2.3.3.1. Hồ sơ pháp lý của dự án.

- Công văn số 596/UB-TH ngày 27/5/2003 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thảo thuận báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Đăkrơsa.

- Công văn số 310-ĐL3/KT - 4 ngày 14/3/2003 của Điện lực Kon Tum về việc thoả thuận phương án đấu nối nhà máy thủy điện Đăkrosa.

- Công văn số 458/TCT-DA ngày 02/3/2002 của Tổng Công ty xây dựng Miền Trung đồng ý cho Công ty xây dựng số 2 đầu tư dự án thủy điện Đăkrosa.

- Công văn số 276/UB-TH ngày 13/3/2002 của UBND tỉnh Kon Tum về việc đồng ý cho Công ty xây dựng số 2 được xây dựng nhà máy thủy điện Đăkrosa.

- Công văn 1865/CV-EVN-KH ngày 02/5/2002 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam về việc đồng ý mua điện từ nhà máy thủy điện Đăkrosa.

- Công văn số 2001/BXD-KHTK ngày 11/12/2002 của Bộ Xây dựng về việc đồng ý chủ trương để Tổng Công ty xây dựng Miền Trung xây dựng nhà máy thủy điện Đăkrosa.

- Công văn số 1110/CV-KHĐT ngày 25/3/2003 của Bộ công nghiệp chấp thuận cho Tổng Công ty xây dựng miền trung đầu tư xây dựng dự án thủy điện Đăkrosa.

- Quyết định số 277/TCT-DA ngày 23/6/2003 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty xây dựng Miền Trung về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Đăkrosa.

- Quyết định số 3363/TCT-DA ngày 23/7/2003 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty xây dựng Miền Trung về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quyết định phê duyệt BCNCKT dự án nhà máy thủy điện Đăkrosa.

- Công văn số 3506/CV-NLDK ngày 12/8/2003 của Bộ Công nghiệp về việc thoả thuận phê duyệt BCNCKT dự án thủy điện Đăkrosa.

- Biên bản thoả thuận về việc mua bán điện từ thủy điện Đăkrosa giữa Tổng Công ty xây dựng Miền Trung và Tổng Công ty điện lực Việt Nam ngày 06/10/2003.

- Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước.

- Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Các tài liệu pháp lý dự án còn thiếu :

+ Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum về việc cấp đất hoặc giao đất xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Đăkrosa.

+ Văn bản thảo thuận về việc đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng công trình.

+ Văn bản xác nhận của Tổng cục Địa chất về việc xác nhận lòng hồ không có khoáng sản quý hiếm và khoáng sản có trữ lượng công nghiệp.

+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật.

2.3.3.3. Mô tả dự án.

- Công suất lắp máy : 07 MW. - Công suất đảm bảo : 1,995 MW

- Sản lượng điện trung bình hằng năm : 33.000.000kw/h. - Số giờ sử dụng công suất đạt: 4.714 giờ/năm.

- Tổng mức vốn đầu tư : 143.862 triệu đồng. - Nguồn vốn đầu tư :

+ Vốn vay tín dụng Ngân hàng thương mại 70% : 100.703 triệu đồng. + Vốn tự có 30% : 43.159 triệu đồng.

- Giá điện của Nhà máy được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thoả thuận mua với giá tại thanh cái là 3,76 UScents/KWh (tương đương 587,75 VND/KWh, tỷ giá ngày 26/11/2003), với giá điện này là tương đối hợp lý có thể giúp cho chủ đầu tư tăng khả năng tích lũy để trả nợ mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Với đặc thù là dự án thủy điện chi phí đầu vào thấp nên rất có hiệu quả. - Tình hình triển khai dự án :

Dự án được Hội đồng qun trị Tổng Công ty xây dựng Miền Trung phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại quyết định 277/TCT-DA ngày 23 tháng 6 năm 2003. Hiện tại dự án đang triển khai các công việc chuẩn bị xây dựng như: làm đường, lập thiết kế chi tiết, lập hồ sơ mời thầu, thành lập Ban quản lý công trình...

2.3.3.4. Hiệu quả kinh tế của dự án.

* Các thông số tính toán

- Thời gian xây dựng : 24 tháng (từ 10/2003 - tháng 10/2005) - Vòng đời dự án : 30 năm

- Thời gian khấu hao : 15 năm

- Lãi suất vay bình quân : 10,2%/năm, mức vốn vay NH: 100.703 triệu đồng.

- Vốn tự có: 36.907 triệu đồng, Lãi suất tạm tính : 10,2%/năm.

- Tổng vốn đầu tư: 143.862 triệu đồng. ( Trong đó có lãi vay Ngân hàng ) - Tỷ suất chiết khấu : 10,20 % năm.

- Thông tin về quản lý vận hành dự án:

+ Chi phí vận hành bảo dưỡng :1,5% doanh thu. + Chi phí bảo hiểm : 0,1% Vốn đầu tư + Thuế tài nguyên : 2% doanh thu.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp : Miễn 4 năm đầu, giảm 50% cho 7 năm tiếp theo, thuế suất áp dụng 15% (theo điểm 5 điều 20 và điểm 6 điều 21 Nghị định 51/1999/NĐ - CP và Nghị định 35/2002/NĐ-CP).

* Thông số về dự án :

+ Công suất lắp đặt : 7MW

+ Số giờ sử dụng công suất lắp máy : 4.174 giờ/năm. + Điện lượng bình quân : 33 triệu KWh/năm. + Giá bán điện bình quân : 587,75 đ/KWh.

+ Chế độ khấu hao : Theo phương pháp khấu hao đều. + Thu nợ vay gốc : trả theo niên kim cố định.

+ Thời gian thu hồi nợ vay : bắt đầu thu nợ gốc từ tháng 01 năm 2006.

* Chỉ tiêu thử độ nhạy:

+ Mức độ tăng vốn đầu tư : 5% + Doanh thu giảm : 10%

* Các chỉ tiêu hiệu quả của dự án :

- Theo phương án cố định (phương án tĩnh) + Thời gian thu hồi nợ vay : 10 năm

+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư : 16 năm 8 tháng

+ NPV : 21,746 triệu đồng.

+ IRR : 13,41 %.

Dự án có hiệu quả về mặt tài chính, có tính khả thi

- Theo phương án rủi ro:

+ Theo phương án giảm doanh thu 10%

NPV = 6,310 triệu đồng; IRR = 11,09 %; Thời gian hoàn vốn đầu tư: 24 năm 03 tháng.

Dự án vẫn có hiệu quả về mặt tài chính

+ Theo phương án tăng 5% vốn đầu tư

NPV = 14,490 triệu đồng; IRR = 12,14 %; Thời gian thu hồi vốn đầu tư: 23 năm 03 tháng.

Dự án vẫn có hiệu quả về mặt tài chính

Tóm lại: Dự án có tính khả thi và có hiệu quả về mặt tài chính, kể cả trường hợp có rủi ro.

2.3.3.5. Tình hình hoạt động kinh doanh và hệ số thanh toán của TCtxdmt theo số liệu Báo cáo tài chính năm 2001–2002–6th năm TCtxdmt theo số liệu Báo cáo tài chính năm 2001–2002–6th năm 2003

Chỉ tiêu Đvt 2001 2002 6th 2003

Kết quả hoạt động SXKD

Tổng doanh thu Trđ 792.616 1.276.858 748.170

Doanh thu thuần - 791.547 1.269.365 731.852

Giá vốn hàng bán - 690.692 1.093.693 640.222

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - 8.779 8.012.415 2.814

Lợi nhuận thuần từ HĐTC - -4.487 11.303 9.890

Lợi nhuận bất thường - 126 7.118 3.142

Tổng lợi nhuận trước thuế - 4.419 8.333 3.983

Lợi nhuận sau thuế - 4.087 7.808 3.884

Tỷ suất tự tài trợ % 3.150 4.253 5.802

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn % 0,90 0,97 1.02

Hệ số thanh toán nhanh - 0,63 0,68 0,68

Các chỉ tiêu về lợi nhuận

Hệ số lợi nhuận gộp % 12,74 13,85 12,52

Hệ số lãi ròng - 0,38 0,45 0,37

Hệ số nợ - 30,7 25,0 18,7

Hệ số doanh lợi tài sản có - 0,21 0,24 0,2

Hệ số doanh lợi VCSH - 6,77 5,61 3,42

Sức sinh lợi của TSCĐ - 0,87 0,85 0,71

Hiệu quả và năng suất

Vòng quay của TS có Vòng 0,562 0,529 0,536

Vòng quay của vốn lưu động - 1,092 0,982 0,962

Nhận xét :

– Tổng công ty xây dựng miền trung là Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Trực thuộc Bộ xây dựng, có trụ sở chính đóng tại thành phố Đà nẵng, có đủ tư cách pháp nhân.

– Tình hình hoạt động sn xuất kinh doanh, với qui mô và chiến lược phát triển rất tốt trong mấy năm gần đây, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận năm 2001 đạt 4.087 triệu đồng, năm 2002 đạt 7.808 triệu đồng, 6th đầu năm 2003 đạt 3.884 triệu đồng.

– Tình hình tài chính của Tổng công ty bình thường, hệ số khả năng thanh toán luôn luôn đảm bảo, khả năng tự tài trợ hơi thấp ( năm 2001 = 3.150%, năm 2002 = 4.253%, năm 2003 = 5.802%) do nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, so với qui mô hoạt động và chiến lược phát triển của Tổng Công Ty (VCSH/Tổng nguồn vốn = 5,80% ) trong khi đó qui mô hoạt động sẽ tiếp tục gia tăng khi các dự án mới được triển khai.

– Trong những năm qua Tổng công ty có quan hệ với rất nhiều Ngân hàng thưng mại luôn có uy tín trong quan hệ vay trả, hiện nay Tổng công ty đang triển khai đầu tư một số dự án lớn như Nhà máy sản xuất xi măng sông Gianh Tỉnh Qung Bình tổng mức đầu tư hơn 200 triệu USD ( NHNo&PTNT Việt nam tham gia đầu tư vào dự án này 10 triệu USD ) số còn lại đang được các Ngân hàng thương mại khác tài trợ vốn.

2.3.3.6. Bảo đảm tiền vay :

Từ những nội dung phân tích trên thấy rằng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w