Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 82 - 84)

i. Đánh giá, kết luận dự án

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

Mục tiêu cơ bản của sự quản lý Nhà nước với NHTM là đảm bảo hoạt động các ngân hàng đó đúng pháp luật và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường đến hoạt động Ngân hàng. Đây đồng thời cũng là quá trình Nhà nước thực hiện ba chức năng chính của mình: chức năng hiệu quả, chức năng công bằng và chức năng ổn định. Sự điều tiết có hiệu quả của Nhà nước sẽ tạo ra môi trường vĩ mô lành mạnh cho hoạt động dịch vụ ngành ngân hàng nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng. Trên cơ sở đó, xin phép được đề xuất một số kiến nghị sau nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội:

- Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, rà soát lại các thể chế, cơ chế luật lệ của Nhà nước và các quy chế cụ thể của từng NHTM để chỉnh sửa, bổ sung…đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của cơ chế, chính sách… đặc biệt là luật liên quan đến đầu tư. Khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các nội dung điều chỉnh có liên quan, tạo môi trường pháp lý ổn định và thông thoáng, tăng tính tự chịu trách nhiệm, tính thời cơ của NHTM>

- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thị trường vốn tại Việt Nam để mở rộng kênh cung ứng vốn dài hạn phục vụ cho nhu cầu đầu tư, phất triển của doanh nghiệp, nhằm hạn chế việc cung ứng vốn dài han qua kênh tín dụng của các ngân hàng, tránh rủi ro về sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn.

- Cần chú ý hơn nữa tới việc nâng cao năng lực của ngân hàng, trong đó: Quan tâm xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước để lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng, tiếp tục xét cấp đủ vốn cho NHNo&PTNT cũng như các NHTM Nhà nước khác theo Đề án tái cơ cấu đã được duyệt, tiếp tục triển khai Dự án hiện đại hóa Ngân hàng ở giai đoạn II do WB tài trợ, cần có chế độ lương phù hợp hơn để thu hút và giữ được những chuyên gia giỏi của ngân hàng.

- Đổi mới doanh nghiệp, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động của ngân hàng, tạo môi trường hoạt động thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, quyết tâm đổi mới quản lý doanh nghiệp nói chung và cải cách hành chính triệt để, thúc đẩy sự ra đời doanh nghiệp tư nhân đúng luật và hoạt động đúng luật, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng có hiệu quả. Đối với khối DNNN, kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giảm bớt ưu đãi và thúc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa nhằm nâng cao tính tự chịu trách nhiệm và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp này thích ứng với điều kiện cạnh tranh của thị trường. Nhà nước ban hành đồng thời cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh… để có đủ điều kiện tiếp cận chính sách cho vay của ngân hàng.

- Bên cạnh việc đổi mới doanh nghiệp, Nhà nước cũng nên ban hành đồng thời các tiêu chí chuẩn để xếp loại doanh nghiệp, một mặt giúp sàng lọc doanh nghiệp khách quan rõ ràng hơn, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Mặt khác, giúp NHTM tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, điều tra tình hình kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Việc thẩm định dự án của doanh nghiệp do vậy cũng sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn.

- Có quy định để đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong công bố các số liệu tài chính, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm tạo cơ sở tin cậy cho các ngân hàng cho vay, đầu tư được an toàn hơn. Thực hiện chế độ kiểm toán, kế toán bắt buộc đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra thông tin của ngân hàng.

- Để khắc phục tình trạng dự án đầu tư đang hoạt động thì phải ngừng lại hoặc mất tính hiệu quả vốn có do những thay đổi cơ chế, chính sách của Chính phủ về quy hoạch ngành nghề, lãnh thổ…dẫn đến rủi ro thanh toán cho ngân hàng, Chính phủ cần có định hướng phát triển lâu dài. Cần đầu tư có trọng điểm theo từng vùng hay ngành kinh tế cụ thể và có sự thống nhất, công bố rộng rãi trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch hợp lý, tránh đầu tư kiểu phong trào, tràn lan, lãng phí.

- Nâng cao năng lực trình độ của những người làm công tác thẩm định dự án đầu tư tại các cơ quan Nhà nước, đảm bảo dự án đã được phê duyệt là khả thi, hỗ trợ công tác thẩm định tại ngân hàng chắc chắn hơn.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quốc gia, thiết lập mạng lưới tư vấn, đánh giá dự án trong và ngoài nước. Cho phép thành lập công ty thẩm định giá, hỗ trợ thẩm định tài sản bảo đảm cho ngân hàng. Đồng thời việc cấp giấy phép chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp tài sản bảo đảm cũng cần phải nhanh chóng hơn, giảm phiền hà cho chủ đầu tư và cả ngân hàng.

- Nhà nước nên xem xét, nghiên cứu đến việc xây dựng trung tâm tính toán và dự báo kinh tế quốc gia. Điều này xuất phát từ nhu cầu sử dụng dữ liệu thông tin thường xuyên, cập nhật và đa dạng, liên qua đến giá cả, công nghệ và tiêu chí đầu tư. Chi phí có thể cao nhưng lợi ích mà nó mang lại cho xã hội, đặc biệt là hoạt động Ngân hàng là rất lớn,cần sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w