Hiện tượng ngơn ngữ lai tạp (Lingua Franca)

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của tiếng anh vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam (Trang 31 - 38)

Như đã trình bày ở trên, khi hai ngơn ngữ tiếp xúc với nhau thì ngồi việc phát sinh hiện tượng giao thoavay mượn, cịn xuất hiện một hiện tượng nữa là lai tạp ngơn ngữ với tên gọi quốc tế là Lingua Franca. UNESCO (1953) đã định nghĩa Lingua Franca là “một thứ ngơn ngữ được dùng theo thĩi quen của những người cĩ tiếng mẹ đẻ khác nhau, nhằm làm dễ dàng trong giao tiếp giữa họ” [30, tr. 88]

W. J. Samarin, trong tác phẩm “Lingua Francas of the World” (1968) đã thống kê cĩ 4 loại Lingua Franca:

(1)Ngơn ngữ thương mại Ví dụ:

• Tiếng Hausa ở Tây Phi

• Tiếng Swahili ở Đơng Phi (2)Ngơn ngữ tiếp xúc

Ví dụ:

• Tiếng Koinê Hy Lạp ở thời thế giới cổ đại

• Tiếng Sabir ở vùng Địa Trung Hải (3)Ngơn ngữ quốc tế

Ví dụ:

• Tiếng Anh (hiện đang được dùng phổ biến trên thế giới) (4)Ngơn ngữ phụ trợ

Ví dụ:

• Tiếng Esperanto và tiếng Anh cơ sở

Trong hiện tượng lai tạp ngơn ngữ thì hình thức chủ yếu nhất chính là

pidgin mà tiếng Việt dịch là “tiếng bồi”, “tiếng lai”.

1.1.5.1. Pidgin

1.1.5.1.1. Khái niệm

Khảo sát về sự ra đời của pidgin, cĩ thể thấy rằng sự ra đời nguyên thủy của pidgin gắn liền với lịch sử buơn bán nơ lệ và các cuộc chinh phạt thuộc địa của thực dân da trắng (như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,…) tới các miền của các Châu lục Á, Phi, Mỹ. Sự bất đồng ngơn ngữ trong giao tiếp giữa những người chủ gia trắng với những người nơ lệ da đen, giữa những người đi xâm lược, với những người dân thuộc địa, những người đi truyền giáo với

những người được truyền giáo hay giữa những thương gia từ các nơi đến tiếp xúc với cư dân của những vùng đất này vào thời kì đĩ chính là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành một ngơn ngữ trung gian để đáp ứng nhu cầu giao tiếp chung, một ngơn ngữ cĩ thể được dùng “với tất cả khả năng cĩ thể cĩ được” để biểu đạt, chỉ cốt mong sao cho hai bên “hiểu được là được”. Cĩ lẽ xuất phát từ gĩc độ chức năng trong bối cảnh giao tiếp đĩ, pidgin được gọi là “ngơn ngữ quan hệ” hay “ngơn ngữ thương mại”. Theo quan niệm truyền thống nĩi chung, pidgin dựa trên nền tảng từ vựng của một số ngơn ngữ “da trắng” như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… và được sinh ra từ nhu cầu tiếp xúc ngơn ngữ giữa các nhĩm người khơng cùng ngơn ngữ. Song, đến với từng định nghĩa thì khái niệm pidgin khơng hẳn đơn giản như vậy. Trong quá trình khảo sát một số định nghĩa tiêu biểu về pidgin, chúng tơi nhận thấy cĩ hai xu hướng sau đây:

(1)Xu hướng thứ nhất: thường nhấn mạnh yếu tố xuất xứ và luơn giới hạn các ngơn ngữ hình thành, coi pidgin là một loại ngơn ngữ hỗn hợp giữa tiếng Anh (khơng nhắc tới hoặc lướt qua sự tham gia của các ngơn ngữ da trắng khác như Pháp, Bồ Đà Nha, Tây Ban Nha … trong quá trình hình thành pidgin) với một số ngơn ngữ vùng Viễn Đơng, mà chủ yếu là tiếng Trung Quốc.

Chẳng hạn như:

Người ta thường đưa cái tên pidgin cho các ngơn ngữ cĩ nguồn gốc từ tiếng Anh, như pidgin - English ở Ca-mơ-run hay vùng bờ biển Thái Bình Dương”

[83], [36, tr.1-6] Hay “Người ta gọi là pidgin một ngơn ngữ thứ hai sinh ra từ sự tiếp xúc giữa tiếng Anh với các ngơn ngữ khác vùng Viễn Đơng (đặc biệt là tiếng Trung Quốc) nhằm cho phép các cộng đồng nĩi ngơn ngữ khác nhau hiểu được như nhau … Đặt biệt hơn nữa pidgin-English hay pidgin là một ngơn ngữ tổng hợp dựa trên cơ sở ngữ pháp tiếng Trung và ngữ vựng tiếng Anh

[84], [36, tr.1-6] Hoặc theo Petit Larousse (1987 )thì “ngơn ngữ sinh ra từ tiếp xúc của tiếng Anh với các ngơn ngữ vùng Viễn Đơng, và dùng cho các mối quan hệ buơn bán”

Tương tự là: “Một trong số vài ngơn ngữ sinh ra từ tiếp xúc giữa những người buơn bán châu Aâu với những người dân địa phương ở Tây Phi và Đơng Nam Á bao gồm những yếu tố của các ngơn ngữ địa phương và các tiếng Anh, Pháp hay Hà Lan được sử dụng để giao tiếp với nhau.”

(2)Xu hướng thứ hai: khơng bị giới hạn bởi yếu tố lịch sử, do đĩ, định nghĩa cĩ tính chất bao quát hơn và sát với ý nghĩa của pidgin hơn.

Ví dụ:

Từ điển “Larousse Cobuild English learn’s Dictionary” (1989) định nghĩa pidgin như sau:

Pidgin là ngơn ngữ hỗn hợp của hai ngơn ngữ khác nhau. Nĩ thường khơng phải là ngơn ngữ bẩm sinh của ai đĩ, nhưng được sử dụng khi cĩ những người dân từ hai nước khác nhau đến để buơn bán, làm ăn với nhau”.

[69], [36, tr.1-6] Trong “Dictionaire encyclopédique” (2000) cĩ định nghĩa: “cách nĩi thơ sơ sinh ra từ sự đơn giản hĩa các ngơn ngữ trong tiếp xúc, và chỉ dùng cho những nhu cầu hạn chế, nhất là trong lĩnh vực buơn bán”.

Việc quan niệm pidgin là “một ngơn ngữ” (langue) hay “một cách nĩi” (parler) qua những định nghĩa trong từ điển hay những nhận định của các nhà nghiên cứu cũng là vấn đề đáng quan tâm. Gabiel Manessy, người được xem là chuyên gia về pidginhọc cho rằng:

Pidgin là một cách nĩi dùng hạn chế, được sử dụng như một ngơn ngữ thứ hai đối với những người sử dụng nĩ, cấu trúc sơ giản nhưng ổn định để giải thích được những đánh giá về tính mất ngữ pháp (agrammaticalité)”.

[82], [36, tr.1-6] Cũng theo Manessy, pidgin cĩ hai đặc trưng”

(1) Sự lai tạp hĩa (piginnation) (2) Tính lai ghép (hybridité)

Xuất phát từ hai đặt trưng này, tác giả cuốn sách “Créoles pidgins, variétes véhiculaires” giới thiệu 3 loại định nghĩa mà theo chúng tơi cĩ thể chấp nhận cho cái gọi là Pidgin:

Định nghĩa của Fishman(1971) và Halliday(1973):

“Người ta gọi là pidgin tất cả các ngơn ngữ hỗn hợp (mixte) khơng phải là tiếng nĩi riêng của một nhĩm người nào.

Định nghĩa của Samarin (1968):

“Tất cả các ngơn ngữ thể hiện đặc tính sau này, cĩ lai ghép hay khơng, nhưng dứt khốt phải được lai tạp hĩa (hybridé) (pidgnieé)”

Định nghĩa của S.M. Ervin (1971):

“Tất cả các ngơn ngữ đồng thời vừa được lai ghép, vừa được lai tạp hĩa”

[36, tr.1-6]

1.1.5.1.2. Đặc điểm

Như chúng tơi đã trình bày, pidgin là một hiện tượng ngơn ngữ lai tạp, nảy sinh trong quá trình tiếp xúc giữa các nhĩm người khơng cùng ngơn ngữ. Các ngơn ngữ cĩ tính nền tảng để hình thành nên pidgin chủ yếu là ngơn ngữ của thực dân da trắng thời bấy giờ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha … Pidgin cĩ các đặc điểm chủ yếu sau đây:

™ Cĩ số lượng từ vựng ít ỏi, đơn giản.

Vốn từ vựng này được xây dựng chủ yếu trên cơ sở hệ thống từ vựng của tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, và thêm vào đĩ là một số từ ngữ của ngơn ngữ bản địa.

Ví dụ: Trong vốn từ của Cameroon Pidgin English thì 80% là từ ngữ tiếng Anh; 14% là từ ngữ thổ ngữ; 5% từ ngữ tiếng Pháp và 0,07% là từ ngữ của ngơn ngữ khác.

Trong vốn từ vựng của pidgin, cĩ rất nhiều các tổ hợp từ (đoản ngữ) miêu tả dùng để biểu đạt ý nghĩa tương đương với một từ của ngơn ngữ cơ sở.

Ví dụ:

Từ ngữ tiếng Anh Từ ngữ pidgin tương đương

Blood Blut (máu)

Fish Fis (cá)

Die Daj (chết)

Sun Lamp belongs Jesus (Ngọn đèn của Chúa Giê – su)

Friend Him brother belong me (Anh ta là anh em của tơi)

Piano Big bokus (box), you fight him be cry (Cái hộp lớn, bạn đánh nĩ sẽ khĩc) Can not do no can do (khơng thể làm)

Các từ ngữ của ngơn ngữ cơ sở khi trở thành từ ngữ của pidgin đều được đọc “bồi” dựa trên cách đọc của nguyên ngữ. Chẳng hạn, sau đây là một vài ví dụ về cách đọc các từ Pháp trong tiếng Việt ở thời kì thực dân Pháp:

Nĩ tí tí giỡn, nĩ tí tí noa. Nĩ măng giê moa, nĩ măng giê toa, nĩ măng gie tú”.

[36, tr.1-6] Ví dụ trên là câu chuyện vui miêu tả con hổ bằng một thứ ngơn ngữ hỗn hợp Pháp -Việt, trong đĩ các từ ngữ tiếng Pháp đều được đọc “bồi”.

Giơn: jaune: cĩ màu vàng

Noa: noir: cĩ màu đen Măng giê: manger: ăn

Moa: moi: tơi (Đại từ nhân xưng ngơi thứ nhất)

Toa: toi: Anh/ chị/ bạn/ (Đại từ nhân xưng ngơi thứ hai) Tú: tout: tất cả

Căn cứ vào những nét nghĩa trên, cĩ thể tạm dịch những câu nĩi “bồi” trên sang tiếng Việt như sau:

Nĩ vừa màu vàng, lại cĩ màu đen. Nĩ ăn thịt tơi. Nĩ ăn thịt anh. Nĩ ăn thịt tất cả (chúng ta)”

Tương tự như vậy là:

(1) Cút –xê đồng, mơng se pờ –ti Manh – tơ – nằng phi – ni pa –pa (Ngủ đi, con yêu mến

Bây giờ thơi hết khơng cịn cha)

(2) Ác – bờ - rơ ki pút - xờ, xuốc ki cun

Pi - e ki run, mác - cờ lơ tăng ki xê - cun, xê - cun (Cây mọc, suối chảy, đá lăn

Đánh dấu thời gian trơi đi thấm thốt, trơi đi thấm thốt)

[35, tr. 41]

™ Cĩ kết cấu ngữ pháp đơn giản (thường bỏ đi sự phối hợp về giống, số, cách). Nhiều khi ngữ pháp của pidgin như một thứ pha trộn giữa ngơn ngữ cơ sở (để tạo pidgin) với “ngơn ngữ mẹ đẻ” của người sử dụng.

Ví dụ 1:

Thời chiến tranh nha phiến, người Thượng Hải ở Trung Quốc thường hay nĩi “Two piecee book” (hai quyển sách). Cách nĩi này chịu ảnh hưởng của tiếng Hán. Vì tiếng Hán cũng như tiếng Việt, đều cĩ cách cấu tạo số giống nhau, nên “book” khơng cĩ “s”; “piece” được dùng nhiều lượng từ (hayloại từ) theo ngữ pháp tiếng Hán hay tiếng Việt. Cĩ thể thấy rõ điều này qua bảng so sánh sau đây”

Tiếng Anh Tiếng Hán Tiếng Việt Pidgin tương ứng

Two books Liang ben shu Hai quyển sách Two piecee book

Ví dụ 2: Trong một truyện tranh nổi tiếng của Papua Tân Ghi Nê cĩ những câu sau:

(a) Sapos you kalkai planti pinat, bai yu kamap strong olsem phantom. (b) Fantom, you pren tru bilongmi. Inap you ken help mi mi nau? (c) Fautom, em I go we?

Xét các trường hợp (a), (b), (c), ta thấy đây là những câu nĩi “bồi” được tạo nên từ tiếng Papuana địa phương và tiếng Anh, trong đĩ tiếng Anh đã được phiên âm theo cách đọc của người địa phương nhưng dựa vào mặt chữ ta vẫn cĩ thể đốn được nghĩa của chúng. Những câu pidgin trên cĩ thể được phiên chuyển sang tiếng Anh như sau:

(a’) If you eat plenty of peanuts, you will come up strong like the phantom. (Nếu anh ăn thật nhiều đầu vào, anh sẽ mạnh mẽ như một ác ma)

(b’) Phantom, you are a true friend of mine. Are you able to help me now? (Aùc ma oi, ngươi la một người bạn tốt của ta. Giờ đây ngươi cĩ sẵn lịng giúp đỡ ta khơng?)

(c’) Where did he go? (Anh ta đã đi về đâu?)

Ví dụ 3: Khi tìm hiểu những khu vực bán rau quả trong các chợ lớn ở thủ đơ Hà Nội, những nơi cĩ người nước ngồi ra vào mua bán, chúng ta cĩ thể nghe được những lời mời gọi những vị khách của các bà bán hàng bằng một thứ tiếng pha tạp Anh – Pháp được rút gọn ở mức cao nhất theo ngữ pháp tiếng Việt kiểu như:

(1)Ma dam, ma dam! Papay (2)Ma dam! La ghim ve ri chip

Ở hai trường hợp trên, những người đã từng học qua tiếng Pháp và tiếng Anh đều cĩ thể dễ dàng nhận diện các từ “ma dam”, “papay”, “la ghim”, vốn là những pidgin của các từ tiếng Pháp “ma dame” (quý bà), “papaye”( đu đủ), “legumé” (rau); cịn “ve ri chip” vốn là pidgin được tạo nên từ một cụm từ trong tiếng Anh “very cheap” (rất rẻ/ rẻ lắm). Từ đây, (1)(2) sẽ được diễn đạt theo cách hiểu của người Việt là:

(1)Mua đu đủ đi bà ơi!

(2)Bà ơi, mua rau đi, rẻ lắm!

Như vậy, với những đặc điểm nêu trên cĩ thể khẳng định rằng, pidgin

khơng cĩ khả năng đảm nhiệm được chức năng giao tiếp hồn hảo mà chỉ được sử dụng ở một phạm vi giao tiếp rất hạn hẹp. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu pidgin, phần đơng các học giả đều thống nhất ở ý kiến cho rằng pidgin

khơng phải là ngơn ngữ thực dân, khơng phải là ngơn ngữ bản địa, cũng khơng phải là ngơn ngữ giao tiếp cho số đơng và do đĩ pidgin chưa phải là ngơn ngữ, mà chỉ là một hiện tượng lai tạp, được xem như là phương tiện giao tiếp của hai hay nhiều nhĩm người khơng nĩi cùng một ngơn ngữ.

1.1.5.2.Creole 1.1.5.2.1.Khái niệm

Thuật ngữ creole cĩ nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha: crioulo vốn cĩ nghĩa là “một người cĩ nguồn gốc Châu Âu được sinh ra và lớn lên ở vùng thuộc địa”. Thuật ngữ này xuất hiện vào thế kỷ XVI, gắn liền với sự bành trướng về quyền lực và thương mại cũng như sự thành lập các nước thuộc địa của hải quân Châu Âu ở các châu lục Phi, Mỹ, dọc theo bờ biển Nam Á và Đơng Nam Á cho đến tận Philippin, Ấn Độ và Đại Tây Dương. Ban đầu, creole

chỉ được dùng để chỉ những người Châu Aâu da trắng ở thuộc địa, nhưng về sau, thuật ngữ này được dùng để chỉ cả những người bản địa nĩi creole.

Nếu như pidgin chưa được nhìn nhận là ngơn ngữ và chỉ được dùng để giao tiếp trong một một phạm vi rất hẹp thì creole lại chính là pidgin nhưng đã trở thành ngơn ngữ với chức năng giao tiếp khá hồn hảo và phạm vi giao tiếp tương đối rộng. Nĩi cách khác, pidgincreole là hai giai đoạn trong một quá trình đơn giản của sự phát triển của một ngơn ngữ được xem như là cơng cụ giao tiếp giữa hai hay nhiều nhĩm người khơng chung tiếng mẹ đẻ – ngơn ngữ lai tạp (franca langua).

Nguyễn Văn Khang [30, tr. 80] giải thích: “Thoạt đầu, trong một cộng đồng nĩi năng, pidgin cĩ thể mới chỉ được dùng trong một phạm vi rất hẹp. Dần dần số lượng người sử dụng tăng lên, tức là phạm vi giao tiếp chung bằng

con (con cái của họ) tiếp xúc với pidgin nhiều hơn so với ngơn ngữ khác (giao tiếp nĩi, nghe). Đến một giai đoạn nào đĩ, một cách tự nhiên, pidgin cĩ vị trí là tiếng mẹ đẻ đối với thế hệ sau (thế hệ tiếp theo này). Từ vị trí này, pidgin tiếp tục củng cố và phát triển. Kết quả là cĩ một creole thực sự thay “creole hĩa” (creolization) ngơn ngữ”.

Nhìn chung, việc pidgin trở thành creole gắn liền với việc mở rộng các bình diện từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Tuy nhiên sự chuyển hĩa này phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố xã hội. Trong tác phẩm “Language birth, the process of pidgination and creolization: The sociocultural context”- một cơng trình chuyên khảo về quá trình creole hĩa ở Papua Tân GhiNê (1988), nhà nghiên cứu W.A. Foley đã đưa ra kết luận rằng, diễn tiến của creole ở đơ thị rất khác ở nơng thơn. Ở đơ thị, do những người lớn xung quanh bọn trẻ như bố mẹ, bạn bè của bố mẹ chúng… nĩi nhiều thứ ngơn ngữ khác nhau nên cái gọi là ngơn ngữ giao tiếp chung (tức pidgin) đã trở thành ngơn ngữ thứ nhất của bọn trẻ. Ngược lại, ở nơng thơn, người ta thích dùng thổ ngữ làm ngơn ngữ giao tiếp chung. Lúc đầu pidgin chỉ là ngơn ngữ của những người da trắng qua lại buơn bán. Trong tiềm thức của bọn trẻ nơng thơn và ngay cả người lớn, pidgin là một thứ ngơn ngữ cĩ danh vọng cao. Từ đây nảy sinh những vấn đề mang tính xã hội; các bậc phụ huynh muốn con cái của họ cĩ tiền đồ nên đã thúc ép chúng học thứ ngơn ngữ giao tiếp chung này. Thậm chí, họ cịn cố tình khơng giao tiếp với con cái mình bằng thổ ngữ. Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc

creole hĩa ở nơng thơn. Bên cạnh đĩ, đơi khi việc creole hĩa ở nơng thơn lại do một nguyên nhân khác về ngơn ngữ. Đĩ là tình trạng số thổ ngữ cĩ hình thái cấu trúc phức tạp hơn nhiều pidgin dẫn đến việc bọn trẻ nhanh chĩng chuyển sang học và giao tiếp bằng pidgin.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của tiếng anh vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)