Thị trường thế giớ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 (Trang 66 - 68)

8. Ngành hàng Chăn nuô

8.2. Thị trường thế giớ

Sau khi phục hồi đáng kể vào năm 2005, thị trường thịt thế giới năm 2006 một lần nữa lại chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm. Xu hướng phát triển của thị trường thịt năm nay tiếp tục phản ánh những lo ngại của người tiêu dùng do dịch cúm gia cầm bùng phát trên toàn thế giới cùng lệnh cấm liên quan tới bệnh bò điên đối với thịt bò Bắc Mỹ và bệnh lở mồm long móng đối với xuất khẩu thịt đỏ của Nam Mỹ (gồm thịt bò, thịt cừu và thịt lợn) Từ cuối năm 2005 đến hết quý I năm 2006, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở gần 40 quốc gia vốn chưa từng có. Nhiều nước trong số những nước tiêu thụ và nhập khẩu gia cầm lớn thuộc châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Con số hơn 224 người mắc bệnh và khoảng hơn một nửa số này thiệt mạng đã gây tác động mạnh tới người tiêu dùng và nhiều nước đã ban hành lệnh cấm. Những thay đổi trong tiêu dùng, tránh xa thịt gia cầm đã làm giá của mặt hàng này giảm mạnh - ảnh hưởng sâu sắc tới biến động thị trường thịt chung của toàn thế giới năm 2006.

Trái với năm 2005 - thời điểm chỉ số giá thịt của FAO đạt mức đỉnh trong gần 15 năm qua lên 126 điểm, giá thịt gia cầm đã giảm mạnh đầu năm nay xuống còn 112 điểm. Trong khi chỉ số giá thịt gia cầm giảm 22 điểm kể từ tháng 10/2005, giá thịt bò tiếp tục duy trì ở mức cao do lệnh cấm tiếp tục được áp dụng đối với thịt bò xuất khẩu của Bắc và Nam Mỹ. Dự kiến trong năm 2006, nguồn cung thịt gia cầm sẽ lớn tiếp tục kéo giá thịt giảm xuống. Mặc dù vậy, những hạn chế trong nguồn cung xuất khẩu thịt bò dự kiến sẽ hỗ trợ ít nhiều cho giá của mặt hàng này trong năm nay

Tổng quan thị trường thịt thế giới quý I:

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Mức thay đổi so với năm 2005 Sản xuất 260,3 268,1 272,5 1,6 Thịt bò 63,1 64,3 65,9 2,5 Gia cầm 78,9 81,9 81,0 -1,1 Thịt lợn 100,4 103,7 107,0 3,2 Thịt cừu 12,7 13,0 13,3 2,6 Thương mại 19,0 20,5 20,7 0,6 Thịt bò 6,1 6,5 6,7 2,9 Gia cầm 7,5 8,3 8,0 -3 Thịt lợn 4,5 4,7 4,9 3,2 Thịt cừu 0,7 0,8 0,81 4,2

Theo số liệu của USDA, xuất khẩu thịt lợn Mỹ trong tháng 4/06 tiếp tục khả quan, với tỷ lệ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2005. Khối lượng xuất trong tháng 4/06 chiếm 15,9% sản lượng thịt lợn của Mỹ tháng này, và là tỷ lệ cao nhất trong một tháng. Xuất khẩu thịt bò của Mỹ tăng đáng kể, trong tháng 10 đạt 58.270 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng 9 và tăng 35,7% so với tháng 10 năm 2005. Mexico là nước nhập khẩu lớn nhất thịt bò của Mỹ, chiếm khoảng 57% lượng xuất khẩu thịt bò của Mỹ. Năm nay tổng sản lượng xuất sang Mexico đạt 307.578 triệu tấn, tăng 38% so với năm 2005. Thịt bò từ Mỹ cũng xuất sang Canada trong tháng 10 đã giảm 10% so với tháng 9. Tuy nhiên so với năm 2005 thì năm 2006 xuất khẩu sang thị trường Canada tăng gấp hai lần. Ngoài ra, Ai-Cập cũng là nước nhập khẩu thịt bò với số lượng đáng kể từ Mỹ, trong tháng 10 năm nay Mỹ đã xuất khẩu 8.561 triệu tấn thịt bò sang Ai-Cập tăng 40,8% so với tháng 9 cùng năm.

Tổng sản lượng thịt lợn trong tháng 8 đạt 1,77 tỷ bao (8,03 triệu tấn), tăng 1% so với cùng kỳ năm 2005. Số lượng lợn giết mổ là 9,09 triệu con, tăng 1% so với tháng 8 năm 2005. Trong lượng hơi trung bình là 263 bao (119,4 kg)/con, cao hơn 1 bao (0,454 kg).

Sản lượng thịt đỏ tại Mỹ trong tháng 8 đạt 4,24 tỷ bao (tương đương 1,92 triệu tấn), tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thịt bò đạt 2,44 tỷ bao (1,10 triệu tấn), tăng 5% so với cùng kỳ năm 2005. Tổng sản lượng thịt bê tháng 8 đạt 14,2 triệu bao (6,44 ngàn tấn), tăng 4% so với cùng kỳ năm 2005.

Theo nguồn tin Poultrysite, tính tới ngày 1/7/06, các nhà sản xuất nông nghiệp Nga ước tính đã có 22,8 triệu đầu con trâu bò, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong số này

gồm 9,6 triệu con bò, giảm 5.6%. Số lượng lợn đạt 15,3 triệu đầu con, tăng 4,7%, số lượng cừu và dê đạt 21 triệu con, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2005. Trong nửa đầu năm nay, các nhà sản xuất nông nghiệp Nga đã sản xuất được khoảng 3,2 triệu tấn gia súc và gia cầm cho giết mổ (trọng lượng hơi), 15,4 triệu tấn sữa và 19,1 tỷ quả trứng.

Nhật Bản mở lại thị trường nhập khẩu thịt bò từ Mỹ, trong tháng 8, lượng thịt bò Nhật Bản nhập khẩu từ nước này chỉ 105 tấn. Số này rất nhỏ so với năm 2003, trước lúc phát hiện bệnh bò điên tại Mỹ, mỗi tháng Nhật Bản đã nhập từ 22.000 – 25.000 tấn. Dự tính năm 2006 Nhật Bản sẽ nhập từ Mỹ khoảng 15.000 tấn thịt bò.

Vào đầu tháng 7, Uỷ ban châu Âu (EC) đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm hỗ trợ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc chiến chống cúm gia cầm. EC đã gia hạn lệnh cấm nhập khẩu gia cầm sống từ các nước thứ ba cho tới 31/12/2006. Trong khi đó lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan vào EU vẫn có hiệu lực cho tới 31/12/07, do virút H5N1 gây cúm gia cầm vẫn xuất hiện ở Đông Nam Á.

Trong khi đó, những quy định mới của Nhật đối với thịt lợn nhập khẩu đang gây khó khăn cho ngành thịt lợn Mỹ. Theo đó, thịt nhập khẩu sẽ được kiểm tra kỹ hơn, và một số nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ phải thay đổi nguồn thức ăn cho lợn. Những quy định mới này thay đổi giới giạn phần bã tối đa của tất cả các hàng hóa thực phẩm đối với 799 phụ gia thức ăn, thuốc thú y và hóa chất nông nghiệp. Tiêu chuẩn trước đây chỉ giới hạn ở 283 chất. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất sẽ phải dừng cho gia súc ăn những phụ gia này trong thời gian lâu hơn trước khi đem đi giết mổ để có thể đạt được những tiêu chuẩn mới.

Những quy định này của Nhật dựa trên chuẩn mực quốc tế do Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên Hợp quốc và Tổ chức y tế thế giới xây dựng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong khi đó các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ tuân theo tiêu chuẩn quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ nên có sự khác biệt đối với một số mặt hàng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 (Trang 66 - 68)