3. Ngành hàng Mía đường
4.2. Tình hình thị trường trong nước:
Tính đến hết tháng 9/2006, chè hiện đang đứng thứ 7 về kim ngạch xuất khẩu trong các mặt hàng nông sản, sau gạo, cao su, cà phê, hạt điều, rau quả và hạt tiêu. Tính đến hết tháng 9/2006, kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam đạt 77,5 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 2% tổng giá trị nông sản xuất khẩu.
Tính đến hết tháng 9/2006, tổng lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 74 nghìn tấn, tương đương với 77,5 triệu USD, tăng 30,7% về lượng và 28,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo năm 2006 sẽ là năm đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vượt ngưỡng 100 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có thể được kể tới là Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Irắc, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.
Tuy nhiên, hiện nay chè của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, khâu chế biến lại thiếu tiêu chuẩn, ăn bớt công đoạn nên giá trị xuất khẩu thấp. Ngay cả trên những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Nga, chè Việt Nam vẫn ít được người tiêu dùng biết đến do chủ yếu được nhập khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Thương hiệu chè “Vinatea” của Tổng Công ty chè Việt Nam vẫn chưa thực sự khẳng định được uy tín cho chè đen xuất khẩu.
Tại thị trường Trung Quốc, chè của Việt Nam chưa có được thị phần và thương hiệu, chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu thô nên giá trị xuất khẩu thấp. Về chất lượng thì mặt hàng chè của Việt Nam rất có uy tín, tuy nhiên do mới chỉ xuất khẩu nguyên liệu nên chưa được người tiêu dùng Trung Quốc biết đến nhiều. Các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu về chế biến và bán với giá cao hơn nhiều.
Hơn nữa, theo nhân đinh của Hiệp hội Chè Việt Nam, hiên nay có quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè sang cùng một thị trường. Đây là một trong những lý do làm giá chè của ta luôn thấp hơn so với các nước khác và chất lượng chè không được ổn định. Hiện bắt đầu
có sự mất cân đối về khả năng cung cấp nguyên liệu chè và sự bùng nổ của các nhà máy chế biến chè. Tổng công suất chế biến của tất cả các cơ sở sản xuất đạt gấp hai lần tổng sản lượng nguyên liệu, thậm chí có địa phương nguyên liệu chỉ đáp ứng 30% năng lực chế biến, dẫn đến tình trạng tranh mua nguyên liệu gay gắt.
Xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống như Đài Loan, Pakistan, Malaysia, Nga. Điều này có nghĩa là công tác đa dạng hóa thị trường, mở rộng thị trường của ngành chè chưa tiến triển. Một số thị trường từ chối không nhập khẩu chè Việt Nam như Ailen, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp, Thái Lan và Thụy Điển. Số thị trường coi là tiềm năng trong năm nay rất ít ỏi.
Xét về cơ cấu sản phẩm, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 79% và 1% là chè các loại khác. Tuy nhiên, giá trị xuât khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, một mặt do giá chè chung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do phẩm cấp chè Việt Nam chưa cao, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại. Hơn nữa, thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu là chính.
Tuy nhiên, xét về mặt giá xuất khẩu, hiện giá chè của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới. Đơn giá xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 55- 70% so với giá của nhiều nước tuỳ theo mặt hàng chè. Giá chè bình quân 9 tháng đầu năm nay đạt 1.051 USD/tấn, giảm so cùng kỳ năm trước khoảng 2%.